Sử dụng con để uy hiếp vợ người cha có thể bị phạt tù

Chủ đề   RSS   
  • #535091 16/12/2019

    Linhngo99
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2019
    Tổng số bài viết (195)
    Số điểm: 1803
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 234 lần


    Sử dụng con để uy hiếp vợ người cha có thể bị phạt tù

     

    Quan hệ trong hôn nhân và gia đình là những quan hệ về nhân thân và tài sản phát sinh giữa vợ chồng, cha mẹ và con, được pháp luật bảo vệ và được điều chỉnh bởi Luật hôn nhân và gia đình.

    Sử dụng hình ảnh con trai trái phép để uy hiếp vợ quay lại chồng có thể bị phạt tù

    Vậy khi mối quan hệ vợ chồng xảy ra mâu thuẫn, dẫn đến ly hôn. Để níu kéo vợ mà người chồng đã sử dụng con cái để uy hiếp vợ quay lại thì trong trường hợp này hành vi của người chồng có hợp pháp không? nếu vi phạm có thể bị pháp luật xử lý như thế nào? Cụ thể mời các bạn tham khảo tình huống thực tế sau:

    Vì chồng thường xuyên nhậu xỉn và bạo hành vợ con. Nên chị T đã gửi đơn ra tòa để yêu cầu ly hôn. Nhưng, người chồng không đồng ý, vì muốn vợ quay lại hàn gắn quan hệ vợ chồng, nên đã sử dụng con trai bắt uống rượu, sau đó quay clip gửi cho vợ buộc chị T phải nghe lời và quay lại chung sống. Đoạn clip được chị T cung cấp cho người thân để đăng tải lên mạng. Được biết, sau khi đăng tải đoạn clip trên người cha để lại đứa con cho bà nội chăm sóc và bỏ trốn. 

    Theo đó, xét hành vi của người cha theo đoan clip trên cho thấy hành vi này của người cha đã vi phạm ít nhất 2 trong 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em, bao gồm sống còn, bảo vệ, phát triển và tham gia, vì vậy:

    * Xét về xử phạt hành chính: 

    Căn cứ Khoản 9 Điều 6 Luật trẻ em 2016 quy định nghiêm cấm hành vi cho trẻ sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất gây nghiện ,…

    Do đó, mức phạt đối hành với hành vi này: Căn cứ Khoản 2 Điều 25 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em quy định về hành vi dụ dỗ, lôi kéo trẻ em, cho trẻ em sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ em sẽ bị xử phạt 5-10 triệu đồng, cụ thể:

    “2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đánh bạc, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ em;

    b) Bán cho trẻ em, cho trẻ em sử dụng rượu, bia, chất kích thích khác có hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ em.” 

    * Xét về hình sự:

    Hành vi của người cha ở trên còn có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự về Tội hành hạ người khác, cụ thể:

    Căn cứ Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Hành vi này có thể bị phạt tù từ 1 đến 3 năm nếu phạm tội với người dưới 16 tuổi.

    “Điều 140. Tội hành hạ người khác

    1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

    a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11% trở lên”

    Do đó, hành vi của người cha trong trường hợp này có thể bị phạt tù đến 3 năm với hành vi làm nhục người khác theo quy định nêu trên.

    Bài viết liên quan:

    >>> Hành vi bạo lực gia đình là căn cứ để đơn phương ly hôn ?

    >>> Những cơ quan có nghĩa vụ bảo vệ quyền trẻ em

    >>> Toàn bộ thủ tục thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn

    Cập nhật bởi Linhngo99 ngày 16/12/2019 09:47:38 SA
     
    2453 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận