So sánh “Phòng vệ chính đáng” và “Tình thế cấp thiết”

Chủ đề   RSS   
  • #506006 30/10/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    So sánh “Phòng vệ chính đáng” và “Tình thế cấp thiết”

    GIỐNG NHAU

    - Thực hiện hành vi với mục đích đảm bảo lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác.

    - Đều là tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi nên trong cả dân sự hay hình sự thì hai trường hợp này đều không khiến người gây thiệt hại bị truy cứu trách nhiệm.

    - Ngoài ra, pháp luật dân sự  cũng có quy định về loại trừ trách nhiệm dân sự cho 02 hành vi trên cũng như chủ thể thực hiện 02 hành vi cũng không phải chiu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi thiệt hại xảy ra.

    - Trường hợp chủ thể thực hiện hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng hoặc tình thế cấp thiết thì đều phải chịu trách nhiệm hình sự/dân sự và phải bồi thường thiệt hại mình gây ra. 

     

    KHÁC NHAU

    Dưới đây mình có lập bảng phân biệt giúp các bạn tham khảo, để tránh nhầm lẫn giữa “phòng vệ chính đáng” với “tình thế cấp thiết”.

    TIÊU CHÍ

    PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG

    TÌNH THẾ CẤP THIẾT

    Khái niệm

    Là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

     

    Là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

    Nguồn nguy hiểm dẫn đến hành vi

    Nguồn nguy hiểm dẫn đến phòng vệ chính đáng là những hành vi nguy hiểm của con người xâm phạm đến lợi ích chính đáng của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác.

    Nguồn nguy hiểm có thể do hành vi của con người gây ra.

    Ngoài ra, nguồn nguy hiểm dẫn đến tình thế cấp thiết có thể còn là sự nguy hiểm do: thiên tai, do súc vật, do sự cố kỹ thuật,… gây ra.

    Phương thức thực hiện

    Chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm (chống trả lại một cách cần thiết nguồn nguy hiểm).

     

    Gây một thiệt hại khác nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa từ nguồn nguy hiểm.

     

    Thiệt hại xảy ra

    Người phòng vệ chính đáng được gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm phạm đến lợi ích hợp pháp ở mức độ cần thiết (không bắt buộc phải nhỏ hơn thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra). Đây là mức độ đủ khả năng loại trừ hành vi xâm phạm của người tấn công. Mức độ cần thiết có thể là ngang bằng hoặc mức độ thiệt hại lớn hơn so với thiệt hại do hành vi tấn công gây ra miễn là cần thiết để loại trừ hành vi tấn công chứ không quá mức, quá đáng.

    Để đánh giá mức độ cần thiết cần căn cứ tương quan lực lượng giữa bên tấn công và bên phòng chính đáng, căn cứ vào công cụ phương tiện được dùng, vào mỗi quyết tâm của bên tấn công.

     

    Mức độ thiệt hại do người thực hiện hành vi trong tình thế cấp thiết gây ra bắt buộc phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Người khắc phục tình trạng nguy hiểm trong tình thế cấp thiết phải lựa chọn cách khắc phục sự nguy hiểm, cân nhắc đánh giá thiệt hại do chính mình gây ra.

    Đối tượng của hành vi

    Người phòng vệ chính đáng gây ra thiệt hại cần thiết cho chính người đang có hành vi xâm phạm lợi ích hợp pháp chứ không gây thiệt hại cho người khác.

    Đây là căn cứ loại trừ được nguồn gốc nguy hiểm, bảo vệ được lợi ích hợp pháp, chống tình trạng lợi dụng danh nghĩa phòng vệ chính đáng để vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho xã hội.

     

    Trong tình thế cấp thiết đối tượng bị hành vi khắc phục tình trạng nguy hiểm thiệt hại là một lợi ích.

    Tuy nhiên, pháp luật không cho phép gây thiệt hại tính mạng, sức khỏe người khác để khắc phục tình trạng nguy hiểm trong tình thế cấp thiết.

    Ưu tiên lựa chọn thực hiện

    Không bắt buộc là lựa chọn cuối cùng của người phòng vệ chính đáng.

    Phải là lựa chọn cuối cùng (không còn cách nào khác để ngăn chặn thiệt hại xảy ra). 

    Căn cứ pháp lý:

    - Bộ luật dân sự 2015;

    - Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

     
    48997 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    vutrubaolatkh (30/04/2024) TVPL_PTSP (19/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #506377   31/10/2018

    lengocanhttcp
    lengocanhttcp

    Female
    Mầm

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2018
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 699
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

    Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #536333   31/12/2019

    Về vấn đề so sánh “Phòng vệ chính đáng” và “Tình thế cấp thiết”, tôi có ý kiến sau:

    Mức độ thiệt hại mà người phòng vệ chính đáng hoặc người có hành vi trong tình thế cấp thiết gây ra được Điều 22, Điều 23 Bộ luật Hình sự 2015 quy định khác nhau.

     
    Báo quản trị |  
  • #536527   31/12/2019

    chaugiang9897
    chaugiang9897
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 2516
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 54 lần


    Tình thế cấp thiết và phòng vệ chính đáng là hai quy định trong pháp luật hình sự dễ gây nhầm lẫn trong việc xác định hành vi vì nhiều điểm thoạt nghe khá tương đồng và có sự “na ná giống nhau”, nhiều người không học luật, hay thậm chí học luật mà học kiểu lơ mơ cũng không phân biệt được hai trường hợp này chứ không phải đùa. Nên mình có bảng so sánh nhỏ nhỏ sau, mọi người tham khảo.

     
    Báo quản trị |  
  • #541655   22/03/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3452
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết là hai trong nhiều trường hợp được loại trừ nhiệm hình sự. Mọi người nên phân biệt được hai trường hợp này cũng như bản chất của hai trường hợp trên để áp dụng đúng pháp luật, tránh rủi ro pháp lý xảy ra sau này vì hiểu sai ý nghĩa của nó.

     
    Báo quản trị |  
  • #551069   01/07/2020

    Tình thế cấp thiết trong Bộ luật Hình sự 2015 chính vì tính hợp lý mà về mặt xã hội, chúng ta coi việc hành động trong tình thế đó là hành động có ích. Còn về mặt hình sự hành động này không bị coi là tội phạm.

    Trong xã hội, việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội, của bản thân mình cũng như của người khác luôn luôn được đặt trong mối quan hệ khăng khít giữa lợi ích chung và lợi ích riêng; giữa cái cần thiết và cái có thể và cần phải hy sinh để bảo vệ cái cần thiết đó.

     

    Cơ sở pháp lý làm phát sinh quyền được hành động trong tình thế cấp thiết chính là sự nguy hiểm đang đe doạ những lợi ích được pháp luật bảo vệ. Sự nguy hiểm này là thực tế, đang gây ra hoặc đe doạ gây ra những thiệt hại nhất định cho lợi ích chính đáng của bản thân người hành động trong tình thế cấp thiết hoặc cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức hoặc lợi ích chính đáng của người khác.

     

    Cần lưu ý rằng, trong phòng vệ chính đáng, nguồn nguy hiểm chỉ có thể là do con ngươi đưa lại, do con người chủ động gây ra. Còn trong tình thế cấp thiết, nguồn nguy hiểm có thể là do con người, do súc vật, do các sức mạnh tự nhiên hoặc do những nguyên nhân khác gây ra. Bộ luật Hình sự 2015 không quy định cụ thể nguồn phát sinh nguy hiểm. Nguồn nguy hiểm trong tình thế cấp thiết là tất cả những gì làm phát sinh gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho những lợi ích được pháp luật bảo vệ.

     

    Theo Bộ luật này, sự nguy hiểm đang xảy ra là sự nguy hiểm đang diễn ra một cách thực tế, đã bắt đầu và chưa kết thúc. Và cũng được coi là tình thế cấp thiết, nếu sự nguy hiểm tuy chưa xảy ra nhưng chỉ sau khoảnh khắc nhất định nó sẽ xảy ra một cách thực tế.

     

    Tóm lại, sự nguy hiểm nói trên phải thật sự gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại trực tiếp đến những lợi ích cần được bảo vệ. Nếu sự nguy hiểm chưa xảy ra hoặc xảy ra ở mức độ không đáng kể thì không phải là tình thế cấp thiết.

     

    Nếu sự nguy hiểm đã qua hoặc sự thiệt hại đã xảy ra thì tình thế cấp thiết cũng không còn nữa.

     

    Lưu ý: Nếu thực tế không có sự nguy hiểm cấp bách mà tưởng lầm là tình thế cấp thiết thì người có hành vi gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự như trường hợp sai lầm về sự việc.

     
    Báo quản trị |  
  • #565641   29/12/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3452
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Bài viết phân tích khá chi tiết giữa phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết. Tuy nhiên, trên thực tế việc xác định chính xác được hai loại hành vi này cũng không hề là dễ. Tuy nhiên, dù là trường hợp nào trong hai trường hợp này thì người thực hiện cũng được loại trừ trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #565657   29/12/2020

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Về vấn đề so sánh “Phòng vệ chính đáng” và “Tình thế cấp thiết” nêu trên, theo quan điểm cá nhân của mình thì mình thấy cái mục đích là dễ hiểu nhất về phân biệt 02 vấn đề này phòng vệ chính đáng hướng tới vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức còn tình thế cấp thiết hướng tới vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức.

     
    Báo quản trị |  
  • #568414   27/02/2021

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3452
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Cần lưu ý rằng, ranh giới giữa phòng vệ chính đáng và vượt quá phòng vệ chính đáng là rất mong manh. Trong khi phòng vệ chính đáng sẽ được loại trừ truy cứu trách nhiệm hình sự thì vượt quá phòng vệ chính đáng sẽ ngược lại. Ranh giới mong manh giữa hai hành vi, chúng ta cần kiềm chế hành vi của mình để tránh việc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nhé.

     
    Báo quản trị |  
  • #575931   30/09/2021

    So sánh “Phòng vệ chính đáng” và “Tình thế cấp thiết”

    Trong công tác đấu tranh chống tội phạm, phân biệt sự khác nhau giữa vệ chính đáng và tình thế cấp thiết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trước hết có tác dụng làm rõ để loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi phòng vệ chính đáng hoặc tình thế cấp thiết, xử lý đúng pháp luật với người có hành vi vuợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc tình thế cấp thiết.

     
    Báo quản trị |  
  • #576358   22/10/2021

    baoquyen1510
    baoquyen1510

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2021
    Tổng số bài viết (119)
    Số điểm: 985
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 23 lần


    Xuất phát từ mục đích đảm bảo lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức; bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc người khác của 02 hành vi này, nhà làm luật đã ban hành các quy định loại trừ trách nhiệm đối với người thực hiện. Điều này là hết sức cần thiết để khuyến khích công dân chủ động, tích cực phát huy tinh thần đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trong xã hội. Tuy nhiên trên thực tế, việc phân biệt hai khái niệm này còn khá mơ hồ và chưa rõ rang dẫn đến việc hiểu và áp dụng sai quy định. Cảm ơn bài viết hữu ích của tác giả.

     
    Báo quản trị |  
  • #577030   13/11/2021

    So sánh “Phòng vệ chính đáng” và “Tình thế cấp thiết”

    Có thể thấy, phương thức thực hiện của phòng ệ chính đáng là hành vi chống trả, còn tình thế cấp thiết là gây ra một thiệt hại khác nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Đồng thời, khi so sánh 2 hành vi này sẽ được dựa trên thiệt hại xảy ra là nhiều hay ít để áp dụng đúng luật, phán đúng tội.
     
     
     
    Báo quản trị |  
  • #577507   29/11/2021

    So sánh “Phòng vệ chính đáng” và “Tình thế cấp thiết”

    Bài viết rất bổ ích. Cần phải làm rõ để loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi phòng vệ chính đáng hoặc tình thế cấp thiết, xử lý đúng pháp luật với người có hành vi vuợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc tình thế cấp thiết.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Uyenph98 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/11/2021)
  • #578173   20/12/2021

    So sánh “Phòng vệ chính đáng” và “Tình thế cấp thiết”

    Cảm ơn tác giả vì bài viết rất hữu ích. Phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết trong pháp luật Hình sự rất dễ dàng nhầm lẫn. Vì vậy cần phải hiểu rõ khái niệm, phân biệt rõ từng loại để tránh bị nhầm lẫn trong áp dụng pháp luật, tránh được rủi ro pháp lý, định tội sai

     
    Báo quản trị |  
  • #605700   26/09/2023

    So sánh “Phòng vệ chính đáng” và “Tình thế cấp thiết”

    Tình thế cấp thiết ko cho gây thiệt hại cho con người vậy người lái tàu hoả đứt phanh khi đứng trước đường ray chia đôi có 1 người và 5 người thì sao nhỉ

     
    Báo quản trị |