Số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực lưu trữ từ 15/9

Chủ đề   RSS   
  • #614637 30/07/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 25600
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 516 lần


    Số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực lưu trữ từ 15/9

    Ngày 26/7/2024, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 09/2024/TT-BNV hướng dẫn về cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lưu trữ.

    Cụ thể, quy định tại Thông tư 09/2024/TT-BNV sẽ áp dụng với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lưu trữ bao gồm:

    - Lưu trữ lịch sử của Nhà nước ở trung ương.

    - Lưu trữ lịch sử của Nhà nước ở cấp tỉnh.

    Theo đó, số lượng người làm việc trong 02 đơn vị nêu trên sẽ được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 106/2020/NĐ-CP và các căn cứ sau: 

    - Khối lượng tài liệu.

    - Số lượng, đặc điểm nguồn nộp lưu.

    - Loại hình tài liệu.

    - Tình trạng vật lý của tài liệu.

    - Đặc điểm ngôn ngữ của tài liệu.

    - Yêu cầu phát huy giá trị tài liệu.

    - Yêu cầu thực hiện các hoạt động nghiệp vụ lưu trữ và thực trạng kho lưu trữ chuyên dụng, hạ tầng thông tin và mức độ ứng dụng CNTT.

    (1) Số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lưu trữ từ 15/9

    Cụ thể, số lượng người làm việc trong Lưu trữ lịch sử của Nhà nước ở trung ương và cấp tỉnh được quy định tại Điều 4 Thông tư 09/2024/TT-BNV như sau:

    Đối với Lưu trữ lịch sử của Nhà nước ở trung ương: 

    - Tối thiểu là 24 người.

    - Tối đa là 90 người.

    Đối với Lưu trữ lịch sử của Nhà nước ở cấp tỉnh: Tối thiểu là 15 người, số lượng người làm việc tối đa đối với Lưu trữ lịch sử của Nhà nước thuộc thành phố trực thuộc trung ương là 30 người, đối với Lưu trữ lịch sử của Nhà nước thuộc tỉnh là 22 người.

    Lưu ý: Số lượng người làm việc nêu trên không bao gồm số lượng người làm việc tại vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ.

    (2) Xác định số lượng người làm việc tăng thêm so với số lượng người làm việc tối thiểu như thế nào?

    Căn cứ Điều 5 Thông tư 09/2024/TT-BNV có quy định về tiêu chí xác định số lượng người làm việc tăng thêm so với số lượng người làm việc tối thiểu như sau:

    Đối với tài liệu lưu trữ giấy: Số lượng tài liệu lưu trữ từ 2.000 mét giá tài liệu trở lên thì cứ 300 mét giá tài liệu được bố trí thêm 01 người.

    Đối với tài liệu lưu trữ điện tử: Mỗi 01 triệu megabyte thì bố trí 01 người; Số lượng tài liệu ghi âm, ghi hình: mỗi 500 giờ nghe, giờ xem thì bố trí 01 người.

    Trường hợp là tài liệu lưu trữ Mộc bản thì từ 15.000 tấm trở lên thì cứ 1.500 tấm bố trí thêm 01 người.

    Trường hợp là Lưu trữ lịch sử có kho lưu trữ chuyên dụng được bố trí thêm tối đa 03 người.

    Bên cạnh đó, Thông tư 09/2024/TT-BNV cũng nêu rõ, trường hợp các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc lĩnh vực lưu trữ do cơ quan có thẩm quyền của Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập theo quy định của pháp luật xem xét áp dụng quy định tại Thông tư 09/2024/TT-BNV để xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư 09/2024/TT-BNV được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các văn bản mới.

    Xem chi tiết tại Thông tư 09/2024/TT-BNV có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/9/2024.

    (3) Tài liệu lưu trữ tại lưu trữ hiện hành và lưu trữ lịch sử được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 12 Luật Lưu trữ 2024 (có hiệu lực từ 01/7/2024) quy định về quản lý tài liệu lưu trữ tại lưu trữ hiện hành và lưu trữ lịch sử như sau:

    Đối với lưu trữ hiện hành: Trực tiếp quản lý tài liệu lưu trữ có thời hạn, tài liệu lưu trữ vĩnh viễn chưa đến thời hạn nộp vào lưu trữ lịch sử và tài liệu lưu trữ vĩnh viễn không thuộc trường hợp nộp vào lưu trữ lịch sử.

    Theo đó, việc thực hiện các hoạt động xác định giá trị, thu nộp, bảo quản, thống kê, số hóa, tạo lập cơ sở dữ liệu, tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ; thực hiện nộp hồ sơ, tài liệu lưu trữ vĩnh viễn vào lưu trữ lịch sử theo quy định.

    Đối với lưu trữ lịch sử của Nhà nước ở trung ương và cấp tỉnh: Trực tiếp quản lý tài liệu lưu trữ vĩnh viễn và tài liệu lưu trữ khác theo quy định. Việc lưu trữ được thực hiện qua hoạt động thu nộp, xác định giá trị, bảo quản, thống kê, số hóa, tạo lập cơ sở dữ liệu, tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ theo quy định.

    Theo đó, việc quản lý tài liệu lưu trữ tại lưu trữ hiện hành và lưu trữ lịch sử từ 01/7/2025 sẽ được thực hiện theo quy định như đã nêu trên.

     
    108 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận