Sống chung nhưng không đăng ký kết hôn thì chia tài sản thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #616581 20/09/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 498 lần


    Sống chung nhưng không đăng ký kết hôn thì chia tài sản thế nào?

    Nam nữ sống chung nhưng không hoặc chưa đăng ký kết hôn thì có thể xem là chung sống như vợ chồng. Vậy khi không còn chung sống với nhau nữa thì tài sản được chia như thế nào? 

    Sống chung nhưng không đăng ký kết hôn thì tài sản chung có được coi là tài sản hình thành trong hôn nhân không?

    Theo khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: 

    - Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

    - Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

    Mà theo khoản 13 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân.

    Như vậy, chỉ khi đăng ký kết hôn rồi thì tài sản chung của hai người mới được tính là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân. Không đăng ký kết hôn thì chỉ là tài sản chung theo quan hệ pháp luật dân sự thông thường.

    Sống chung nhưng không đăng ký kết hôn thì chia tài sản thế nào?

    Theo Khoản 1 Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

    - Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định, chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. 

    - Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật hôn nhân và gia đình 2014.

    Theo đó, Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:

    - Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    - Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

    Vậy, theo Điều 219 Bộ luật dân sự 2015 quy định về phân chia tài sản chung như sau:

    - Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung:

    + Nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó;

    + Khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.

    - Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

    Như vậy, khi sống chung mà không đăng ký kết hôn thì tài sản riêng vẫn là tài sản riêng của mỗi người và không bị ràng buộc bởi các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, còn tài sản chung thì sẽ được chia theo thoả thuận, nếu không thoả thuận được thì chia theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 như trên.

    Đang có vợ, chồng nhưng sống chung với người khác không đăng ký kết hôn được không?

    Theo khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về các hành vi bị cấm để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau:

    - Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

    - Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

    - Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

    Theo đó, hành vi đang có vợ, chồng mà sống chung với người khác, dù không đăng ký kết hôn thì cũng bị cấm vì đây là vi phạm quy định về chế độ hôn nhân một vợ một chồng.

    Người vi phạm có thể bị phạt hành chính theo Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng.

     
    1084 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận