So sánh thẩm quyền của Toà án nhân dân tối cao và Toà án nhân dân cấp cao theo quy định mới

Chủ đề   RSS   
  • #516431 02/04/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    So sánh thẩm quyền của Toà án nhân dân tối cao và Toà án nhân dân cấp cao theo quy định mới

    >>>Phân biệt "Chánh án' và "Chánh tòa"

     

    Điểm mới nổi bật của hệ thống tòa án Việt kể từ khi Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014 (Luật TCTAND) có hiệu lực (ngày 1/6/2015), đó chính là sự bổ sung của cấp Toà án nhân dân cấp cao. Như vậy, Tòa án nhân dân cấp cao là một cấp tòa mới được quy định trong Luật TCTAND (trước đây, hệ thống tòa án chỉ có ba cấp là Tòa án tối cao, Tòa án tỉnh và Tòa án huyện).

    Theo đó, Toà án nhân dân tối cao và Toà án nhân dân cấp cao có một số khác biệt như sau:

    TIÊU CHÍ

    TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

    TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO

    VỊ TRÍ

    Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Tòa án nhân dân cấp cao là cấp tòa phía dưới của tòa án nhân dân tối cao. (Thực chất Tòa án nhân dân cấp cao là sự chia sẻ bớt quyền lực của Tòa án nhân dân Tối cao)

    NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN

    -  Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

    - Giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định.

    -  Tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.

    -  Đào tạo; bồi dưỡng Thẩm phán, Hội thẩm, các chức danh khác của Tòa án nhân dân.

    -  Quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức theo quy định của Luật này và các luật có liên quan, bảo đảm độc lập giữa các Tòa án.

    - Trình Quốc hội dự án luật, dự thảo nghị quyết; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo quy định của luật.

     

     - Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

    - Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

     

    CƠ CẤU TỔ CHỨC

    - Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao gồm:

    a) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Trong đó,

    + Gồm Chánh án, các Phó Chánh án Tòa nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

    + Số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không dưới mười ba người và không quá mười bảy người;

    b) Bộ máy giúp việc;

    c) Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

    - Tòa án nhân dân tối cao có: Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác, viên chức và người lao động.

     

    - Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao gồm:

    a) Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao. Trong đó,

    +  Gồm Chánh án, các Phó Chánh án là Thẩm phán cao cấp và một số Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao.

    + Số lượng thành viên Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao không dưới mười một người và không quá mười ba người.

    b) Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên.

    Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

    c) Bộ máy giúp việc.

    - Tòa án nhân dân cấp cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.

     

    MÔ HÌNH TỔ CHỨC XÉT XỬ

     - Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 05 Thẩm phán hoặc toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

    - Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 03 Thẩm phán hoặc toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao.

     

    Cập nhật bởi lanbkd ngày 02/04/2019 03:13:40 SA
     
    20065 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận