Sếp gửi e-mail cho tôi lúc 2:15 sáng

Chủ đề   RSS   
  • #445377 16/01/2017

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Sếp gửi e-mail cho tôi lúc 2:15 sáng

    Một bài viết khá hay để những người lao động, trong đó có chúng ta cùng nhau đọc và cùng nhau chiêm nghiệm….

    Buổi sáng vừa vào tới công ty, mở e-mail nội bộ (outlook) đã thấy e-mail của chủ tịch công ty gửi lúc 2:15 sáng.

    Sếp của chúng tôi vẫn luôn như thế - miệt mài, tất bật với công việc, với công ty, gần như không kể thời gian. Tám tiếng làm việc chính thức ở văn phòng theo luật lao động Việt Nam chưa bao giờ là đủ với ông. Ông phải làm thêm tại công ty bằng cách đi sớm, về trễ và làm thêm cả những lúc ở nhà, vào những thời điểm mà người khác dành cho sự nghỉ ngơi, cho người thân, cho gia đình.

    Chúng tôi báo cáo, trao đổi công việc với cấp trên theo nhiều cách khác nhau: nói chuyện trực tiếp tại bàn làm việc của họ, trình bày trong những cuộc họp, gọi điện thoại hoặc qua e-mail công ty. Về nguyên tắc và trên thực tế, các vấn đề được báo cáo đều phải có phản hồi bằng những định hướng hoặc quyết định của sếp. Ở công ty, ông không có nhiều thời gian để kiểm tra, làm việc qua e-mail, nên gần như việc này sẽ được ông thực hiện lúc ở nhà, hoặc sau khi nhân viên đã rời khỏi văn phòng.

    Công ty chúng tôi là một tập đoàn toàn cầu và hiện được xếp hạng là một trong hai vị trí tốt nhất trên thế giới trong lĩnh vực hoạt động của mình. Nhưng mục tiêu duy trì vị thế, yêu cầu cải tiến liên tục và phát triển không ngừng luôn tạo ra vô vàn áp lực, sức ép cho những người lãnh đạo. Nhiệm kỳ của người đứng đầu công ty ở Việt Nam là ba năm. Sau thời gian đó, có thể họ sẽ được luân chuyển hoặc gia hạn, nhưng không quá hai nhiệm kỳ.

    Tôi có điều kiện làm việc với một số vị lãnh đạo công ty. Ban đầu khi mới từ Nhật đến nhậm chức, ai cũng khỏe mạnh, hồng hào, phong độ. Nhưng như một quy luật, sau một thời gian ngắn, tóc họ điểm bạc, họ gầy hơn và xuống sắc rõ rệt. Từ đó tôi mới thấm thía hết cái giá và sứ mệnh của những người lãnh đạo. Họ không chỉ phải chịu trách nhiệm với hội đồng quản trị, cổ đông, nhân viên, mà còn chịu sức ép tạo ra từ chính bản thân họ.

    Người đứng đầu công ty tại Việt Nam là một người hết sức quyền năng. Tại đây, chúng tôi có năm nhà máy với gần ba ngàn công nhân viên, mặc dù công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao và chủ yếu sử dụng máy móc thiết bị. Các nhà máy ở Việt Nam chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu của tập đoàn, do chúng tôi là cứ điểm sản xuất quan trọng nhất trên toàn thế giới. Dù vậy, lúc nào ông chủ tịch cũng toát lên sự khiêm nhường, bình dị.

    Tháng nào, Chủ tịch cũng có một thông điệp cho toàn thể công nhân viên. Lần gần nhất ông muốn gửi gắm ba vấn đề, trong đó có nội dung được nhấn mạnh nhất: “Hãy luôn suy nghĩ rằng nguyên nhân là do ở bản thân mình. Dù có việc gì đi chăng nữa thì cũng hãy nghĩ là do bản thân mình chưa tốt. Hãy từ bỏ cách suy nghĩ nguyên nhân là do người khác hoặc do hoàn cảnh. Hãy luôn nghĩ và tự đặt câu hỏi: bản thân mình có chỗ nào chưa tốt không, có việc gì mình còn chưa làm được và có thể làm tốt hơn hay không”. Thái độ không đổ thừa, không biện hộ, không thoái thác trách nhiệm đã và đang dần trở thành một nét văn hóa đặc trưng trong công ty chúng tôi.

    Có một thông điệp nữa, ông chưa bao giờ nói ra nhưng chúng tôi cảm nhận được: làm lãnh đạo là để gánh vác trách nhiệm, thực hiện nghĩa vụ, để lo toan và đứng mũi chịu sào. Đó là một vị trí vinh quang nhưng hết sức vất vả, chứ không phải làm lãnh đạo để sử dụng, lạm dụng quyền lực cho việc hưởng thụ và lo vun vén cho lợi ích cá nhân.

    Người Nhật đang thay đổi bởi cường độ lao động của họ, ở một góc độ nào đó, khiến cho con người ta phải luôn gồng mình, nỗ lực. Phải rồi, con người không chỉ có công việc mà còn có cuộc sống, có gia đình, và ngoài lao động, con người cần dành thời gian nghỉ ngơi, hưởng thụ. Nhưng chúng ta thử nghĩ mà xem, nếu muốn sung túc, giàu có và phát triển bền vững thì có cách nào khác nếu không chịu làm việc chăm chỉ, hiệu quả và tử tế. Người lãnh đạo phải luôn tiên phong thực hiện sứ mệnh và yêu cầu đó.

