So sánh biện pháp phạt tiền trong hành chính và hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #508358 25/11/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    So sánh biện pháp phạt tiền trong hành chính và hình sự

    Phạt tiền là một trong các hình thức xử phạt hành chính và cũng là một trong các hình phạt đối với tố tụng hình sự. Mặc dù bản chất đều bỏ một phần quyền, lợi ích về tài sản của chủ thể bị xử phạt tiền thể hiện ở việc tước một khoản tiền nhất định.

    Tuy nhiên, vì xuất phát điểm đây là hai ngành luật độc lập, theo đó, biện pháp phạt tiền trong pháp luật hành chính và hình sự mang những điểm khác biệt nhất định như sau:

    TIÊU CHÍ

    PHẠT TIỀN TRONG XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH

    PHẠT TIỀN TRONG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

    Văn bản quy phạm

    Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

    Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017

    Loại hình phạt

    Bắt buộc phải là hình thức xử phạt chính

    Có thể là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung

    Nguyên tắc áp dụng

    - Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

    - Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân..

    - Đối với người phạm tội:

    +TH1: Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với các trường hợp sau đây:  Người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định; Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định.

    +TH2: Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác.

    Đối với pháp nhân thương mại phạm tội: Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội.

     

    Mức phạt

    - Đối với cá nhân: Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng ;

    - Đối với tổ chức: Từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

    Ngoại lệ:

    +Thứ nhất: Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.

    + Thứ hai: Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội.

    Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm/pháp nhân thương mại phạm tội, đồng thời có xét đến tình hình tài sản, sự biến động của giá cả. Tuy nhiên, áp đặt mức tối thiểu áp dụng:

    Đối với cá nhân: Không được thấp hơn 1.000.000 đồng.

    - Đối với pháp nhân: Không được thấp hơn 50.000.000 đồng.

    Đối tượng áp dụng

    - Cá nhân:

    + Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý;

    + Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.

    - Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau đây:

    + Là pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự hoặc các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật;

    +  Hành vi vi phạm hành chính do người đại diện, người được giao nhiệm vụ nhân danh tổ chức hoặc người thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của tổ chức và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

    - Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

    Cá nhân phạm tội: Người từ đủ 14 tuổi trở lên.

    -  Pháp nhân thương mại khi:

    + Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;

    + Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;

    + Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại.

     

    Thẩm quyền áp dụng

    Người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, bao gồm cả người của cơ quan hành pháp như: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, huyện, tỉnh; Chiến sĩ Công an nhân dân; Cục trưởng Cục Thuế;… cả cơ quan tư pháp như: Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự;…. Tùy từng trường hợp (lĩnh vực) thì người có thẩm quyền xử phạt sẽ khác nhau.

    Tòa án

    Hình thức thể hiện

    Có thể được thể hiện bằng biên bản hoặc không(Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.)

    Buộc phải được thể hiện trong bản án của Tòa án.

     

     
    17880 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận