So sánh các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam cụ thể nhất

Chủ đề   RSS   
  • #514895 02/03/2019

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 951 lần


    So sánh các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam cụ thể nhất

    Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu một cách căn bản về các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay theo Luật doanh nghiệp 2014.

     

    CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

    CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

    CÔNG TY

    CỔ PHẦN

    DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

    CÔNG TY

    HỢP DANH

    Chủ sở hữu

    tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu

    tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50

     - tổ chức, cá nhân

    - số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

    - Do một cá nhân làm chủ. Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 01 doanh nghiệp tư nhân

     Ít nhất 02 thành viên hợp danh (TVHD) là cá nhân, có thể có thêm nhiều thành viên góp vốn (TVGV)

    Giới hạn chịu trách nhiệm

    Trong phạm vi vốn điều lệ

    Trong phạm vi số vốn góp

    Trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

    Trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

    - TVHD chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình

    - TVGV chịu trach nhiệm trong phạm vi vốn góp

     

    Tư cách pháp nhân

    Không

    Quyền phát hành chứng khoán

    Không được phát hành cổ phần

    Không được phát hành cổ phần

    Có quyền phát hành cổ phần để huy động vốn

    Không được phát hành cổ phần

    Không phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào

    Chuyển quyền sở hữu

    - Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác

    - trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.

    -  Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp 

    - chuyển nhượng cho các thành viên khác nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán.

    - Trong 3 năm đầu (kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp), chỉ chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập (CĐSL), muốn chuyển cho người khác thì phải được các CĐSL khác đồng ý

    - Sau 3 năm, chuyển nhượng cho bất cứ ai

    - Cho thuê hoặc bán doanh nghiệp tư nhân

     

    - TVHD không có quyền chuyển nhượng vốn, trừ khi được các TVHD khác đồng ý

    - TVGV được chuyển vồn góp cho người khác

     

    Thông qua nghị quyết họp

    Quyết định quan trọng là ¾ số thành viên dự họp, quyết định khác là 1/2

    Quyết định quan trọng là 75% số vốn góp của thành viên dự họp, còn lại là 65%

    - Quyết định quan trọng của ĐHĐCĐ cần ít nhất 65% phiếu biểu quyết, vấn đề khác là 51%.

    - Nghị quyết của HĐQT được thông qua nếu được đa số thành viên tán thành. Nếu là 50/50 thì theo quyết định của Chủ tịch HĐQT

     

     

    Quyết định quan trọng phải được ¾ TVHD đồng ý, vấn đề khác là 1/2

    Ưu điểm

     - Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.
    - Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ dễ dàng ra quyết định trong các vấn đề.

    - Ít rủi ro vì thành viên chỉ chịu trách nhiệm khi có phát sinh trong phạm vi số vốn góp vào công ty

    - Có thể chuyển nhượng vốn, bán lại phần vốn góp cho các cá nhân, tổ chức khác cho nên loại hình này có khả năng huy động vốn cao.

    - Ít rủi ro vì thành viên chỉ chịu trách nhiệm khi có phát sinh trong phạm vi số vốn góp vào công ty

    - Công ty có quyền phát hành cổ phiếu, trái phiếu công ty và đưa lên Sàn giao dịch chứng khoán, có thể chuyển nhượng vốn cho cổ đông trong và ngoài công ty, số lượng cổ đông trong công ty là không giới hạn, chính vì vậy có thể xem công ty cổ phần là loại hình có khả năng huy động vốn cao nhất trong các loại hình doanh nghiệp.

    - Cá nhân tự làm chủ nên có thể toàn quyền chủ động trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp.

    Vì chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong quá trình kinh doanh kể cả bằng tài sản cá nhân nên tạo được sự tin tưởng hơn cho các đối tác khi liên kết, hợp tác với Doanh nghiệp tư nhân.

    - Công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh.

    - Việc điều hành quản lý công ty hợp danh không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.

    Nhược điểm

    - Khi huy động vốn bằng cách chuyển nhượng vốn sang cho cá nhân hoặc tổ chức khác thì phải làm hồ sơ chuyển đổi loại hình công ty

    - Không được phát hành cổ phiếu

    - Vì thành viên chỉ chịu trách nhiệm đối với quá trình kinh doanh trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty nên có ít sự tin tưởng từ các đối tác muốn liên kết.

     

    - Không được phát hành cổ phiếu

    - Ít niềm tin với đối tác khi cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp.

     

    - Trong trường hợp công ty có quá nhiều cổ đông thì việc quản lý, điều hành công ty rất phức tạp, rất dễ xảy ra trường hợp không đồng nhất ý kiến của các cổ đông trong bộ máy quản lý.

    - Rủi ro cao do chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản

    - Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào, cũng như được bán phần vồn góp cho cá nhân hoặc tổ chức khác, nên không có khả năng huy động vốn.

     - Chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.

     

     
    7924 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận