Sinh viên luật thắng kiện

Chủ đề   RSS   
  • #62838 01/10/2010

    hovanhong129
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 48 lần


    Sinh viên luật thắng kiện

    Báo pháp luật mới đăng bài sinh viên luật thắng kiện chánh thanh tra GTVT Cần thơ
    http://phapluattp.vn/2010092911415728p1063c1016/sinh-vien-luat-thang-kien-chanh-thanh-tra-so-gtvt.htm
    Mời các bạn đọc và cho ý kiến về lý lẽ của các bên xung quanh vụ kiện này.
    Cập nhật bởi admin ngày 01/10/2010 05:57:48 PM Hiển thị ra trang chủ

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    16669 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #62851   01/10/2010

    vothuha87
    vothuha87

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2010
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 51
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Cho mình tham gia ý kiến với nhé!

    Chúng ta đang sống trong một xã hội pháp quyền, chúng ta đựơc  làm những gì mà pháp luật" không cấm" chứ không phải làm những gì mà pháp luật "cho phép."

    Anh siên viên luật đi kiện là đúng rồi( nhưng mình nghĩ không ai cũng làm được như anh ấy nhỉ!). Đâu phải là Công an giao thông thì thích phạt lúc nào cũng được đâu?

    Bên bị thua cũng đúng thôi, xử phạt mà không biết bên bị xử phạt vi phạm điều gì, luật nào quy định, không chỉ ra được văn bản áp dụng xử phạt. Nói chung chung như vậy sao chấp nhận đựoc chứ!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vothuha87 vì bài viết hữu ích
    nguyenhaz1 (23/10/2015)
  • #62933   02/10/2010

    hangxinhxan
    hangxinhxan
    Top 500


    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2009
    Tổng số bài viết (187)
    Số điểm: 1783
    Cảm ơn: 23
    Được cảm ơn 27 lần


    dân luật nhà mình đã tranh cải vấn đề về phạt tiền bừa bãi của các chú công an:
    http://danluat.thuvienphapluat.vn/Forums/ShowPosts.aspx?ThreadID=34179&PageIndex=1#62303
    giờ thì có câu trả lời rồi. coi như vụ này giúp dân luật nhà minh giải quyết được bức xúc dồn nén từ lâu

    hỏi một câu chỉ dốt chốc lát. nhưng không hỏi sẽ dốt nát cả đời

     
    Báo quản trị |  
  • #62935   02/10/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Có thể xử ông chánh án tòa sơ thẩm về tội ra quyết định trái pháp luật ở điều 296 BLHS không nhỉ !?
    Ông này thừa biết là sai, nhưng vẫn bác đơn của anh chàng kia. Hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra là người dân mất niềm tin vào phán quyết của Nhà nước, ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước.

    Mà mấy ông thanh tra kia, nhất là ông chánh thanh tra, không biết luật gì cả, thì làm sao mà làm thanh tra được !?
    Phải cách chức hết cả.


    Cập nhật bởi boyluat ngày 02/10/2010 03:34:11 PM

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #62968   03/10/2010

    hiden_face
    hiden_face
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Bạc Liêu, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2010
    Tổng số bài viết (303)
    Số điểm: 3851
    Cảm ơn: 102
    Được cảm ơn 121 lần


         Sinh viên nhà mình thắng được vụ này coi như giải quyết được nhiều bức xúc...chứ mình thấy có mấy "chú" công an giao thông cứ tùy tiện xử phạt...thậm chí có nhiều lần mình thấy mấy chú nhận tiền mà tha xử phạt lắm!!! bức xúc nhưng ko biết làm gì...bjờ thấy sinh viên nhà mình thắng kiện thấy cũng đở phần nào bức xúc.

    ngotungan1989@gmail.com

    When you cant be by my side...you are in my heart...

     
    Báo quản trị |  
  • #63016   04/10/2010

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 48 lần


    Cám ơn mọi người cho ý kiến, nhưng mình thấy mọi người chưa hiểu ý mình
    Mình muốn mọi người đặt mình vào vị trí của các bên để đánh giá nhận định lập luận của bên kia là đúng hay sai? sai ở chỗ nào? đúng ở chỗ nào?
    ví dụ :
    Chủ tọa ( Ông Toà) vặn: “Nếu không có trách nhiệm cắm biển báo, sao thanh tra giao thông lại đi xử phạt?”.
    Đại diện bị đơn( chánh thanh tra GTVT) cho rằng dù không có biển báo nhưng hành vi của anh Quân đã vi phạm quy định Luật Giao thông đường bộ và một số văn bản khác.

    Nếu bạn ở vị trí ông Ông chánh thanh tra GTVT thì câu trên của Toà đúng hay sai?
     đúng hay sai?
    Nếu bạn là Ông Toà thì nhận định trên của Ông TTGT là đúng hay sai?

    Nếu bạn đọc kỹ bài viết trên sẽ có nhiều vấn đề chưa được làm rõ trong đó.

    @thuha 10121987: Bạn viết rằng :
    chúng ta đựơc  làm những gì mà pháp luật" không cấm" chứ không phải làm những gì mà pháp luật "cho phép."
    Cần phải nói rõ ràng: chúng ta ở đây là góc độ nào???
    Nếu là người dân được phép làm những gì mà pháp luật không cấm, nhưng nếu là cán bộ công chức ( nhất là người thực thi pháp luật) chỉ được làm những gì pháp luật cho phép.
    Đôi điều tranh luận cho vui, mong mọi người tham gia sôi nổi
    Cập nhật bởi hovanhong129 ngày 04/10/2010 07:53:51 AM

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #63025   04/10/2010

    hovanhong129 viết:
    Cám ơn mọi người cho ý kiến, nhưng mình thấy mọi người chưa hiểu ý mình
    Mình muốn mọi người đặt mình vào vị trí của các bên để đánh giá nhận định lập luận của bên kia là đúng hay sai? sai ở chỗ nào? đúng ở chỗ nào?

    ví dụ :
    Chủ tọa ( Ông Toà) vặn: “Nếu không có trách nhiệm cắm biển báo, sao thanh tra giao thông lại đi xử phạt?”.
    Đại diện bị đơn( chánh thanh tra GTVT) cho rằng dù không có biển báo nhưng hành vi của anh Quân đã vi phạm quy định Luật Giao thông đường bộ và một số văn bản khác.

    Nếu bạn ở vị trí ông Ông chánh thanh tra GTVT thì câu trên của Toà đúng hay sai?
     đúng hay sai?
    Nếu bạn là Ông Toà thì nhận định trên của Ông TTGT là đúng hay sai?

    Nếu bạn đọc kỹ bài viết trên sẽ có nhiều vấn đề chưa được làm rõ trong đó.

    @thuha 10121987: Bạn viết rằng :

    chúng ta đựơc  làm những gì mà pháp luật" không cấm" chứ không phải làm những gì mà pháp luật "cho phép."
    Cần phải nói rõ ràng: chúng ta ở đây là góc độ nào???

    Nếu là người dân được phép làm những gì mà pháp luật không cấm, nhưng nếu là cán bộ công chức ( nhất là người thực thi pháp luật) chỉ được làm những gì pháp luật cho phép.

    Đôi điều tranh luận cho vui, mong mọi người tham gia sôi nổi


    Về nguyên tắc anh là người đi xe, đỗ xe...(goi chung là tham gia giao thông, không phải c1 chạy xe mới gọi là tham gia giao thông nhé) thì anh phải tuân theo những quy định của Luật giao thông đường bộ (do tui là dân nên tui không biết văn bản có liên quan là cái gì mà tuân theo, anh muốn tui làm theo thì anh phải có hướng dẫn cụ thể, ở đây là biển báo cầm đỗ xe dưới long đường) về nguyên tắc, đa số con đường đều không cho đổ xe ở lòng đường, trong vụ này là đường quốc lộ, nên đương nhiên là k cho đổ xe oto.

    Anh là người đi oto anh lái oto thì đương nhiên anh cần có kiến thức tối thiểu về vấn đề này. Không cần có biển báo thì đường quốc lộ vẫn cấm oto đổ dưới lòng đường...

    Vì nếu ai cũng như anh thì lấy đâu ra đường trống để lưu thông?=> cái dở của anh GTVT là không thuê 01 LS hẳn hoi để bảo vệ quyền lợi cho mình trong vụ kiện mà ủy quyền cho 01 anh kiến thức pháp luật lơ mơ tham gia phiên Tòa. Thua kiện là cái chắc...
    Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 11/10/2010 08:58:27 AM cách dòng
     
    Báo quản trị |  
  • #63061   04/10/2010

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 48 lần


    Cám ơn bạn đã có 1 ý hay, đó là Ông chánh thanh tra GTVT đã ko thuê Luật sư trong vụ này. Vậy giả sử bạn là Luật sư, đại diện cho ông Chánh TTGT thì bạn sẽ cãi như thế nào?

    Nếu cãi như cách viết như trên thì không được rồi: đường bộ nói chung (trong đó  có quốc lộ )  là nơi diễn ra mọi hoạt động giao thông ( xe chạy, dừng đỗ..) đều được phép, nó chỉ bị cấm khi có biển báo cấm.

    Không có quy định nào cấm xe dừng đỗ trên đường quốc lộ. Vậy bạn phải bảo vệ cho thân chủ của bạn như thế nào? dựa vào quy định của pháp luật chứ không thể theo cảm nhận hoặc suy đoán.

    Mời các bạn cùng tham gia.
    Cập nhật bởi ThanhLongLS ngày 13/10/2010 10:07:17 AM Cập nhật bởi hovanhong129 ngày 04/10/2010 01:26:30 PM

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #78307   11/01/2011

    buianhtulotte
    buianhtulotte

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2011
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    hovanhong129 viết:
    Cám ơn bạn đã có 1 ý hay, đó là Ông chánh thanh tra GTVT đã ko thuê Luật sư trong vụ này. Vậy giả sử bạn là Luật sư, đại diện cho ông Chánh TTGT thì bạn sẽ cãi như thế nào?

    Nếu cãi như cách viết như trên thì không được rồi: đường bộ nói chung (trong đó  có quốc lộ )  là nơi diễn ra mọi hoạt động giao thông ( xe chạy, dừng đỗ..) đều được phép, nó chỉ bị cấm khi có biển báo cấm.

    Không có quy định nào cấm xe dừng đỗ trên đường quốc lộ. Vậy bạn phải bảo vệ cho thân chủ của bạn như thế nào? dựa vào quy định của pháp luật chứ không thể theo cảm nhận hoặc suy đoán.

    Mời các bạn cùng tham gia.

    Mình thay bạn hovanhong129 nói rất có lý. người ta sinh ra luật và biển báo trong luật giao thông để làm gì? 
     
    Báo quản trị |  
  • #63063   04/10/2010

    manhtamvt
    manhtamvt
    Top 500
    Lớp 2

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2010
    Tổng số bài viết (363)
    Số điểm: 3287
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Chào hovanhong129 !

    Nếu đại diện cho ông Chánh TTGT thì căn cứ theo điểm d khoản 3 điều 18 luật giao thông đường bộ :

    “ Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ

    1. Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.

    2. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.

    3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:

    a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

    b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;

    c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;

    d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;

    ……………….”

    Cập nhật bởi manhtamvt ngày 04/10/2010 01:39:27 PM

    We can do !

     
    Báo quản trị |  
  • #63087   04/10/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Em thấy anh manhtamvt trích điều này để biện hộ là không đủ căn cứ.

    " c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó; "

    Ở đây là áp dụng luật giao thông đường bộ, nên ai cũng như ai, chỉ cần pháp luật không cấm là ta được làm. Ở đây, đoạn đường này đã không có biển báo cấm đỗ, tức là không cấm người dân đỗ xe ở đây thôi, chứ có phải là bắt người dân phải đỗ những chỗ Nhà nước cho phép đỗ đâu chứ. Mà cũng còn không biết đoạn này có chỗ cho đỗ xe không nữa.

    Như vậy là trích điều này là không đúng để bảo vệ cho quan điểm của ông Chánh TTGT.



    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #63090   04/10/2010

    manhtamvt
    manhtamvt
    Top 500
    Lớp 2

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2010
    Tổng số bài viết (363)
    Số điểm: 3287
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Chào boyluat !
    Đúng vậy đây đang giả thiết không có điểm đỗ xe vì vậy mới chiếu theo điểm d, chắc chắn lái xe không mang theo biển báo hiệu nguy hiểm để mà đặt phía trước phía sau như qui định :
    điểm d như sau : " Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết"
    Cập nhật bởi manhtamvt ngày 04/10/2010 04:52:01 PM

    We can do !

     
    Báo quản trị |  
  • #63102   04/10/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Uhm, đúng rồi, em không để ý lắm. @@

    Nhưng anh này vi phạm vào năm 2009, tức là áp dụng điểm g, khoản 3, điều 8 Nghị định 146/2007/NĐ-CP vậy anh này cũng chỉ bị phạt từ 100k đến 200k là cùng thôi.

    "g. Rời vị trí lái khi dừng xe; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn; không đặt báo hiệu cho người điều khiển phương tiện khác biết khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy"

    Anh dùng điều này để biện hộ cho ông này phạt anh này thì đúng, nhưng để bào chữa cho hành vi phạt của ông này là sai rồi.

    Ông này phạt anh này 300.000 đồng về hành vi để xe, đỗ xe ở lòng đường, hè phố trái quy định của pháp luật.

    Tức là ông này dùng điểm b khoản 4 điều 12 Nghị định 146/2007/NĐ-CP

    " b) Để xe, đỗ xe ở lòng đường, hè phố trái quy định của pháp luật;"

    Như vậy thì anh này cãi là đúng, vì ông ko quy định nơi đây là không cho đỗ xe.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #63105   04/10/2010

    lskhanh
    lskhanh

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 468
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 2 lần


    Xin chào mọi người,

        Tôi xin được tham gia trao đổi về việc đỗ xe ô-tô như sau: 

        Luật không cấm người tham gia giao thông dừng, đỗ xe ở lòng đường (trừ trường hợp nơi đó bị cấm dừng, đỗ hoặc các trường hợp khác mà luật quy định). 

        Xét đến trường hợp của anh sinh viên này, tôi nghĩ rằng anh đã đỗ xe trên đoạn đường không có biển cấm đỗ hoặc không phải là nơi cấm đỗ (theo Khoản 4 Điều 18 và Điều 19 LGTĐB 2008) thì hoàn toàn đúng quy định, không thể phạt vi phạm được.  

       Tuy nhiên, Điểm a và Điểm d Khoản 3 Điều 18 LGTĐB quy định người điều khiển phương tiện khi dừng, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:

        a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
        ...
        d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;

        Như vậy, có chăng là anh sinh viên này vi phạm Điểm a và Điểm d Khoản 3 Điều 18 LGTĐB nói trên, và mức phạt vi phạm từ 100.000-200.000 đồng được quy định tại Điểm d và Điểm g Khoản 3 Điều 8 Nghị định 146 xử phạt vi phạm trong lĩnh vực hành chính. Trên thực tế, hầu hết các xe đỗ trên lòng đường đều không thực hiện theo quy định này, đặc biệt là Điểm d Khoản 3 Điều 18 LGTĐB nói trên. Tức là, anh sinh viên đã đỗ xe tại nơi không bị cấm là đúng quy định, nhưng muốn đỗ xe tại đó phải đảm bảo Điểm a và Điểm d Khoản 3 Điều 18 LGTĐB nói trên

        Nếu tôi là người của Sở GTVT Cần Thơ, thì tôi sẽ vận dụng điều khoản nói trên để bảo vệ quyết định phạt của cơ quan mình, mặc dù mức phạt áp dụng không phù hợp (100.000-200.000 đồng, thay vì 300.000 đồng). Ở Hà Nội, nghe nói nếu đỗ ở nơi không có biển cấm đỗ vẫn bị xử phạt như thường.

        Vài trao đổi, mong mọi người góp ý. Thân.
    Cập nhật bởi ThanhLongLS ngày 13/10/2010 10:07:39 AM Cập nhật bởi lskhanh ngày 04/10/2010 08:50:21 PM Cập nhật bởi lskhanh ngày 04/10/2010 06:33:27 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #63114   04/10/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Chào lskhanh, em chỉ là sinh viên thôi, xin có ý kiến trao đổi với luật sư: Việc ls trích điều Điểm d Khoản 3 Điều 18 LGTĐB, Điểm g Khoản 3 Điều 8 Nghị định 146 xử phạt vi phạm trong lĩnh vực hành chính em không có ý kiến, nhưng việc ls trích Điểm a Khoản 3 Điều 18 LGTĐB, Điểm d Khoản 3 Điều 8 Nghị định 146 xử phạt vi phạm trong lĩnh vực hành chính em thấy không hợp lý lắm.

    Em nói vậy ở chỗ, là khi thanh tra giao thông đến, anh này đã đỗ xe ở đường và đang uống cà phê. Như vậy là thanh tra giao thông không có mặt ở hiện trường lúc anh này đỗ xe. Như vậy, nếu không có việc điều tra xác minh, thì khẳng định anh này đỗ xe mà không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết là không có cơ sở. Mà thực tế là cũng chưa có ai điều tra chuyện này. Nên em nghĩ là việc ls trích Điểm a Khoản 3 Điều 18 LGTĐB, Điểm d Khoản 3 Điều 8 Nghị định 146 để làm căn cứ xử phạt anh này, em thấy không hợp lý lắm.
    Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 11/10/2010 09:00:35 AM chinh font

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #63119   04/10/2010

    lskhanh
    lskhanh

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 468
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 2 lần


    Chào bạn boyluat,

        Tôi cũng chỉ là sinh viên mà. Bạn đã có ý kiến rất hay. Nhưng, quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 18 LGTĐB là khi dừng, đỗ xe người tham gia giao thông phải có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết, theo tôi hiểu có 2 ý nghĩa: 1) khi bắt đầu cho xe vào chỗ dừng, đỗ phải có đèn signal để báo hiệu xe tấp lề phải vào chỗ dừng, đỗ; và 2) khi đã dừng, đỗ phải có tín hiệu đèn báo cho người khác biết xe đang dừng, đỗ (như đèn đờ-mi, đèn đỗ xe hoặc đèn signal phải hoặc đèn ưu tiên). Điều này sẽ giúp người tham gia giao thông biết là xe bạn đang dừng, đỗ và không đang di chuyển để họ tránh hoặc giảm tốc độ. 

        Tôi đoán bạn hiểu theo ý nghĩa số 1, còn tôi thì hiểu theo ý số 2. Nếu hiểu như bạn thì tôi dẫn chiếu điều luật không chính xác. Nếu bạn công nhận và hiểu theo ý nghĩa số 2, thì tôi đúng nhé. Vậy theo bạn thì tôi hiểu đúng hay không??? và các bạn khác thấy thế nào?/ Thân.
    Cập nhật bởi lskhanh ngày 04/10/2010 10:18:32 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #63120   04/10/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Ở điều 18 LGTĐB, khoản 3, theo mình hiểu các điểm a, b, c, d của nó là theo trình tự đỗ xe.

    Việc "khi đã dừng, đỗ phải có tín hiệu đèn báo cho người khác biết xe đang dừng, đỗ" theo mình nghĩ là thuôc điểm d "Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn..." rồi.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #63137   05/10/2010

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 48 lần


    @boyluat và lskhanh:

    Nhận định của cả 2 bạn đều chưa chính xác. Trong vụ án này không có chữ "Nếu" mà các bạn đưa ra nhận định " nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải ..."

    Về điều khoản : TTGT đang xử phạt theo lỗi để xe ở lòng đường trái quy định pháp luật, mức phạt tiền là 300.000đ, chứ không phải lỗi như các bạn nêu ( mức xử phạt từ 100.000-200.000)

    Nếu áp dụng sai điều khoản thì toà chỉ việc tuyên là áp dụng sai điều luật là có thể bác bỏ quyết định xử phạt được rồi, không cần phải tranh luận căng thẳng như vậy.

    Có thể kết luận là nhận định của các bạn là không chính xác, mời các bạn chuẩn bị lại hồ sơ để tham gia thảo luận tiếp.

    Mời các bạn tiếp tục thảo luận, nhất là các luật sư tham gia bảo vệ nguyên và bên bị kiện.

    Lưu ý là nhận xét cả về nhận định của Toà và Viện kiểm sát nữa nhé ( topic này đề nghị xem xét nhận định của tất cả các bên liên quan). Lúc đầu tôi ko đặt vấn đề Luật sư, nhưng sau khi tiếp thu ý kiến của 1 thành viên thì Tôi mở rộng thêm cả Luật sư nữa ( Coi như chúng ta là Luật sư, nhưng phải công tâm)
    Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 11/10/2010 09:01:01 AM Cập nhật bởi hovanhong129 ngày 05/10/2010 10:14:43 AM

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #63148   05/10/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    @ anh hovanhong129: Đoạn trên em đã trình bày là ông TTGT phạt sai rồi mà anh, câu trả lời thứ 2 của em đó. Còn câu thứ 3 và 4 là em tranh luận với bạn lskhanh thôi, có thể là không đúng chủ đề của topic, em xin rút kinh nghiệm.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #63151   05/10/2010

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 48 lần


    Tôi muốn nghe thêm nhiều ý kiến nữa, trước khi đưa ra nhận định của mình, tuy nhiên có thể thấy ở đây có một sự nhầm lẫn lớn làm mọi người cứ suy luận sai theo hướng đó.

    - Lỗi để xe ở lòng đường trái quy định pháp luật với Lỗi dừng, đỗ xe ở nơi có biển cấm đỗ cấm dừng là 2 lỗi hoàn toàn khác nhau. Vì vậy bên nguyên cứ kiện bên bị vì sao ở đây ko có biển báo cấm mà lại phạt tôi lỗi để xe trái quy định pháp luật là một đòi hỏi vô lý, không thể chấp nhận được.

    - Ở đây có 1 nhận định sai hoàn toàn của ông Toà:

    Chủ tọa ( Ông Toà) vặn: “Nếu không có trách nhiệm cắm biển báo, sao thanh tra giao thông lại đi xử phạt?”.

    Ghi chú: Ông TTGT cũng như Ông Toà là người thực thi pháp luật, chuyên xử phạt các hành vi vi phạm ( chỉ khác 1 chút là Ông Toà thì xử theo Luật tố tụng còn ông TTGT thì xử theo nghị định xử lý VPHC)

    Cả 2 ông này chỉ căn cứ quy định pháp luật để xử phạt chứ có ông nào được quyền đặt ra quy định này hay quy định kia đâu? Ông toà có ban hành Luật này nọ đâu mà vặn vẹo ông TTGT là vì sao ko cắm biển báo mà xử phạt

    Rõ cái ông toà này sai lè lè ra đấy mà còn làm khó ông TTGT.Chẳng hiểu ông này có bao giờ tự hỏi: Nếu không ban hành các quy định pháp luật, tại sao Toà án lại tham gia xét xử các cụ án????

    Cái này thấy rõ ràng nhất ( Tôi cũng trích dẫn câu này trước mà), vậy mà ko ai có ý kiến gì là sao????

    Tôi chỉ gợi ý vậy thôi, mời các bạn suy nghĩ và tranh luận tiếp.
    Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 11/10/2010 09:02:07 AM cách dòng Cập nhật bởi hovanhong129 ngày 05/10/2010 11:19:11 AM

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #63387   08/10/2010

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 48 lần


    Topic này chắc không có ai tham gia nữa. Tôi xin trình bày ý kiến của mình, có gì chưa đồng ý các bạn trao đổi thêm nhé:

    - Về Ông Toà: như đã trình bày, Ông Toà và Ông TTGT đều là người thực thi công vụ, với chức năng xử phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực mà mình phụ trách. Cả 2 ông này đều không tự mình ban hành những quy định buộc người khác phải thực hiện, mà chỉ thực hiện nhiệm vụ phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm ( tất nhiên lĩnh vực của ông Toà có khác với ông TTGT) nhưng chức năng thì như nhau mà thôi. Ông Toà không ban hành Luật, cũng như ông TTGT không tự mình đi cắm biển báo giao thông. Vậy hà cớ gì mà ông Toà vặn vẹo ông TTGT như bài báo viết ( sai sót 1). việc Ông toà chấp nhận thụ lý vụ án kiện của Anh Quân, rất có thể xuất phát tự nhận định như vậy cộng với đơn kiện của anh Quân là không có biển báo cấm mà xử phạt anh Quân lỗi đỗ xe ở lòng đường trái quy định pháp luật để quyết đưa ra toà xét xử  thì đây lại là sai sót 2 của Toà (đây là tôi giả định, chứ mình có biết được nội dung chấp nhận thụ lý vụ việc đâu).

    - Về Ông chánh TTGT: Ông chánh thanh tra GTVT là người ra quyết định xử phạt VPHC trên cơ sở biên bản VPHc của thanh tra viên GTVT, tuy nhiên vì biên bản VPHC này được lập mà không có chữ ký của người vi phạm, về nguyên tắc ông chánh phải làm rõ hành vi và mức độ sai phạm mới ra quyết định xử phạt được( sai sót1), ở đây ông đã không làm rõ hành vi vi phạm mà ra quyết định xử phạt ngay.

    Mặt khác khi đã có đơn khiếu nại ông lại không tổ chức đối thoại để làm rõ sự việc, phân tích hành vi mức độ sai phạm để người vi phạm nhận thức được hành vi của mình, tâm phục khẩu phục., chấp hành quyết định xử phạt. Luật KNTC quy định bắt buộc phải  tổ chức đối thoại giữa các bên liên quan. Nhẽ ra ông phải tổ chức để người lập niên bản, người vi phạm và Ông Chánh gặp nhau, trình bày, làm rõ sự việc để có quyết định giải quyết khiếu nại hợp tình hợp lý ( sai sót2).

    Khi đã có đơn khởi kiện tại toà, về nguyên tắc toà án tổ chức hoà giải, không biết tại buổi hoà giải này các bên trình bày thế nào mà hoà giải không thành dẫn đến phải mở phiên toà xét xử. Sai sót 3 của ông Chánh là công tác chuẩn bị hầu toà của ông quá kém, không củng cố chứng lý, cử người đại diện mà không nắm vững pháp luật, không nắm rõ vụ việc nên như các bạn đánh giá "thất bại là cái chắc".

    Nhẽ ra ông phải củng cố chứng cớ, cử người nắm vững pháp luật, biết rõ vụ việc, thậm chí cả ông cũng phải đi dự phiên toà để có chỉ đạo cụ thể ngay tại phiên toà. Chỗ này là chỗ mà có bạn đã nói là thiếu sót của ông là không thuê luật sư để bảo vệ cho mình tại toà.

    Tôi thành thực không hiểu nổi vì sao khi người vi phạm không chịu ký biên bản, TTGT đã "chụp ảnh vị trí xe và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ khác" ( như báo đã viết) mà sao khi ra toà lại không sử dụng những chứng cứ đó để chứng minh sai phạm của người vi phạm).

     Hay là việc chụp ảnh, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ khác chỉ là đòn gió hoặc do nghiệp vụ qua kém nên các biện pháp trên tuy có áp dụng nhưng không chứng minh được sai phạm của đương sự.Với trình độ của Ông, ông phải biết với các chứng cứ đã có có đủ chứng minh hành vi sai phạm của anh Quân hay không chứ? ( đây là sai sót nghiêm trọng nhất của ông, dẫn đến hàng loạt các sai sót từ việc ra quyết định xử phạt, đến việc ra quyết định giải quyết khiếu nại không đúng, cũng như không kịp thời sửa sai khi có quyết định ra toà, đặc biệt việc ông thất bại tại Toà là điều dễ hiểu).

    Bài viết cũng hơi dài, Tôi trình bày ngang đây đã. Các bạn có đồng ý với nhận định của tôi không? Xin cho ý kiến. Về Anh Quân và Viện Kiểm sát tôi sẽ trình bày sau.

    Cám ơn các bạn đã tham gia phát biểu về topic này.
    Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 11/10/2010 09:03:16 AM Cách dòng

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |