Sinh viên luật năm 3, năm 4 muốn một công việc làm thêm như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #471787 22/10/2017

    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Sinh viên luật năm 3, năm 4 muốn một công việc làm thêm như thế nào?

    Chào các bạn,

    Mình đang có một vấn đề thắc mắc liên quan đến việc làm thêm của sinh viên luật năm 3/4 trong thời gian học đại học hoặc sinh viên mới tốt nghiệp muốn nhận được sự chia sẻ của các bạn . Mọi người cùng tham gia có ý kiến nhé.

    1. Các bạn thường được thuê để làm những công việc gì (có liên quan đến ngành luật không)?

    2. Thời gian làm việc theo yêu cầu công việc?

    3. Mức thu nhập bình quân mà các bạn nhận được?

    4. Với công việc và thời gian làm việc như vậy, các bạn đánh giá đã tương xứng với công sức mình bỏ ra hay chưa?

    5. Nếu nhận được một công việc (1) giúp các bạn được đào tạo/thực hành nhiều loại kỹ năng mềm (giao tiếp, đàm phán, tin học) và (2) có cơ hội làm việc với cán bộ viên chức Nhà nước như công an, thẩm phán, chấp hành viên ... để thực hành kỹ năng hành nghề luật và (3) mức thu nhập khá thấp, đôi khi mang tính tượng trưng thì các bạn có hứng thú và sẵn sàng làm với tinh thần trách nhiệm cao nhất không?

    P/S: Trước đây khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì chưa đi làm thêm bao giờ nên rất thắc mắc :)

    Tks.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    7679 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    Sensen93 (22/10/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #471812   22/10/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    Mình thấy câu này nên hỏi chung với tất cả các thế hệ sinh viên theo học tất cả các ngành thì đúng hơn chứ không chỉ đối với sinh viên Luật năm 3, năm 4. Bởi hiện nay, chuyện sinh viên đi làm thêm, vừa làm vừa học đã chẳng còn xa lạ gì với chúng ta. Bản thân mình hồi sinh viên cũng bắt đầu đi làm thêm từ cuối năm 2 và mình đã nghĩ ước gì mình đi làm thêm sớm hơn không chỉ để kiếm thêm tiền trang trải bớt cho đời sống sinh viên mà còn để được học hỏi, trải nghiệm nhiều hơn.

    Không biết các bạn đã từng và đang là sinh viên có suy nghĩ ra sao về vấn đề sinh viên đi làm thêm nhưng bản thân mình thì mình thấy đó là một việc có ích, thiết thực đối với sinh viên dù bạn có thiếu thốn hay đầy đủ về mặt tài chính. Không phải ai trong chúng ta cũng đi làm thêm thời sinh viên bởi có rất nhiều bạn điều kiện tài chính của gia đình không bắt buộc các bạn phải bớt quỹ thời gian của đời sống sinh viên để đầu tư cho một công việc part time. Cũng có nhiều bạn cho rằng nếu không cần thiết phải kiếm tiền từ thời sinh viên thì thay vì đi làm thêm, các bạn tham gia các khóa học kỹ năng mềm, các câu lạc bộ,... để phát triển kỹ năng sẽ tốt hơn. Mình thấy đó cũng là ý kiến hay. Tuy nhiên, với những bạn điều kiện gia đình còn khó khăn, việc trang trải tiền ăn hàng tháng, tiền học phí, sách vở, nhà trọ,...đã là gánh nặng, mối lo không nhỏ đối với bản thân bạn và cả gia đình bạn thì đâu có cơ hội nào cho những bạn đó trau dồi, nâng cao kỹ năng mềm thông qua các khóa học có mất phí. Và với những bạn này, vô hình dung khoảng thời gian đi làm thêm lại là khoảng thời gian giúp các bạn trải nghiệm, rèn kỹ năng ăn nói, giao tiếp, ứng xử, giải quyết tình huống,...đó cũng là một cách hữu ích để bạn vừa có thể kiếm thêm thu nhập, vừa nâng cao kỹ năng mềm cho bản thân.

    Hiện nay, các công việc part time chủ yếu trong sinh viên theo mình được biết là: làm phục vụ quán ăn, nhà hàng, phát tờ rơi, làm gia sư, cộng tác viên trong các trung tâm anh ngữ, thực tập sinh tại các công ty, cơ quan có trả lương,...nếu đó lại là công việc làm thêm phù hợp với chuyên ngành học của bạn thì đó lại càng là cơ hội tốt để khi tốt nghiệp ra trường bạn có thể nhanh chóng tìm được việc làm chính thức. Nhưng mình nghĩ dù là công việc gì thì đời sinh viên chúng ta cũng nên trải nghiệm 1 lần cảm giác tự mình kiếm những đồng tiền đầu tiên, công việc nào cũng sẽ mang lại cho bạn những kinh nghiệm quý báu mà nếu không thử sức lần nào, bạn sẽ không bao giờ được biết đến cảm giác yomost đó.

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Sensen93 vì bài viết hữu ích
    Im_lawyerx0 (27/10/2017)
  • #471842   23/10/2017

    Hồi mình là sinh viên năm 2, 3 thì có đi làm vài chỗ như bán trà sữa, nhà hàng tiệc cưới mặc dù nó không liên quan đến ngành luật nhưng cũng biết được thêm ít kiến thức về cuộc sống, đến năm thứ 4 thì mình có thực tập cũng nhu phụ việc thêm ở bên tòa án, công việc ở đây lương thì cũng đủ tiền xăng với tiền ăn trưa, nhưng bù lại mình biết được thêm rất nhiều kiến thức thực tế chứ không chỉ như ở trên trường học.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuongkp2708 vì bài viết hữu ích
    Im_lawyerx0 (27/10/2017)
  • #471856   23/10/2017

    Chuyenidol
    Chuyenidol
    Top 500
    Female


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2015
    Tổng số bài viết (273)
    Số điểm: 2013
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 81 lần


    Sinh viên luật tốt nghiệp bằng giỏi ra trường đi thực tập ở các công ty luật cũng chưa biết việc mấy. Gần như phải đào tạo lại từ đầu. Nhiều công ty thử thách các bạn phải vất vả 1-3 tháng đầu giao cho làm toàn những công việc lặt vặt như kiểu chạy hồ sơ, giấy tờ... không khác shipper là mấy. Nhiều bạn yêu nghề vẫn cố gắng để học việc, biết nghề. Nhiều bạn mau nản chí sẽ bỏ cuộc sớm.

    Luật Việt Tín là công ty luật uy tín chuyên cung cấp dịch vụ thành lập công ty giá rẻ (xem bảng giá) cho hàng trăm doanh nghiệp Việt. Nếu bạn muốn được tư vấn thành lập công ty miễn phí xin vui lòng gọi ngay hotline: 0978.635.623 của chúng tôi.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Chuyenidol vì bài viết hữu ích
    Im_lawyerx0 (27/10/2017)
  • #472282   26/10/2017

    haianh1648
    haianh1648
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2017
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1821
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 44 lần


    mình nghĩ nếu ai đó theo ngành Luật, có cơ hội thì nên tiếp xúc với thực tế từ sớm. Các bạn có thể xin làm thêm ở các văn phòng Luật chẳng hạn. Tuy nhiên mình thấy, như ở trường mình học, khu vực chỉ có 1 vài văn phòng Luật, không tuyển sinh viên làm thêm, việc làm thêm cũng ít, nên mình thấy khá là khó để tìm được việc làm thêm như ý, nhiều khi chỉ nghĩ có việc làm thêm là tốt rồi

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn haianh1648 vì bài viết hữu ích
    Im_lawyerx0 (27/10/2017)
  • #478522   15/12/2017

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Đừng vì "mê" làm thêm mà quên đi công việc chủ yếu của các bạn là sinh viên là phải học tập thật tốt là phải củng cố lý thuyết pháp lý vững chắc. Nhưng cũng không nên ngồi yên một chỗ để trể thành con người thụ động. Do đó, các bạn hãy nên va vất bên ngoài (nếu được thì trong môi trường pháp lý càng tốt) nhưng đứng quên công việc của mình là học tập nữa nhé.

    Hãy lựa chọn một công việc phù hợp với định hướng phát triển trong tương lai hoặc ít nhất cũng giúp được mình học hỏi và trao dồi thêm kiến thức để chuẩn bị cho bước ngoặc kết thúc đời sinh viên và bước ra đời để tìm kiếm một công việc làm để chinh phục ước mơ và trang trải cuộc sống cho bản thân. Tuy nhiên, nếu công việc làm thêm đó giúp ta kiếm thêm thu nhập thì càng tốt..hehe 

     
    Báo quản trị |