'Sống thử " với tiền thật

Chủ đề   RSS   
  • #540938 11/03/2020

    KieuOanhBP

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/03/2020
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    'Sống thử " với tiền thật

    Hiện nay một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ đang sống thử với người mà họ cho là người mình yêu hoặc người yêu mình. Tất nhiên trong tình yêu, giai đoạn nào cũng đẹp, giai đoạn nào cũng sẽ có đắng cay ngọt bùi nhưng đắng nhất là giai đoạn sau yêu hay còn gọi là hậu chia tay.

    Người đời nói rằng “yêu là chết ở trong lòng một ít” có lẽ khái niệm đó đúng bởi thực thế cho thấy khi yêu người ta “chết ở trong lòng” nhiều hơn một ít nên đôi lúc chúng ta tưởng như khi yêu con người bị điếc hoặc mù hoặc đại khái là như vậy.

    Vì sao lại nói như thế? Bởi khi yêu con người ta trở nên mù quáng, không còn phân biệt được đâu là địch đâu là ta. Dẫn tới việc lý trí bị mất kiểm soát và có những suy nghĩ sai lệch trong khi yêu nhất là vấn đề hợp thức hóa tài sản, biến tài sản riêng của cá nhân thành tài sản chung của cả địch và cả chính mình. Cho đến khi “chúng ta không hợp nhau nữa mình chia tay đi” thì lúc đó cái “thật” mới lòi ra chính là “tiền”.

    Tiền nếu trong thời kỳ hôn nhân mà cả vợ và chồng không có thỏa thuận về chế định tài sản trong thời kỳ hôn nhân thì mặc nhiên tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung trừ các loại tài sản được tặng riêng, cho riêng trước hôn nhân hoặc trong thời kỳ hôn nhân mà kéo dài đến hiện tại. Rơi vào trường hợp như vậy nếu ly hôn thì việc chia đôi sẻ nửa là việc hết sức bình thường và còn được pháp luật bảo hộ. Tuy nhiên nếu rơi vào trường hợp các bạn trẻ mới tìm hiểu mà “góp gạo thổi cơm chung” trong giai đoạn sống thử cho đến lúc đường ai nấy đi thì sẽ được pháp luật xử lý như thế nào?

     “Sống thử” không phải là một thuật ngữ pháp lý và cũng chưa có quy định pháp luật nào điều chỉnh vấn đề này. Hiện nay, Luật hôn nhân và gia đình mới chỉ có quy định về việc không công nhận là vợ chồng hoặc không  phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng nếu như nam nữ chung sống với nhau mà không có đăng ký kết hôn mà chưa đưa thuật ngữ “sống thử” vào chế định hôn nhân và gia đình theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Tuy nhiên vấn đề về giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được quy định tại Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 với nội dung như sau:

     Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

     Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

    Theo đó từ việc “sống thử” và chia tay dẫn đến tranh chấp Dân sự sẽ được xử lý theo quy định tại Bộ Luật Dân Sự 2015 hay nói một cách khác hơn là “Dân sự hóa tình yêu” – sống thử với tiền thật.

    Cập nhật bởi KieuOanhBP ngày 11/03/2020 09:38:40 CH
     
    2595 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KieuOanhBP vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/03/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #581649   25/03/2022

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    'Sống thử " với tiền thật

     Tuổi trẻ hiện tại khi yêu nhau thì đa số đều “sống thử”. Họ cho rằng trước khi kết hôn cần như vậy để xác định xem sau khi kết hôn thì cuộc sống chung của cả hai có được “màu hồng” như khi yêu nhau không? Họ ngại đăng ký kết hôn vì sợ phải ly hôn, nhưng họ lại không nghĩ những hệ lụy phát sinh sau khi sống thử như vậy sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống mình như thế nào?
     
     
    Báo quản trị |  
  • #582275   30/03/2022

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1958)
    Số điểm: 13038
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Bài viết mặc định rằng sau khi sống thử sẽ là chia tay nên có những ý kiến tiêu cực như vậy. Quan điểm của mình thì cái gì cũng có hai mặt của vấn đề, việc sống thử cũng có những mặt lợi của nó khi hai người có thể hiểu nhau hơn, tránh hôn nhân đổ vỡ sau này cũng nhưng san sẻ khó khăn với nhau trong cuộc sống. Mặt khác, việc sống thử chủ yếu là các bạn sinh viên, đã đủ tuổi chịu trách nhiệm với hành vi của mình nên các bạn phải tự hiểu được những rủi ro mà mình có thể gặp phải từ đó quyết định.

     
    Báo quản trị |