    (theo The Saigontimes)

     
    11315 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #445455   17/01/2017

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần


    Nhằm nhò gì. Sếp tui với tui cũng đi nhậu đến 3 giờ sáng. 6 giờ vẫn vào công ty làm việc bình thường. Công ty chúng tui cũng có 3 nhà máy chuẩn bị đóng cửa, 3000 nhân viên sắp mất việc làm và 1 đống nợ. Sếp tui đi nhuộm tóc hoài nên tóc lúc nào cũng đen, láng mượt. 

    Sếp là người Việt Nam nhưng chuẩn bị đi nước ngoài. 

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    HanhNguyen1109 (19/01/2017) shin_butchi (20/01/2017)
  • #460542   11/07/2017

    nguyentrongtan188
    nguyentrongtan188
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/05/2017
    Tổng số bài viết (180)
    Số điểm: 2319
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 65 lần


    Câu này hay thật: “Hãy luôn suy nghĩ rằng nguyên nhân là do ở bản thân mình. Dù có việc gì đi chăng nữa thì cũng hãy nghĩ là do bản thân mình chưa tốt. Hãy từ bỏ cách suy nghĩ nguyên nhân là do người khác hoặc do hoàn cảnh. Hãy luôn nghĩ và tự đặt câu hỏi: bản thân mình có chỗ nào chưa tốt không, có việc gì mình còn chưa làm được và có thể làm tốt hơn hay không".

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyentrongtan188 vì bài viết hữu ích
    richphan234 (20/07/2017)
  • #461399   16/07/2017

    myduyen1312
    myduyen1312
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2014
    Tổng số bài viết (177)
    Số điểm: 1315
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 38 lần


    Bạn phải thấy mình may mắn khi được làm việc với một người sếp có tâm như vậy. Có một câu nói của một người nổi tiếng đại ý nói rằng khi còn trẻ, điều quan trọng là đi theo người sếp nào để học tập. Người sếp tốt không chỉ đảm bảo về một môi trường làm việc tốt hay chế độ phúc lợi tốt cho nhân viên, mà còn giúp họ phát triển bản thân theo hướng tích cực.

    be positive always

     
    Báo quản trị |  
  • #461445   17/07/2017

    thanhvan312
    thanhvan312
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (354)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Đúng là càng ở trên cao thì phải chịu gió càng lớn, càng phải nhận nhìu trách nhiệm hơn nhưng chính xác là những người lãnh đạo, sếp ở Nhật họ làm việc có tâm, giống như trút hết cả ruột gan cho công việc và sau một thời gian ở vị trí đó thì họ dần như già đi trông thấy rõ. Đó chính xác là sự cống hiến và đam mê công việc thật sự mà mọi người, đặc biệt là những lãnh đạo, sếp lớn cần phải học hỏi người Nhật

     
    Báo quản trị |  
  • #461453   17/07/2017

    minhlong3110
    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 158 lần


    Ngoài ra tinh thần đó của người Nhật còn được thể hiện thông qua 2 phẩm chất đó là

    - Nỗ lực suốt đời: Đẳng cấp của 1 người được đánh giá bằng sự nỗ lực bền bỉ cả đời chứ ko phải là sự xuất thần bất ngờ. Người Nhật coi trọng sự chăm chỉ nỗ lực từng chút một lâu dài chậm chậm nhưng cả đời hơn là sự thăng tiến nhảy vọt. Người Nhật nói chung họ coi trọng địa vị xã hội , người Nhật coi trọng nể phục một người nào đó vì người đó có đóng góp nhiều cho xã hội chứ không đơn thuần đánh giá coi trọng qua quần áo, xe xịn hay nhiều tiền.

    - Yêu công việc: Người Nhật rất yêu công việc, họ coi công việc như cuộc sống của mình, họ sống để làm việc chứ ko phải làm việc để sống, họ chăm chỉ làm việc suốt đời. Họ hạnh phúc khi được làm việc, với họ thì thì thật là tệ hại khi ko được làm việc,ko được đóng góp công sức cho xã hội. Trẻ con Nhật Bản từ bé đã được giáo dục đã ko làm thì thôi nhưng đã làm thì phải làm việc hết mình, yêu và say mê công việc, cố hết sức phấn đấu làm việc.

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    Báo quản trị |  
  • #461493   17/07/2017

    thuyhanh2512
    thuyhanh2512
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2017
    Tổng số bài viết (217)
    Số điểm: 3310
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 92 lần


    Đọc xong bài viết của bạn mình chợt nhớ đến một câu chuyện đó là có một vị giám đốc sau một ngày làm việc mệt mỏi ông ta đi dạo trên bãi biển gặp một ông lão đang nằm trên chiếc võng cảm giác rất thoải mái, không lo nghĩ.

    Vị giám đốc này mới hỏi ông không làm việc sao?

    Lão trả lời : đã câu đủ số cá cho ngày hôm nay rồi.

    Vị tổng giám đốc lại tiếp tục hỏi: ông không câu cá nữa để bán kiếm tiền.

    Ông lão trả lời; bán kiếm tiền để làm gì?.

    Vị giám đốc trả lời: để sau anyf ông có thuyền ông có thể đánh bắt xa hơn và nhiều cá hơn.

    Ông lão lại hỏi tiếp: bắt được nhiều cá hơn thì để làm gì?

    vị tổng giám đốc trả lời: để có thể thuê người làm cho ông.

    ông lão trả lời: vậy thuê người để làm gì?

    Vị giám đốc trả lời: để có theer thư giãn thoải mái hơn, đi đây đi đó.

    Ông lão trả loiwff: vậy không phải bây giờ tôi đã tận hưởng cuộc sống thoải mái sao. 

    Vì vậy, nên không phải cứ lúc nào cũng phải chăm chỉ, chăm chỉ phải đúng lúc, phải biết hưởng thụ cuộc sống vì dù có làm ra tiền thì cũng chỉ để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống mà thôi.

     
    Báo quản trị |