Sử dụng Doping trong bóng đá và chế tài xử phạt

Chủ đề   RSS   
  • #591818 29/09/2022

    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1195)
    Số điểm: 8720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Sử dụng Doping trong bóng đá và chế tài xử phạt

    Trong lịch sử bóng đá nước nhà đã ghi nhận nhiều trường hợp các cầu thủ có sử dụng chất kích thích trước khi thi đấu để nhằm phát huy sức mạnh thể chất, tinh thần hơn và theo quy định thì việc sử dụng chất kích thích, hoặc phương pháp bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao là hành vi bị cấm.

    Do đó, nếu sử dụng thì chế tài được đặt ra như thế nào là vấn đề có thể nhiều người đặc biệt dưới góc độ người hâm mộ và khan giả trong bộ môn bóng đá, một môn thể thao vua.

    Tại Điều 10 Luật Thể dục, Thể thao 2006 được bổ sung bởi Điểm b Khoản 2 Điều 1 Luật Thể dục, thể thao sửa đổi 2018 quy định những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thể dục, thể thao như sau:

    1. Lợi dụng hoạt động thể dục, thể thao để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người. Hoạt động thể dục, thể thao trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc.

    2. Sử dụng chất kích thích, phương pháp bị cấm trong tập luyện và thi đấu thể thao.

    3. Gian lận trong hoạt động thể thao.

    4. Bạo lực trong hoạt động thể thao.

    5. Cản trở hoạt động thể dục, thể thao hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

    6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm sai lệch kết quả thi đấu thể thao.

    7. Tổ chức đặt cược thể thao trái phép; đặt cược thể thao trái phép.

    Theo Điều 6 Nghị định 46/2019/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về sử dụng chất kích thích trong tập luyện, thi đấu thể thao như sau:

    1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất kích thích thuộc Danh mục bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao.

    2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi bao che, tổ chức cho vận động viên sử dụng chất kích thích thuộc Danh mục bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao.

    3. Hình thức xử phạt bổ sung:

    a) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

    b) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản.2 Điều này.

    4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    Buộc hủy bỏ kết quả thi đấu thể thao, kết quả tuyển chọn vận động viên vào đội tuyển thể thao, trường năng khiếu thể thao, thành tích thi đấu thể thao đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

    Căn cứ Khoản 2 Điều 5 Nghị định 46/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:

    2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10, khoản 2 Điều 11, các Điều 13,14,16, khoản 2 Điều 17 và khoản 2 Điều 20 của Nghị định này. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần đối với cá nhân.

    Như vậy, theo quy định trên thì người tham gia thi đấu thể thao sử dụng chất kích thích là hành vi bị cấm. Doping cũng là một chất kích thích bị cấm trong quá trình tham gia thi đấu thể thao.

    Trường hợp cầu thu đã sử dụng Doping để tham gia thi đấu sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Ngoài ra, sẽ bị đình chỉ việc tham gia thi đấu từ 01 tháng đến 03 tháng.

     
    699 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danluan123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/09/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #591830   29/09/2022

    vuthienan134
    vuthienan134
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (352)
    Số điểm: 3840
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    Sử dụng Doping trong bóng đá và chế tài xử phạt

    Cảm ơn những chia sẻ của tác giả. Trở thành một vận động viên nổi tiếng trong bóng đá nói riêng và các môn thể thao khác nói chung đều là mong muốn của những vận động viên. Có những vận động viên đi lên bằng chính khả năng của mình nhưng có những vận động viên vì tham vọng chổ đứng nên dùng Doping để tăng sức mạnh trong quá trình tham gia thi đấu. Mức phạt hiện tại là hợp lý, tước quyền thi đấu từ 01 tháng đến 03 tháng cũng hợp lý. Tuy nhiên, nghĩa vụ về pháp luật hoàn thành xong nhưng lòng tin với người hâm mộ thì khó khôi phục.

     
    Báo quản trị |