So sánh Đại lý thương mại và ủy thác mua bán hàng hóa

Chủ đề   RSS   
  • #492037 18/05/2018

    thaiman

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    So sánh Đại lý thương mại và ủy thác mua bán hàng hóa

    Đều là các hoạt động thương mại được điều chỉnh bởi Luật thương mại 2005, tuy nhiên đại lý thương mại và ủy thác mua bán hàng hóa có những điểm giống và khác nhau rõ rệt. Bài viết sẽ giúp phân biệt hai loại hoạt động thương mại này.

    1. Giống nhau

    - Đều là hoạt động thương mại theo quy định Luật thương mại 2005

    - Đều là hợp đồng dịch vụ, đối tượng hợp đồng là thực hiện công việc

    - Cả hai loại giao dịch trên đều là loại hình dịch vụ trung gian thương mại, trong đó bên nhận dịch vụ sẽ thực hiện công việc thay cho bên giao kết để hưởng thù lao

    - Quyền sở hữu hàng hóa hay các quyền sở hữu khác vẫn thuộc về bên giao đại lý, bên ủy thác

    - Bên nhận ủy thác, bên đại lý nhân danh chính mình thực hiện

    - Bên nhận dịch vụ có thể giao kết dịch vụ trung gian của mình với nhiều bên thuê dịch vụ, trừ trường hợp cụ thể mà pháp luật không cho phép

    - Đều phải được xác lập bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

    2. Khác nhau

     

    Ủy thác mua bán hàng hóa

    Đại lý thương mại

    Cơ sở pháp lý

    Điều 155- 165 Luật thương mại  2005

    Điều 166- 177 Luật thương mại 2005

    Khái niệm

    Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác. (Điều 155 Luật thương mại 2005)

    Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao. (Điều 166 Luật thương mại 2005)

    Chủ thể

    + Bên nhận ủy thác: Thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hoá được uỷ thác

    + Bên ủy thác:  Thương nhân hoặc không phải là thương nhân

    + Bên giao đại lý: Thương nhân ( giao hàng hóa, tiền, ủy quyền cung ứng dịch vụ)

    + Bên đại lý: Thương nhân

    Đối tượng

    Tất cả hàng hóa (Khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005) lưu thông hợp pháp (không ủy thác dịch vụ)

    Hàng hóa, tiền, dịch vụ

    Hình thức hợp đồng

    Hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. (Điều 159)

    Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương

    Quyền và nghĩa vụ các bên

    Bên ủy thác: Điều 162, 163 luật thương mại 2015

    + Quyền: Yêu cầu thông báo thông tin về tình hình thực hiện hợp đồng, không chịu trách nhiệm trong trường hợp nhận ủy thác vi phạm pháp luật trừ trường hợp pháp luật quy định khác

    + Nghĩa vụ: Cung cấp thông tin, trả thù lao, giao tiền giao hàng đúng thỏa thuận, liên đới chịu trách nhiệm

    Bên nhận ủy thác: Điều 164, 165 Luật thương mại 2005

    + Quyền: Yêu cầu cung cấp thông tin, nhận thù lao, không chịu trách nhiệm về hàng hóa

    + Nghĩa vụ: thực hiện mua bán, thông báo, bảo quản tài sản, giữ bí mật, liên đới chịu trách nhiệm

    Bên giao đại lý: Điều 172, Điều 173 Luật thương mại 2005

    + Quyền: Ấn định giá cả giá mua bán, giá giao đại lý, yêu cầu, kiểm tra, giám sát

    + Nghĩa vụ: Trả thù lao, hướng dẫn cung cấp thông tin, chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa dịch vụ, liên đới chịu trách nhiệm nếu có một phần lỗi

    Bên đại lý: Điều 173, Điều 174 Luật thương mại 2005

    + Quyền: Hưởng thù lao, yêu cầu hướng dẫn

    + Nghĩa vụ: Mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng đại lý, bảo quản hàng hóa, chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa nếu có lỗi

     

    Mối quan hệ

    Bên nhận ủy thác nhân danh mình thực hiện việc mua bán hàng hóa theo sự ủy thác

    Nhân danh chính mình

    Trách nhiệm pháp lý

    Độc lập pháp lý

    Bên ủy thác không chịu trách nhiệm về việc bên nhận ủy thác vi phạm pháp luật

    Các bên liên đới chịu trách nhiệm nếu việc vi phạm pháp luật của một bên xuất phát từ lỗi bên còn lại hoặc do các bên cố ý làm trái pháp luật

    Có sự độc lập về mặt pháp lý (bên đại lý nhân danh chính mình)

    Bên giao đại lý là chủ sở hữu chịu trách nhiệm đối với hàng hóa dịch vụ, bên đại lý liên đới nếu trường hợp có lỗi (ví dụ quá trình bảo quản không tốt)

    Thù lao

     Thù lao uỷ thác (một khoản tiền các bên thỏa thuận ghi nhận theo hợp đồng) và các chi phí hợp lý khác

     Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thù lao đại lý được trả cho bên đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá (khoản 1 Điều 171 Luật thương mại 2005)

    Vấn đề về tính kiểm soát

    Các bên hoạt động độc lập không có sự kiểm soát, bên ủy thác có quyền yêu cầu bên nhận ủy thác cung cấp thông tin về tình trạng thực hiện công việc ủy thác.

    Mang tính kiểm soát cao hơn

    Bên đại lý chịu sự kiểm tra giám sát của bên giao đại lý, thực hiện theo giá cả bên giao ấn định, cung cấp thương tin trong quá trình thực hiện

     

     
    44415 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thaiman vì bài viết hữu ích
    Nttrang2003 (22/09/2024) ThanhLongLS (09/09/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #527889   08/09/2019

    So sánh đại lý thương mại với ủy thác mua bán hàng hóa

    Đầu tiên ta tìm hiểu khái niệm của hai hoạt động trên:

    Căn cứ Điều 155 Luật thương mại 2005

    "Điều 155: Ủy thác mua bán hàng hóa

    Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác "

    Căn cứ Điều 166 Luật thương mại 2005:

    "Điều 166: Đại lý thương mại

    Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao"

    1. Điểm giống:

    - Thực hiện thông qua các thương nhân trung gian

    - Bên trung gian bằng danh nghĩa của chính mình thực hiện việc mua bán hàng hóa cho người khác

    - Mục đích của bên trung gian là hưởng thù lao

    2. Khác:

      Ủy thác mua bán hàng hóa Đại lý thương mại
    Chủ thể Quan hệ ủy thác đc thiết lập giữa thương nhân với thương nhân, giữa thương nhân với các bên liên quan Quan hệ đại lý chỉ có thể thiết lập giữa các thương nhân
    Phạm vị Hẹp hơn đại lý TM. Chỉ đc thực hiện trong lĩnh vực mua bán hàng hóa Rộng hơn. Có thể thực hiện trong nhiều lĩnh vực của hoạt động thương mại
    Quyền của bên thực hiện dịch vụ Không đc tự do lựa chọn bên thứ 3. Bên thứ 3 do bên ủy thác thỏa thuận (chỉ định) Được tự do hơn trong việc lựa chọn bên thứ 3 để giao kết HĐ và thực hiện hợp đồng
    Tính chất  Mang tính vụ việc, đơn lẻ Là quá trình hợp tác lâu dài giữa bên đại lý và bên giao đại lý. Trong Qh đại lý, bên đại lý có sự gắn bó, phụ thuộc vào bên giao đại lý đồng thời bên giao đại lý có sự ktra, giám sát chặt chẽ đối với hoạt động của bên đại lý

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ntma vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (09/09/2019) vuhongngoc0803@gmail.com (05/02/2023)