Trong bản tuyên ngôn độc lập năm 1945 khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết: “…tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do…”.
Tuy nhiên, cách hiểu về “sống” là quyền hay nghĩa vụ thì còn nhiều tranh cải, và có nhiều quan điểm khác nhau:
Có quan điểm cho rằng: Sống là quyền, mà đã là quyền thì con người có quyền chọn sống hoặc không chọn sống.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Sống là nghĩa vụ, tức là họ buộc phải sống, sống tốt và không được quyền từ bỏ cái sự sống đó.
Còn quan điểm thứ ba lại cho rằng: Sống vừa là quyền vừa là nghĩa vụ, tức là con người được quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do những cũng phải có nghĩa vụ duy trì sự sống đó.
Mọi thứ tồn tại trên đời âu cũng có cái lý riêng của nó, bởi vậy tôi không bác bỏ mà chỉ nêu ra quan điểm cá nhân của mình trong bài viết này.
“QUYỀN” và “NGHĨA VỤ” là hai khái niệm tách bạch nhau, không chồng lấn lên nhau, cụ thể như sau:
QUYỀN: là cái mà con người ta có và họ được tự quyết sử dụng hay không sử dụng nó.
NGHĨA VỤ: là điều bắt buộc con người đó phải thực hiện.
Vì vậy, không có trường hợp vừa là quyền lẫn nghĩa vụ chồng chéo lên nhau, đã là quyền thì không phải là nghĩa vụ và ngược lại.
Vì thế sống chỉ là quyền hoặc nghĩa vụ.
Quay lại tuyên ngôn độc lập 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì: “…dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do…”.
Mặt khác, theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành thì người tự tử không bị coi là hành vi phạm tội và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bởi vậy, có thể khẳng định sống là quyền.
Một khi cho rằng sống là quyền thì con người có quyền sống hoặc từ bỏ sự sống đó. Mọi hành vi làm cản trở lại quyền thiêng liêng này là vi phạm quyền con người và chuẩn mực đạo đức xã hội.
Vì thế, cơ quan lập pháp nên nhìn nhận và xem xét lại quyền sống trong câu chuyện người bị bệnh hiểm nghèo muốn từ bỏ sự sống này.
Hiện tại pháp luật Việt Nam hạn chế “quyền sống” này của con người, họ không được phép nhờ người khác từ bỏ giúp mình sự sống này. Bởi vậy, khi họ nhờ người khác giúp đỡ mình chấm dứt sự sống, nếu người đó thực hiện thì bị coi là vi phạm pháp luật. Liệu điều này có phù hợp với thực tiễn hay không?
Một lần nữa lại nhắc đến Bản tuyên ngôn độc lập 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có đề cập “quyền sung sướng”. Vậy sung sướng là gì?
Sung sướng là một phạm trù trừu tượng mang tính lịch sử và con người. Nghĩa là, trong từng thời kỳ, hoàn cảnh xã hội khác nhau; cũng như tùy thuộc vào mỗi người thì khái niệm sung sướng được hiểu không giống nhau.
Nên xã hội và pháp luật cần phải tôn trọng và bảo vệ quyền sung sướng của mỗi người. Ai đó xem sự sống đang hiện hữu của mình không tạo nên sự sung suớng cho mình mà thấy rằng việc từ bỏ cái sống đó mới là sung sướng thì họ được quyền đấy.
Kết luận: Nhà lập pháp nên hợp pháp hóa quyền sống nói chung và quyền sống của những người bị bệnh hiểm nghèo nói riêng để từ đó có chính sách đúng đắn trong Luật An tử của nước nhà.
Theo nhà bác học Albert Einstein thì: “Không có bóng tối mà chỉ có ánh sáng”. Bởi vậy, theo tôi không có quyền chết, mà là quyền sống trong quyền sống có quyền được sống và quyền từ bỏ sự sống đó. Nên bài viết này không đề cập đến khái niệm “chết”.
Rất mong nhận được ý kiến phản hồi từ CỘNG ĐỒNG DÂN LUẬT!
Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 25/04/2013 08:54:37 CH
L