Một vài gợi ý cho bạn nhé:
- Khác nhau cơ bản nhất giữa cầm cố với thế chấp là ở chỗ chuyển giao tài sản cầm cố và thế chấp. vì vậy nó dẫn đến một số hệ quả khác ví dụ như: một vật chỉ được cầm cố cho một bên nhận cầm cố, còn thế chấp thì một vật có thể được thế chấp cho nhiều bên nhận thế chấp; bên nhận cầm cố có thể khai thác vật còn thế chấp thì không.....
- Phân biệt tiền đặt cọc với tiền trả trước (theo mình ) thì nó giống nhau đều là tài sản. còn khác nhau ở chỗ khi một tài sản đươc bảo đảm bằng một khoản tiền đặt cọc thì tài sản đấy được bảo đảm. tức là khi đó nếu bên đặt cọc không thực hiện nghĩa vụ thì sẽ mất khoản đặt cọc. còn nếu bên nhận đặt cọc không thực hiện đúng nghĩa vụ thì sẽ mất một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đã đặt cọc.
Khi một bên giao cho một bên kia một khoản tiền mà không nói rõ là tiền đặt cọc hay trả trước thì số tiền này là số tiền trả trước. và không có bảo đảm.
- Phân biệt đặt cọc với ký cược:
Tiêu chí so sánh
|
Ký cược
|
Đặt cọc
|
Giống
|
- có sự chuyển giao tài sản bảo đảm.
- tài sản bảo đảm thường tồn tại dưới dạng tiền.
|
Khác
|
- mục đích: bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.
- Giá trị tài sản ký cược ít nhất phải tương đương với giá trị tài sản thuê.
- Hậu quả bất lợi chỉ áp dụng cho bên thuê tài sản nếu vi phạm nghĩa vụ trả lại tài sản thuê
|
- mục đích: bảo đảm cho giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
- giá trị tài sản đặt cọc thấp hơn giá trị hợp đồng cần bảo đảm.
- hậu quả bất lợi được áp dụng với cả 2 bên trong quan hệ nếu có lỗi: phải mất một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc.
|
Đây chỉ là suy nghĩ của mình thôi nhé mong nhận được góp ý của mọi người, bạn tham khảo thêm các ý kiến và tham khảo nghị định 163/2006/NĐ-CP, BLDS 2005......để biết thêm chi tiết nhé.