Câu hỏi của Độc giả:
Kính gửii quý luật sư .tôi có câu hỏi muốn được tư vấn như sau: Hiện tại tôi đã làm đơn xin li hôn đơn phương do cuộc sống vợ chồng k hoà thuận k hạnh phúc do chồng tôi thường xuyên đi ngoại tình với nhiều người phụ nũ khác và đặc biệt là có chung sống qua lại với một người phụ nữ như vợ chồng 4 năm nay,điều ấy đã ảnh hưởng đến kinh tế và hạnh phúc gia đình tôi và các con tôi.hiện tôi được hai cháu trai ,còn nhỏ.tôi và chồng tôi có tài sản chung là mảnh đất trị giá 280tr đồng và 260tr tiền giửi ngân hàng,nay tôi muốn chuyển toàn bộ số tài sản trên chia đều cho hai con trai tôi (một cháu 7 tuổi và một cháu hơn 3 tuổi)nguyện vọng của tôi là muốn để dành cho các con và k ai được xâm phạm vào số tài sản trên dù là tôi hay chồng tôi cho đến khi các con trưởng thành và có quyền quyết định.vậy tôi làm như vậy có được pháp luật công nhận và có hiệu lực k?và tôi muốn được chăm lo nuôi dạy cả hai con có được k vì tính chất công việc của chồng tôi là đi làm ca(ngày và qua đêm),ô bà nội thì đã tuổi cao sức yếu cần được nghỉ nghơi nên tôi k muốn để ô bà vất vả vì chồng tôi đòi nuôi cháu lớn. Kính mong quý luật sư giải đáp về vấn đề trên để tôi hiểu và nắm bắt được ạh.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Luật Sư trả lời:
Chào bạn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến công ty Luật Newvision. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Về tài sản:
Theo điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Như vậy, trong trường hợp bạn đã nêu, thì tài sản chung của 2 vợ chồng bạn thông thường sẽ được chia đôi số tài sản đó, cho nên khi số tài sản đó được chia đôi, thì phần tài sản của bạn bạn có quyền cho các con bạn. Còn về nguyên tắc, tài sản của cả 2 vợ chồng, bạn có thể thỏa thuận với chồng bạn có để lại toàn bộ tài sản cho con hay không? Còn không thể bắt buộc chuyển số tài sản đó cho các con bạn được, điều đó phải phụ thuộc vào thỏa thuận với chồng bạn.
Về nuôi con:
Theo quy định Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, việc nuôi con phụ thuộc vào thỏa thuận của vợ chồng bạn, đối với đứa con đủ 7 tuổi thì Tòa còn xét vào nguyện vọng của con.
Trân trọng/
(Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn - NewVision LawFirm)