Sinh con từ tinh trùng người chồng đã chết: Xác định nhân thân và quyền thừa kế

Chủ đề   RSS   
  • #507488 14/11/2018

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 949 lần


    Sinh con từ tinh trùng người chồng đã chết: Xác định nhân thân và quyền thừa kế

    xác định cha, mẹ con
    Nguồn tình huống: Sưu tầm Internet
     
    Với nội dung nêu trên, mình sẽ đưa ra quan điểm của mình như sau:
    Khoản 1 Điều 88 Luật hôn nhân gia đình 2014 có đề cập đến các trường hợp được xem là con chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, đó là:
    1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
    2. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
    3. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
     
    Từ quy định pháp luật nêu trên, có thể hiểu thực tế những trường hợp được xem là con chung của vợ chồng như sau:
    - Không cần biết có thai khi nào, nhưng cứ sinh trong thời kỳ hôn nhân.
    - Vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng sau khi ly hôn mới sinh con.
    - Vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng sau khi người chồng chết mới phát hiện mình có thai và sinh con.
    - Vợ chồng chưa đăng ký kết hôn mà có con và thừa nhận đó là con chung.
     
    Hơn nữa hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết  (Điều 65 Luật Hôn nhân gia đình) khi người chồng chết thì người phụ nữ kia là độc thân.
    Trong trường hợp người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra.
     
    Trường hợp  cháu bé được sinh ra sau hơn 3 năm kể từ ngày cha bé chết, thì không được xem là con chung của người phụ nữ và người chồng quá cố. Mặc dù, trên thực tế cháu bé này là “sản phẩm” của vợ chồng chị ấy. 
     
    *** Về vấn đề thừa kế Điều 613 BLDS 2015 quy định: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
    >Đứa trẻ không có quyền thừa kế 
     
    Trên đây là ý kiến của mình, còn bạn thì sao?
     
    8770 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TuyenBig vì bài viết hữu ích
    daituyet_tam (19/11/2018) vplshoanghuy (14/11/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #507490   14/11/2018

    Wizardma
    Wizardma
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2015
    Tổng số bài viết (212)
    Số điểm: 2510
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 126 lần


    Đề tài bạn đưa ra rất hay và thực tế.

    Về vấn đề thừa kế chủ thớt đưa ra quan điểm mình rất đồng tình và có cùng ý kiến với bạn.

    Về vấn đề chung mình chưa thấy bạn có quan điểm cho vấn đề này.

    Theo quan điểm của mình thì đứa bé không phải là con chung của hai vợ chồng. Tuy nhiên, vẫn có thể xác nhận người chồng là bố của đứa bé. Việc này có vẻ hơi mẫu thuẫn nhưng nếu xét về góc độ pháp lý thì đây là vấn đề khá mới và việc áp dụng những quy định cũ vẫn có thể áp dụng tuy nhiên nó sẽ không toàn vẹn trong quan hệ này.

    Vì vậy, đây là 1 vấn đề cần hoàn thiện luật trong giai đoạn tới.

    Luật sư - Trọng tài viên trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam (VIETJAC)

    Nguyễn Ngọc Anh

    Email: ngocanhlawyer@gmail.com

    Mobile: 0982502577

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Wizardma vì bài viết hữu ích
    hochanhlasomot (14/11/2018) daituyet_tam (19/11/2018)
  • #507508   14/11/2018

    tientaetae
    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 52 lần


    Dù đứa bé là con của hai vợ chồng nhưng nó không sinh ra vào thời kỳ hôn nhân, hơn nữa tại thời điểm mở thừa kế đứa trẻ vẫn chưa thành thai. Vì vậy dứa trẻ đó không được hưởng di sản theo pháp luật. Tuy nhiên việc xác định con chung là con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật hiện hành mình không đồng tình lắm. Nếu đứa trẻ tuy được sinh ra vào thời kỳ hôn nhân nhưng không phải là con ruột của người bố thì giải quyết như thế nào?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tientaetae vì bài viết hữu ích
    daituyet_tam (19/11/2018)
  • #507528   14/11/2018

    nguyenquachcongminh
    nguyenquachcongminh

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/10/2018
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 550
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Vấn đề này vẫn có thể linh động được, theo đó thì có thể lập luận rằng người chồng đã đồng ý gửi tinh trùng tại ngân hàng, như vậy có thể xét rằng đây là trường hợp hai vợ chồng đã đồng ý. có thể yêu cầu bệnh viện xác nhận ADN.
    Nếu cán bộ phường không đồng ý thì có thể yêu cầu toà án xác nhận cha cho con.
    "nghĩa tử cũng là nghĩa tận".

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenquachcongminh vì bài viết hữu ích
    daituyet_tam (19/11/2018)
  • #507550   14/11/2018

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Tại Điều 613 Bộ luật dân sự 2015 quy định rất rõ "Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế."

    Tại thời điểm mở thừa kế thì đứa con chưa tồn tại thì làm sao có chuyện được hưởng tài sản thừa kế. Hơn thế nữa trong tình huống có nêu 3 năm người vợ đi cấy thai. Lúc đó tài sản thừa kế đã phân chia hợp pháp hết rồi thì lấy đâu tài sản để mà phân chia nữa?

