Sống thử hay chung sống với nhau trước hôn nhân là một cụm từ thường được báo chí Việt Nam, đặc biệt là báo mạng, dùng để chỉ một hiện tượng xã hội, theo đó các cặp đôi có tình cảm về sống chung với nhau như vợ chồng, nhưng không tổ chức hôn lễ cũng như đăng ký kết hôn. Vậy, giữa việc sống thử và hôn nhân có đi đôi với nhau không?
Việc những đôi nam nữ sống chung như vợ chồng không có đăng ký kết hôn. Sau một thời gian, nếu thấy phù hợp thì họ tiến tới hôn nhân chính thức, sẽ đăng ký kết hôn theo pháp luật. Còn nếu thấy không phù hợp, họ sẽ chia tay nhau, không cần đến pháp luật. Người ta gọi đó là “sống thử”.
Liệu, khi sống thử như vợ chồng của các cặp đôi của giới trẻ có tiến tới hôn nhân hay không và pháp luật có quy định về việc này không?
Hiện nay, Luật hôn nhân và gia đình chưa có quy định nào về việc công nhận việc sống thử vào chế định của hôn nhân và gia đình theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Tuy nhiên, nếu được tiến tới hôn nhân thì là niềm vui của mọi người, nhưng nếu chia tay nhau thì việc tài sản chung của 2 người khi sống chung với nhau như vợ chồng có được giải quyết hay không? Và sẽ giải quyết như thế nào?
Tại Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về vấn đề này với nội dung quy định như sau:
- Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
Như vậy, việc sống thử với nhau chỉ được Luật công nhận như hành vi sống chung như vợ chồng chứ không giống như việc 2 người đã kết hôn với nhau. Cho nên, giữa việc sống với nhau và việc kết hôn với nhau là hoàn toàn khác nhau và cơ hội để 2 điều đó gắn liền với nhau là rất mỏng manh.