SO SÁNH CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Chủ đề   RSS   
  • #447078 20/02/2017

    minhcuong1704
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (143)
    Số điểm: 2706
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 105 lần


    SO SÁNH CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

    Luật doanh nghiệp 2014 được ban hành vào ngày 26/11/2014 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 thay thế cho Luật Doanh nghiệp 2005Luật sửa đổi bổ sung Điều 170 của luật doanh nghiệp 2013. Luật doanh nghiệp có rất nhiều điểm mới cần phải nghiên cứu để hiểu và áp dụng.

    Bài viết sẽ giúp bạn hiểu một cách căn bản về các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay theo Luật doanh nghiệp 2014.

     

    Sau đây là các tiêu chí so sánh các loại hình doanh nghiệp:

    Tiêu chí

    Công ty TNHH một thành viên

    Công ty TNHH hai thành viên trở lên

    Công ty hợp danh

    Công ty cổ phần

    Doanh nghiệp tư nhân

    Thành viên

    - Có thể là cá nhân hoặc pháp nhân

    - Có thể là cá nhân hoặc pháp nhân

    - Từ 2 đến 50 thành viên

    - Ít nhất 02 thành viên hợp danh (TVHD) là cá nhân, có thể có thêm nhiều thành viên góp vốn (TVGV)

    - Ít nhât 03 cổ đông, số lượng không hạn chế

    - Cổ đông có thể là cá nhân hoặc pháp nhân

    - Do một cá nhân làm chủ. Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 01 doanh nghiệp tư nhân

    Trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản

    Trong phạm vi vốn điều lệ

    Trong phạm vi số vốn góp

    - TVHD chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình

    - TVGV chịu trach nhiệm trong phạm vi vốn góp

    Trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

    Chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình

    Tư cách pháp nhân

    Không

    Quyền phát hành chứng khoán

    Không được phát hành cổ phần

    Không được phát hành cổ phần

    Không phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào

    Có quyền phát hành cổ phần để huy động vốn

    Không được phát hành cổ phần

    Chuyển nhượng vốn

     

    Chuyển nhượng nội bộ hoặc bên ngoài nếu không có thành viên nào mua

    - TVHD không có quyền chuyển nhượng vốn, trừ khi được các TVHD khác đồng ý

    - TVGV được chuyển vồn góp cho người khác

    - Trong 3 năm đầu, chỉ chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập (CĐSL), muốn chuyển cho người khác thì phải được các CĐSL khác đồng ý

    - Sau 3 năm, chuyển nhượng cho bất cứ ai

    - Cho thuê hoặc bán doanh nghiệp tư nhân

    Ban kiểm soát

    Chủ sở hữu bổ nhiệm, nhiệm kỳ không quá 5 năm

    Từ 11 thành viên trở lên thì phải thành lập Ban kiểm soát

     

    Trường hợp công ty dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu nhỏ hơn 50% cổ phần công ty thì không phải lập Ban kiểm soát

     

    Cuộc họp hợp lệ

    Họp hội đồng thành viên ít nhất 2/3 tổng số thành viên dự họp

    Lần 1: khi số thành viên dự họp sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ

     

    Lần 2: ít nhất 50% vốn điều lệ

     

    Lần 3: không phụ thuộc

     

    - Họp đại hội đồng cổ đông: lần 1 ít nhất 51% phiếu biểu quyết, lần 2 là 33%, lần 3 không phụ thuộc.

    - Họp hội đồng quản trị lần 1 ít nhất ¾ tổng số thành viên, lần 2 í nhất ½.

     

    Thông qua nghị quyết họp

    Quyết định quan trọng là ¾ số thành viên dự họp, quyết định khác là 1/2

    Quyết định quan trọng là 75% số vốn góp của thành viên dự họp, còn lại là 65%

    Quyết định quan trọng phải được ¾ TVHD đồng ý, vấn đề khác là 1/2

    Quyết định quan trọng của ĐHĐCĐ cần ít nhất 65% phiếu biểu quyết, vấn đề khác là 51%.

    Nghị quyết của HĐQT được thông qua nếu được đa số thành viên tán thành. Nếu là 50/50 thì theo quyết định của Chủ tịch HĐQT

     


    Trên đây là một số tiêu chí cơ bản để phân biệt các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam, để hiểu rõ chi tiết hơn thì các bạn có thể xem tại đây: Luật doanh nghiệp 2014

     
    143239 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #447170   20/02/2017

    HuynhVanLam610
    HuynhVanLam610

    Male
    Mầm

    Bình Thuận, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2015
    Tổng số bài viết (58)
    Số điểm: 685
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 11 lần


    một điểm mới nhỏ nữa là: Công ty cổ phần có thể có thêm ban kiểm toán thuộc nội bộ Hội đồng quản trị (áp dụng trong mô hình CTCP hội đồng đơn). Khả năng huy động vốn của mỗi loại hình cũng khác nhau. DNTN khả năng thấp nhất không được phát hành chứng khoán, CTTNHH chỉ được phát hành trái phiếu, CTCP được phát hành tất cả các loại chứng khoáng...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn HuynhVanLam610 vì bài viết hữu ích
    minhcuong1704 (21/02/2017)
  • #447261   21/02/2017

    minhcuong1704
    minhcuong1704
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (143)
    Số điểm: 2706
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 105 lần