    Cập nhật bởi NgocHoLaw ngày 14/11/2018 08:05:54 CH Lỗi chính tả
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NgocHoLaw vì bài viết hữu ích
    daituyet_tam (19/11/2018)
  • #558988   28/09/2020

    Ở đây, khi người chồng bị tai nạn giao thông thì cả hai vợ chồng đều chưa có con. Do đó, người vợ đã nhờ các bác sĩ chuyên khoa thực hiện việc lấy và lưu trữ tinh hoàn của người chồng lại để thực hiện việc sinh con bằng sự hỗ trợ của khoa học - phương pháp thụ tinh nhân tạo. Pháp luật cũng không cấm việc sử dụng tinh trùng của người đã chết

     

     
    Báo quản trị |  
  • #559167   29/09/2020

    Đây là một tình huống gây tranh cãi khi mình học về pháp luật dân sự thừa kế. Mặc dù trường hợp rất hợp lý: con được sinh ra từ tinh trùng của người cha nhưng khi đối chiếu với luật thì đây không là trươgn hợp được hưởng thừa kế vì thành thai sau ngày người cha mất.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #572925   29/06/2021

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Trường hợp này, người chồng đã chủ động gửi tinh trùng ở ngân hàng tinh trùng vì anh này biết công việc của mình nguy hiểm. Và khi đó người vợ cũng biết đến việc này, sau đó người  vợ dùng phương pháp thụ tinh, mang thai sinh con từ tinh trùng của người chồng. Theo pháp luật không cấm, nhưng trường hợp này người vợ làm phương pháp thụ tinh sau 3 năm chồng mất, thì con sinh ra không được hưởng thừa kế.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #573200   30/06/2021

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Câu hỏi này được đặt ra gà gặp ngay từ khi còn học môn Luật Dân sự ở trường đại học. Trên thực tế thì vẫn trường hợp này xảy ra khá nhiều ở Việt Nam, nhưng lại ít xảy ra vấn đề tranh chấp bởi chúng được thực hiện dựa trên thỏa thuận của người vợ và gia đình chồng.

     
    Báo quản trị |  
  • #574684   22/08/2021

    Bài viết của bạn đã đưa ra một chủ đề rất thú vị. Theo mình thấy trường hợp này phải xem xét giữa hai vợ chồng đã có thỏa thuận gì về đứa con chung hay không. Bên cạnh đó, thì phải xem người cha có để lại di chúc không và người thân bên chồng có ý kiến gì không. Bởi vì về cơ bản thì đây là vấn đề dân sự và pháp luật vẫn ưu tiên sự thỏa thuận tự nguyện của các bên.

     
    Báo quản trị |  
  • #574894   30/08/2021

    anhdaong
    anhdaong

    Female
    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:07/05/2021
    Tổng số bài viết (78)
    Số điểm: 444
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 5 lần


    Sinh con từ tinh trùng người chồng đã chết: Xác định nhân thân và quyền thừa kế

    Vậy vợ chồng khi đã quyết định gửi tinh trùng vào ngân hàng, có thêm giấy ủy quyền “Tôi (người chồng) đồng ý việc vợ tôi sử dụng tinh trùng tôi (người chồng) gửi ở ngân hàng để thụ thai và sinh ra đứa bé là con tôi”. Thì có được hợp pháp theo ý nguyện của người chồng đã mất không?
     
    Báo quản trị |  
  • #575726   27/09/2021

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1303)
    Số điểm: 9940
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 190 lần


    Sinh con từ tinh trùng người chồng đã chết: Xác định nhân thân và quyền thừa kế

    Vấn đề bạn đưa ra rất thực tiễn. Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành thì đứa bé sinh sau 3 năm khi người chồng mất sẽ không có quyền thừa kế, một phần là bởi thời điểm mở thừa kế là thời điểm người chồng mất. Thời điểm đó đã  xác định người thừa kế và tiến hành chia thừa kế rồi, sau 3 năm đứa bé mới sinh ra thì không thể nào  tại thời điểm mở thừa kế có thể xác định được, nếu lại yêu cầu những người nhận thừa kế trước đó chia phần lại cho đứa bé thì không hợp lý. Tất nhiên việc này cũng không làm mất đi việc xác định quan hệ cha con giữa đứa bé và người cha đã mất.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #575746   28/09/2021

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1140)
    Số điểm: 8310
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 93 lần


    Tại Khoản 3 Điều 21 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định trường hợp người gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi ly hôn:
     
    - Trường hợp người gửi đề nghị hủy tinh trùng, noãn của chính mình thì phải hủy tinh trùng, noãn của người đó.
     
    - Trường hợp đề nghị hủy phôi thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cả hai vợ chồng; nếu muốn tiếp tục lưu giữ thì phải có đơn đề nghị lưu giữ và vẫn duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản.
     
    Đây là quy định áp dụng đối với trường hợp đã ly hôn, không còn quan hệ hôn nhân. Còn việc một bên vợ hoặc chồng chết thì trên thực tế quan hệ hôn nhân cũng không còn. Vậy có thể áp dụng được quy định này không? Cần có quy định hoặc hướng dẫn cụ thể cho vấn đề này.
     
    Báo quản trị |