Sở hữu toàn dân hay quốc gia

Chủ đề   RSS   
  • #60264 10/09/2010

    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Sở hữu toàn dân hay quốc gia

    Đọc bài viết sở hữu toàn dân hay quốc gia từ cuộc phỏng vấn PGS. TS Phạm Duy Nghĩa (http://www.thuvienphapluat.vn/default.aspx?CT=NW&NID=36527) mình mới thấy ở VN hiện nay chế độ sở hữu toàn dân đúng là hữu danh vô thực, người dân chẳng có quyền gì đối với tài sản của mình cả.

    Còn những người được nhân dân trao quyền giữ tài sản thì cứ vô tư bán tài sản của quốc gia với giá rẻ mạt, nhất là trong lĩnh vực đất đai. Đến một lúc nào đó chợt hỏi tài sản của nhân dân còn lại là gì?

    Đất đai mang tiếng là thuộc sở hữu toàn dân nhưng thực tế đã đa phần những miếng đất béo bở đã được "tư hữu hóa" dưới dạng giấy chứng nhận quyền sử dụng dài hạn hoặc quyền khai thác. Khi nhà nước có nhu cầu thu hồi thì lại phải bồi thường theo giá thị trường. Đúng là nạc không ra nạc, mỡ không ra mỡ.

    Theo mình thì cần phải thống kê lại tài sản của nhân dân (hay của quốc gia gì đó, mình không quan tâm về vấn đề thuật ngữ, vấn đề là quản lý chúng như thế nào) hàng năm và công bố cho nhân dân biết những thay đổi cũng như những lý do chính cho sự thay đổi.

    Mọi sự chuyển nhượng tài sản của nhân dân phải có sự phê duyệt phù hợp từ đại diện của nhân dân hoặc của toàn thể nhân dân (thông qua quyền lấy ý kiến công dân) tùy mức độ giá trị của tài sản.
    Cập nhật bởi Mai_Y_Nguyen ngày 10/09/2010 11:40:25 AM

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    12181 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #60397   11/09/2010

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Chào bạn Unjustice,

    Cám ơn bạn đã post link bài viết lên đây cho mọi người đọc và suy ngẫm. Mấy năm nay chúng ta cũng thấy sự quản lý tài nguyên quốc gia của chúng ta có vấn đề nhưng chưa định hình được phải cải cách theo hướng nào?

    Bài viết của PGS. TS Phạm Duy Nghĩa đã nêu lên một hướng cải cách thật hợp lý để quản lý tài nguyên của quốc gia. Hi vọng là hướng cải cách mà các chuyên gia đề xuất sớm được nghiên cứu, áp dụng trên thực tế để chúng ta có thể cảm nhận một cách sâu sắc và toàn diện cụm từ "xã hội chủ nghĩa" ở Việt nam.
    Cập nhật bởi admin ngày 11/09/2010 08:29:39 AM

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #60425   11/09/2010

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 48 lần


    Tôi thấy ý tưởng của Ông Nghĩa cũng đáng để suy ngẫm, thấy cũng có lý. Mong rằng có nhiều nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.

    Mong mọi người cho ý kiến thêm
    Cập nhật bởi admin ngày 11/09/2010 10:30:48 AM lỗi chính tả

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #60459   11/09/2010

    DUNGTIEN66
    DUNGTIEN66

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Tôi có đọc bài ở báo Người lao động và Pháp luật Tp.HCM, đưa thông tin đưa con đi học bằng xế hộp đậu chật cổng các trường tại Hà Nội.

    Tiền ở đâu và từ đâu mà có và các bạn thử nhẩm xem tỷ lệ người dân Hà Nội là cán bộ công chức ở Hà Nội là bao nhiêu % trên tổng số cán bộ công chức cả nước.

    Lúc còn đi học, câu chuyện vui được kể khi học môn Qủan lý nhà nước. Thấy phụ trách môn này nói:" Cái gì thuộc về nhân dân đều do nhà nước thay mặt quản lý cả. Tiền thì vĩnh viễn là của nhà nước (Ngân hàng nhà nước) nên không lạ sự chuyển dịch tài sản của nhân dân cho nhà nước (thực là cán bộ nhà nước).

    Cuối cùng là nhân dân phải gánh lấy trách nhiệm: trả tiền bồi thường khi bồi thường (thực ra không phải mà là chiếm đọat qua thủ đọan biến của công thành của cá nhân), trả nợ nước ngòai (tham nhũng ở những dự án), ô nhiễm môi trường . ..

    Tại sao không đặt ra một câu hỏi: "Ai (cơ quan) là người cấp chủ quyền cho sở hữu toàn dân? Thì khi đó đụng chạm đến chuyện này thì cách giải quyết thế nào? 
    Cập nhật bởi admin ngày 11/09/2010 02:40:02 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #62298   27/09/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Đọc bài viết dưới đây mới thấy tài sản thuộc sở hữu toàn dân đang chảy máu như thế nào? Công tác quản lý cán bộ, người trực tiếp quản lý các tài sản đó đang diễn ra như thế nào?

    http://nld.com.vn/20100526103333629P0C1077/tai-san-kech-xu-cua-tong-giam-doc-tigi-tour.htm

    Chẳng biết vài năm nữa tài sản thuộc sở hữu toàn dân còn lại gì? Hay sẽ có một tầng lớp tư sản mới giàu lên thông qua con đường bất chính?

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #62302   27/09/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Mình không phản đối việc "tư hữu hóa" tài sản thuộc sở hữu toàn dân để nhằm mục đích nâng cao hiệu quả khai thác của tài sản, đem lại lợi ích tổng thể cho quốc gia.

    Nhưng vấn đề là đã qua hơn mười năm cải cách mà chúng ta vẫn chưa xây dựng được các cơ chế hiệu quả để

    + Quyết định tài sản nào cần giữ lại, tài sản nào cần tư hữu hóa;

    + Giám sát, ngăn chặn việc làm giàu bất chính của một số cán bộ nhà nước khi tham gia vào quá trình đó.

    Đây là yêu cầu và đòi hỏi chính đáng của người dân đối với bộ máy nhà nước.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #81907   10/02/2011

    tonytony
    tonytony

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/12/2010
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 107
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Buồn cười !

    Giấy tờ nhà hay đất đều ghi : Quyền sử dụng ...

    Chứ có ghi là : Quyền sở hữu ... đâu. Vậy là quá rõ rồi còn gì !

    Nhà, hay đất hay cả 2, nói gọn là BĐS gồm 3 quyền căn bản : quyền sử dụng, quyền quản lý, quyền định đoạt = tư hữu (hay sở hữu)

    Đằng này, cái quyền định đoạt, thì "anh" nào đấy (...) đoạt phức của người dân (chủ thể của tài sản đó) mất rồi.

    Nay anh phóng đường, mai anh treo cái quy hoạch lộ giới, mốt anh giải tỏa ... bất cần giá cả khiến dân điên đảo, vì anh nói là "sở hữu toàn dân", chứ có phải sở hữu của chính ông dân này đâu, nên việc ta ta cứ làm, cứ phóng, cứ treo, cứ giải tỏa, cứ bất cần nước mắt của dân.

    Nhìn cái sổ đỏ, giấy hồng gì đấy, ghi 3 chữ to tổ chảng : Quyền sử dụng .... Vậy Quyền sở hữu đâu ... ??? Hả hả, mấy "anh ở trển" ???
    Cập nhật bởi tonytony ngày 10/02/2011 08:12:10 PM Cập nhật bởi tonytony ngày 10/02/2011 08:11:44 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #81926   10/02/2011

    hungthamnhung
    hungthamnhung
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2010
    Tổng số bài viết (226)
    Số điểm: 4529
    Cảm ơn: 46
    Được cảm ơn 75 lần


    Đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Vì vậy, mọi hành vi đi ngược lại nguyên tắc này đều là vi hiến. Có điều, cần phải có người phán quyết và lựa chọn thời điểm phán quyết mà thôi.
    Chủ đề nhậy cảm, chỉ có thể nói được vậy.

     
    Báo quản trị |  
  • #83580   18/02/2011

    hienlkd
    hienlkd
    Top 500
    Female


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2010
    Tổng số bài viết (203)
    Số điểm: 2205
    Cảm ơn: 43
    Được cảm ơn 73 lần


    Nhân việc bàn đến một bài viết của PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, mình post đường link blog của thầy để mọi người tham khảo. trong này có rất nhiều bài viết hay và thú vị, cũng như nhiều liên kết hữu ích cho dân luật http://phamduynghia.blogspot.com
     
    Báo quản trị |  
  • #87530   10/03/2011

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


    Chào mọi người,

        Riêng bàn về sở hữu đất đai, tôi nghĩ do nước ta không công nhận quyền tư hữu đất đai nên mới phát sinh nhiều rắc rối trong lĩnh vực đất đai ở VN. Hệ lụy của nó là pháp luật về đất đai vô cùng rối rắm, phức tạp, phát sinh nhiều tranh chấp khó giải quyết và kéo dài, nhiều tình huống tréo ngoe.

        Ví dụ: một trường hợp trên một mảnh đất có căn nhà: ông A được "sở hữu" quyền sử dụng đất của miếng đất đó, nhưng Bà B lại có quyền sở hữu căn nhà trên đất. Như vậy, khi ông A muốn xây nhà thì sao? ông A phải mua lại quyền sở hữu căn nhà của bà B. Giả sử nếu bà B đòi bán giá trên trời hoặc không chịu bán thì cả đời ông A cũng không thể có nhà trên đất của mình được. 

        Vài dòng trao đổi cho vui thôi, hy vọng mọi thứ sẽ tốt hơn.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
  • #88665   16/03/2011

    hoadainhan1
    hoadainhan1
    Top 150
    Lớp 2

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:08/03/2011
    Tổng số bài viết (586)
    Số điểm: 3773
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 190 lần


         Chào các bạn,
        Ở Việt Nam vấn đề đất đai rất phức tạp. Sở dĩ đất đai Nhà nước không thể tư hữu hóa được là vì (theo mình nghĩ): Nếu Nhà nước mình tư hữu hóa đất đai thì sẽ không thể thu hồi được, đã tư hữu hóa rồi thì đất này sẽ thuộc sở hữu của một tổ chức hay một cá nhân nào đó và khi đó họ được toàn quyền quyết định và Nhà nước không được can thiệp (cái đó mới là cái quan trọng) và còn nhiều vấn đề hệ lụy có ý nghĩa tầm quốc gia sẽ phát sinh khác nữa nếu tư hữu hóa đất đai. Vì vậy nó là tài sản vô giá của quốc gia. Do vậy, mới có quy định :"đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước sở hữu". mà một khi Nhà nước đã sở hữu rồi thì Nhà nước được toàn quyền quyết định. mà Nhà nước ở đây là ai ? Toàn dân ở đây là ai ? tôi xin trả lời luôn: Nhà nước ở đây, toàn dân ở đây chính là đại diện cho các anh cán bộ giữ các chức vụ quan trọng trong UBND, hoặc thấp hơn là các anh cán bộ nhân viên "quèn". Nhưng cho dù anh có làm chức vụ to hay nhỏ cũng đều có những quyền lực nhất định mà Nhà nước đã trao hẳn cho anh cái quyền được đại diện cho một Cơ quan Nhà nước để thực thi pháp luật.
        Chính từ những cái quyền đặc biệt đó, mà đã có lắm kẻ biết lợi dụng nó để trục lợi về đất đai cho mình (bằng cách này hay cách khác), còn người dân thì chẳng có được lợi cái gì không những thế mà còn bị thiệt thòi nhiều là đàng khác, dẫn đến việc khiếu kiện kéo dài, dai dẳng... gây rất nhiều bức xúc cho người dân.
        Ở đây chỉ nói sơ sơ về cái quyền sở hữu toàn dân, cái quyền sở hữu của Nhà nước đã là phức tạp như vậy, huống hồ khi nói đến cái quyền người dân được tư hữu hóa đất đai thì Nhà nước sẽ còn gì ? đã tư hữu rồi thì khi Nhà nước muốn thu hồi cũng không được, mà chỉ thỏa thuận mua lại theo giá thỏa thuận giữa người dân với Nhà nước, gọi là "thuận mua vừa bán" chứ Nhà nước không có quyền thu hồi. Do vậy, lúc đó sẽ rất khó khăn cho Nhà nước. Nói chung: #1f497d;">"Cái gì đã có lợi cho Nhà nước thì ắt người dân sẽ bị thiệt, mà cái gì đã có lợi cho người dân thì ắt Nhà nước sẽ bị thiệt". và để minh chứng cho câu nói này của tôi thì từ xưa đến nay thực tế cũng đã chứng minh cho thấy như vậy, các bạn thử nghĩ có đúng không ? Tôi đơn cử lấy ví dụ về đất đai (trong hàng ngàn ví dụ khác) để cho dễ thấy: khi Nhà nước thực hiện quyền của mình là thu hồi đất của người dân, thì Nhà nước áp giá theo quy định của Nhà nước, không áp giá theo thị trường để bồi thường cho người dân, sau đó #1f497d;">giao lại ...!!! cho nhà đầu tư làm nhà khu dân cư và sau đó bán lại cho dân với giá cao, thì #1f497d;">ai ... sẽ được lợi ? còn người dân thì sao... !!! và có khiếu kiện cho lắm thì cũng khó mà đòi bồi thường giá cao theo sát giá thị trường được (trừ khi Nhà nước chịu điều chỉnh lại mức gia cao hơn). Vậy vấn đề còn lại là: "#1f497d;">làm sao biết cân bằng hài hòa giữa hai cái quyền lợi mà dường như đối lập này" là cả một vấn đề khó khăn".
        Do vậy, vấn đề tôi muốn nói ở đây là các bạn muốn tư hữu hóa vấn đề đất đai ư ? Còn xưa các bạn ạ ! Tôi dám chắc như vậy ? Nếu tư hữu hóa về đất đai thì kết quả như thế nào thì chắc các bạn đã biết.
        Vài lời chia sẻ cùng các bạn.
        Thân ái.

    Luật sư Nguyễn Hòa, thuộc Văn phòng luật sư NGUYỄN HÒA. ĐT 0903376602

    Địa chỉ: 276 đường Lê Duẩn, Phường Đập Đá, Thị xã An Nhơn, T. Bình Định

    Điện thoại : 0903376602

    Email: luatsuhoa@yahoo.com.vn

    Luật sư sẽ sẵn sàng trực tiếp nhận hồ sơ vụ việc để trợ giúp pháp lý trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.

    Hân hạnh được phục vụ hài lòng quý khách.

     
    Báo quản trị |  
  • #88703   16/03/2011

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


    hoadainhan1 viết:

         Chào các bạn,
        Ở Việt Nam vấn đề đất đai rất phức tạp. Sở dĩ đất đai Nhà nước không thể tư hữu hóa được là vì (theo mình nghĩ): Nếu Nhà nước mình tư hữu hóa đất đai thì sẽ không thể thu hồi được, đã tư hữu hóa rồi thì đất này sẽ thuộc sở hữu của một tổ chức hay một cá nhân nào đó và khi đó họ được toàn quyền quyết định và Nhà nước không được can thiệp (cái đó mới là cái quan trọng) và còn nhiều vấn đề hệ lụy có ý nghĩa tầm quốc gia sẽ phát sinh khác nữa nếu tư hữu hóa đất đai. Vì vậy nó là tài sản vô giá của quốc gia. Do vậy, mới có quy định :"#00b050;">đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước sở hữu". mà một khi Nhà nước đã sở hữu rồi thì Nhà nước được toàn quyền quyết định. mà Nhà nước ở đây là ai ? Toàn dân ở đây là ai ? tôi xin trả lời luôn: Nhà nước ở đây, toàn dân ở đây chính là đại diện cho các anh cán bộ giữ các chức vụ quan trọng trong UBND, hoặc thấp hơn là các anh cán bộ nhân viên "quèn". Nhưng cho dù anh có làm chức vụ to hay nhỏ cũng đều có những quyền lực nhất định mà Nhà nước đã trao hẳn cho anh cái quyền được đại diện cho một Cơ quan Nhà nước để thực thi pháp luật.
     



    Chào bạn,

        Những ý kiến của bạn hoàn toàn hợp lý. Chỉ xin đính chính một câu thôi, thường người ta nói: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý" chứ nhà nước không sở hữu đất đai. Vì nghe lạ tai nên phát hiện ngay. Rất vui khi được trao đổi. Thân.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
  • #88672   16/03/2011

    hoadainhan1
    hoadainhan1
    Top 150
    Lớp 2

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:08/03/2011
    Tổng số bài viết (586)
    Số điểm: 3773
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 190 lần


       Chào các bạn,
        ..... Riêng vấn đề ông Nghĩa nói là "phân cấp sở hữu", và có nên sửa từ "sở hữu toàn dân" thành "sở hữu quốc gia". 
        Về vấn đề đầu tiên mà ông Nghĩa nói, quả thật là quá khó để phân cấp, vì từ xưa đến nay, khi đã nói thuộc "sở hữu Nhà nước", đồng nghĩa với cụm từ "sở hữu toàn dân" mà đã sở hữu toàn dân thì hiện nay chỉ có Chính phủ là người đại diện duy nhất cho khối tài sản này. Cho nên phải nói mọi quyền lợi đều dồn về cơ quan này hết còn dưới Chính phủ là cơ quan nào ? Chính là UBND các cấp. Thật ra mà nói như ông Nghĩa thì cho dù có phân cấp sở hữu hay vẫn như hiện nay cũng đều giống nhau cả mà thôi. Bởi vì, anh có phân cấp cho cơ quan này quản lý khối tài sản kia, thì cũng phải thông qua Chính phủ, vì Chính phủ là cơ quan tổng quản quyết định mọi thu chi của đất nước. Vậy phân cấp làm gì chi cho thừa vậy. Theo tôi nghĩ không nên phân cấp sở hữu làm chi.
        Tuy nhiên, vấn đề cần phải thay đổi cụm từ "sở hữu toàn dân" thành cụm từ "sở hữu quốc gia", hay "Sở hữu Nhà nước" thì nghe nó chuẩn và chính xác hơn. Đừng nên để cụm từ "sở hữu toàn dân" nghe nó làm sao ấy ! Nghe như cứ nghẹn ngào !
         Vài lời tâm sự cùng các bạn.

    Luật sư Nguyễn Hòa, thuộc Văn phòng luật sư NGUYỄN HÒA. ĐT 0903376602

    Địa chỉ: 276 đường Lê Duẩn, Phường Đập Đá, Thị xã An Nhơn, T. Bình Định

    Điện thoại : 0903376602

    Email: luatsuhoa@yahoo.com.vn

    Luật sư sẽ sẵn sàng trực tiếp nhận hồ sơ vụ việc để trợ giúp pháp lý trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.

    Hân hạnh được phục vụ hài lòng quý khách.

     
    Báo quản trị |  
  • #93519   07/04/2011

    theo mh nghĩ tất cả điều của nhân dân,nhà nước chỉ có tránh nhiệm quả lý.mà nếu ng lảnh đạo ko đạt theo nguyện vọng của nhân dân,thì nhân dân có quyền đề nghị thay lảnh đạo,vì lương của lảnh đạo là dân trả.mà nếu dân trả thì có quyền đòi hỏi

    Vẫn kiêu hảnh ngẩng cao đầu kiêu hảnh.Vẫn cúi đầu tự nhủ phải cố lên.Trời cao tôi là vì sao lẻ.Dưới mặt đất tôi là kẻ cô đơn.Nổi buồn ơi nếu ngày là vật chất.Thì ta là kẻ giàu nhất thế gian.

     
    Báo quản trị |  
  • #553426   29/07/2020

    nghuynhminhkhoi
    nghuynhminhkhoi
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/06/2020
    Tổng số bài viết (388)
    Số điểm: 2231
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 22 lần


    Cảm ơn về vấn đề được đưa ra bàn thảo của bạn. ở đây, khái niệm toàn dân là khái niệm khá trừu tượng và mơ hồ vì cứ nói toàn dân sở hữu vậy toàn dân là ai và phải chăng ai cung sẽ có quyền tư hữu hoá và bản chất theo ý muốn của mình. Nói như vậy không thể phủ nhận vai trò Nhà nước trong việc quản lý xã hội điển hình ở các quốc gia theo mô hình Xã hội chủ nghĩa.

    Cập nhật bởi nghuynhminhkhoi ngày 30/07/2020 10:51:09 CH sửa chính tả
     
    Báo quản trị |  
  • #568184   26/02/2021

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1197)
    Số điểm: 8760
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Quan điểm khá đồng thuận cần phải thống kê lại tài sản của nhân không quan tâm về vấn đề thuật ngữ, vấn đề là quản lý chúng như thế nào?  hàng năm và công bố cho nhân dân biết những thay đổi cũng như những lý do chính cho sự thay đổi. Có như vậy, người dân mới có sự tin tường thực tế hơn là chỉ nghe như một lời tránh né bởi câu từ.

     

     
    Báo quản trị |