    Cảm ơn bạn đã nhận xét, bổ sung thêm vài điểm cần chú ý. Doanh nghiệp tư nhân có trách nhiệm gắn liền với doanh nghiệp nên việc phát hành chứng khoán để hạn chế rủi ro với lại doanh nghiệp tư nhân có tài sản là tài sản của chủ luôn nên quy định không cho phép là hợp lý.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn minhcuong1704 vì bài viết hữu ích
    duongthuy2210 (22/02/2017) nguyen_the_thieu (01/06/2019)
  • #447430   22/02/2017

    thaikbanggl85
    thaikbanggl85

    Male
    Sơ sinh

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 136
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    Ưu, nhược điểm của Công ty Cổ Phần và Công ty TNHH

    Xin hỏi: Ưu, nhược điểm của Công ty Cổ Phần và Công ty TNHH?

     
    Báo quản trị |  
  • #454427   24/05/2017

    giaphattran
    giaphattran
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/10/2015
    Tổng số bài viết (167)
    Số điểm: 901
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 15 lần


    1. Ưu nhược điểm của công ty cổ phần

    Ưu điểm:

    – Đối với  Công ty cổ phần các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi rỏ được giảm thiểu rõ rệt;
    – Quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh trong hầu hết các lĩnh vực ngành nghề và dễ dàng từ việc huy động vốn cổ phần;
    – Nhà đầu tư có khả năng điều chuyển vốn đầu tư từ nơi này sang nơi khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác một dễ dàng và nhanh chóng thông qua hình thức chuyển nhượng, mua bán cổ phần;
    – Việc hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu.

    – Cơ cấu vốn của công ty Cổ phần là tương đối linh hoạt cũng như khả năng huy động vốn cao thông qua phát hành cổ phiếu – đây là đặc điểm ưu việt, riêng có của công ty cổ phần

    Nhược điểm:

    – Mức thuế tương đối cao vì ngoài thuế mà công ty phải thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, các cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập bổ sung từ nguồn cổ tức và lãi cổ phần theo qui định của luật pháp;
    – Chi phí cho việc thành lập công ty khá tốn kém;
    – Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông;
    – Khả năng thay đổi phạm vi, lĩnh vực kinh doanh cũng như trong hoạt động kinh doanh không linh hoạt do phải tuân thủ theo những qui định trong Điều lệ của công ty

    – Việc điều hành, quản lý trong công ty cổ phần cũng phức tạp hơn do bị ràng buộc về chế độ tài chính, kế toán theo quy định pháp luật hiện hành.

    – Quyền của Giám đốc trong công ty Cổ phần bị hạn chế

    2. Ưu nhược điểm của công ty TNHH

    Ưu điểm:

    Ưu điểm lớn nhất của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đó chính là chủ sở hữu công ty sẽ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. Do có tư cách pháp nhân nên chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty, vì vậy, ít gây rủi ro cho chủ sở hữu

    Nhược điểm:

    Việc huy động vốn của công ty TNHH bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu. Chính vì thế sẽ làm giảm đi khả năng phát triển đột phá của doanh nghiệp do không có số vốn lớn để có thể triển khai những kế hoạch kinh doanh đột phá và táo bạo.

    Do công ty TNHH một thành viên chỉ do một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu, nên khi huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác, sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn giaphattran vì bài viết hữu ích
    nguyen_the_thieu (01/06/2019) vplsdoanhthuong (02/10/2017)
  • #527099   31/08/2019

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 143 lần


    Hiện nay mình thấy phần lớn các doanh nghiệp đều hoạt động dưới hình thức công ty TNHH 2 thành viên trở lên – Công ty cổ phẩn. Do đó mình bổ sung thêm điểm khác nhau về việc góp vốn vào 02 loại hình này để các bạn cùng tham khảo:

    Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

    Cấu trúc vốn: Vốn điều lệ không chia thành các phần bằng nhau.

    Góp vốn: Góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chỉ được góp bằng tài sản khác nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại.

    Huy động vốn: Không được phát hành cổ phiếu.

    Chuyển nhượng vốn: Chuyển nhượng phải có điều kiện (ưu tiên chuyển nhượng cho thành viên công ty).


    Cơ cấu tổ chức: Có một mô hình là: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát (công ty có ít hơn 11 thành viên không bắt buộc thành lập Ban kiểm soát)


    Công ty cổ phần

    Cấu trúc vốn: Vốn điều lệ chia thành các phần bằng nhau, được ghi nhận bằng cổ phiếu.

    Góp vốn: Góp đủ số vốn đã đăng ký góp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

    Huy động vốn: Được phát hành cổ phiếu.

    Chuyển nhượng vốn: Dễ dàng, tự do chuyển nhượng (trừ trong 03 năm đầu, cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông sáng lập khác và cho người khác không phải là cổ đông sáng lập khi được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông)

     
    Báo quản trị |