Nguồn tình huống: Sưu tầm Internet
Với nội dung nêu trên, mình sẽ đưa ra quan điểm của mình như sau:
Khoản 1 Điều 88
Luật hôn nhân gia đình 2014 có đề cập đến các trường hợp được xem là con chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, đó là:
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
2. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
3. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
Từ quy định pháp luật nêu trên, có thể hiểu thực tế những trường hợp được xem là con chung của vợ chồng như sau:
- Không cần biết có thai khi nào, nhưng cứ sinh trong thời kỳ hôn nhân.
- Vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng sau khi ly hôn mới sinh con.
- Vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng sau khi người chồng chết mới phát hiện mình có thai và sinh con.
- Vợ chồng chưa đăng ký kết hôn mà có con và thừa nhận đó là con chung.
Hơn nữa hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết (Điều 65 Luật Hôn nhân gia đình) khi người chồng chết thì người phụ nữ kia là độc thân.
Trong trường hợp người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra.
Trường hợp cháu bé được sinh ra sau hơn 3 năm kể từ ngày cha bé chết, thì không được xem là con chung của người phụ nữ và người chồng quá cố. Mặc dù, trên thực tế cháu bé này là “sản phẩm” của vợ chồng chị ấy.
*** Về vấn đề thừa kế Điều 613
BLDS 2015 quy định: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
>Đứa trẻ không có quyền thừa kế
Trên đây là ý kiến của mình, còn bạn thì sao?