Trong lĩnh vực pháp lý, khái niệm cá nhân và pháp nhân được sử dụng phổ biến để chỉ các chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật.
Việc hiểu rõ sự giống và khác biệt giữa cá nhân và pháp nhân là cần thiết để có thể áp dụng đúng đắn các quy định pháp luật trong thực tiễn. Bài viết này sẽ phân tích sự khác nhau giữa cá nhân và pháp nhân.
Cá nhân và pháp nhân là hai khái niệm quan trọng trong pháp luật dân sự. Cá nhân chỉ con người cụ thể, trong khi pháp nhân chỉ các tổ chức, doanh nghiệp được thành lập hợp pháp và có tư cách pháp nhân.
Cả hai đều có quyền và nghĩa vụ pháp lý riêng biệt, song có những điểm giống và khác nhau đáng lưu ý.
(1) Điểm giống nhau của cá nhân và pháp nhân
- Chủ thể của quan hệ pháp luật: Cả cá nhân và pháp nhân đều là chủ thể của các quan hệ pháp luật dân sự. Họ có quyền tham gia vào các giao dịch dân sự, thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật.
- Quyền sở hữu tài sản: Cá nhân và pháp nhân đều có quyền sở hữu, sử dụng và định đoạt tài sản theo quy định pháp luật.
- Trách nhiệm pháp lý: Cá nhân và pháp nhân đều phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật hoặc gây thiệt hại cho người khác.
(2) Sự khác nhau giữa cá nhân và pháp nhân
Đặc điểm
|
Cá nhân
|
Pháp nhân
|
Khái niệm
|
Cá nhân là con người cụ thể từ khi sinh ra cho đến khi chết đi và tồn tại trong một tập thể hoặc trong một cộng đồng xã hội.
Cá nhân là chủ thể phổ biến của các giao dịch dân sự.
|
Pháp luật không quy định cụ thể định nghĩa nhưng pháp nhân có thể hiểu là 01 tổ chức đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Được thành lập theo quy định của pháp luật dân sự.
-Có cơ cấu tổ chức.
-Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình,
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
|
Năng lực trách nhiệm dân sự
|
Theo Điều 16 BLDS năm 2015: Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.
|
Theo Điều 86 BLDS năm 2015: Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp BLDS, luật khác có liên quan quy định khác.
Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.
Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.
|
Năng lực hành vi
|
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo Điều 19 BLDS năm 2015
|
Theo Điều 86 BLDS năm 2015: Có từ khi thành lập, phụ thuộc vào quy định của điều lệ hoặc pháp luật
|
Phân loại
|
-Pháp nhân thương mại
-Pháp nhân phi thương mại
|
-Người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
-Người mất năng lực hành vi dân sự
-Người chỉ có một phần năng lực hành vi dân sự: Có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, Hạn chế năng lực hành vi dân sự
|
Thời điểm kết thúc
|
Khi cá nhân chết
|
Căn cứ theo Điều 93 BLDS năm 2015: Khi bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật
|
Tài sản
|
Thuộc sở hữu cá nhân, trách nhiệm vô hạn với tài sản cá nhân
|
Tài sản riêng, trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi tài sản của pháp nhân
|
Quốc tịch
|
Được thành lập theo pháp luật Việt Nam thì là pháp nhân Việt Nam
|
Có thể mang 1 quốc tịch hoặc nhiều quốc tịch
|
Xem và tải bảng sự biệt cá nhân và pháp nhân:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/1/su-khac-biet-giua-ca-nhan-va-phap-nhan.png.docx
Tóm lại, trên đây là điểm giống và sự khác nhau giữa cá nhân và pháp nhân. Việc hiểu rõ sự giống và khác biệt giữa cá nhân và pháp nhân là rất quan trọng trong việc thực thi pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan.