So sánh chế định hợp đồng trong hệ thống pháp luật Việt Nam và Trung Quốc

Chủ đề   RSS   
  • #461830 19/07/2017

    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    So sánh chế định hợp đồng trong hệ thống pháp luật Việt Nam và Trung Quốc

    Một số điểm tương đồng và khác biệt cơ bản giữa pháp luật hợp đồng của Việt Nam và Trung Quốc:

    Điểm tương đồng:

    -  Pháp luật hợp đồng Việt Nam và Trung Quốc đều nhấn mạnh nguyên tắc tự do giao kết nhưng cũng nhấn mạnh nguyên tắc can thiệp và hạn chế của tự do giao kết - vì pháp luật là công cụ quản lý của Nhà nước đối với hành vi của tất cả mọi người và luật hợp đồng là công cụ pháp lý để quản lý giao dịch giữa các chủ thể, do dó, luật hợp đồng phải bảo đảm nguyên tắc tự do của chủ thể này không được xâm phạm tới tự do hoặc lợi ích của chủ thể khác trong xã hội;

    -   Pháp luật hợp đồng Việt Nam và Trung Quốc đều có những quy định cụ thể về giao kết và chấp nhận giao kết cũng như các quy định về thời gian, địa điểm, nội dung, hình thức hợp đồng (vì đây được xem như là những yếu tố cơ bản tác động đến vấn đề hiệu lực của hợp đồng);

    -  Pháp luật hợp đồng Việt Nam và Trung Quốc đều quy định những nguyên tắc thực hiện hợp đồng một cách căn bản như: Thực hiện đúng cam kết, thực hiện đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, thời gian, thanh toán ... (giúp cho việc thực hiện hợp đồng huận lơi hơn, các bên có thể dễ đạt được mục đích đặt ra hơn).

    -  Pháp luật Việt Nam và Trung Quốc đều có quy định về bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba, (vì qua trình thực hiện hợp đồng là một quá trình có thể liên quan đến nững chủ thể khác);

    -  Pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung Quốc đều có những quy định giống nhau về việc thay đổi và chấm dứt hợp đồng, trong trường hợp này quan hệ hợp đồng đều đã tồn tại, như bởi vì có sự nhầm lẫn, hoặc thủ đoạn gian dối hay cưỡng ép khi giao kết hợp đồng khiến cho hợp đồng bị thay đổi;

    -  Việc hủy bỏ hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam và Trung Quốc khiến cho việc thực hiện hợp đồng bị dừng lại và hậu quả pháp đều là  hai bên phải hoàn trả tài sản cho nhau hoặc hoàn trả giá trị tương đương của tài sản.

    Điểm khác biệt:

    -  Trong pháp luật Việt Nam Bộ luật Dân sự là luật cơ bản bao trùm những nguyên tắc cơ bản của hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại, mà không ban hành Luật hợp đồng riêng như pháp luật Trung Quốc;

    -  Trong vấn đề điều chỉnh đối với hợp đồng thương mại, ngoài Bộ luật dân sự, luật thương mại cũng có những quy định có liên quan tới trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, do Bộ luật dân sự và Luật Thương mại là hai luật cùng tồn tại, riêng rẽ nên vấn đề vi phạm hợp đồng chủ yếu áp dụng các quy định của Luật thương mại, trong khi đó, Trung Quốc áp dụng luật hợp đồng thống nhất cho nên trong vấn đề trách nhiệm do vi phạm hợp đồng dù là hợp đồng dân sự hay hợp đồng thương mại cũng đều do Luật dân sự quy định (điểm khác biệt cơ bản).

    Có thể thấy, do Việt Nam và Trung Quốc đều chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, trên phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá đều có những nét tương đồng, nên trên phương diện pháp luật hợp đồng có rất nhiều những điểm chung. Việt Nam và Trung Quốc đều có thời gian tương đối dài thực hiện thể chế kinh tế kế hoạch, chính vì vậy, khi mới chuyển sang kinh tế thị trường, có một giai đoạn, thể chế thị trường và pháp luật không phù hợp với quy luật phát triển của kinh tế thị trường. Cùng với sự đi sâu của nền kinh tế thị trường là những đòi hỏi pháp luật hai nước có sự thay đổi lớn, dẫn đến mô hình pháp luật giữa hai nước có sự khác nhau: Việt Nam đã xây dựng mô hình luật dân sự - thương mại tách rời về mặt lập pháp còn Trung Quốc lại ban hành luật hợp đồng thống nhất và các luật đơn hành điều chỉnh quan hệ hợp đồng, xây dựng mô hình luật dân sự thương mại hợp nhất.

     
    8483 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thaonguyen27 vì bài viết hữu ích
    phapcheTVSI (21/02/2019) AiNguyen1995 (26/07/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận