Đây là một trong những nội dung quản lý nhà nước về điều ước tế được quy định tại Luật Điều ước quốc tế 2016 có hiệu lực từ 01/7/2016. Cụ thể, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan, tổ chức khác được Nhà nước trao quyền có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau:
- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về điều ước quốc tế.
- Tổ chức và bảo đảm thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Tuyên truyền, phổ biến điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thi hành pháp luật về điều ước quốc tế.
- Lưu trữ, lưu chiểu, sao lục, dịch, đăng tải và đăng ký điều ước quốc tế.
- Thống kê, rà soát điều ước quốc tế.
- Xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế.
- Báo cáo về tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế.
- Kiểm tra, thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm quy định của pháp luật về điều ước quốc tế.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế.
- Hợp tác quốc tế về công tác điều ước quốc tế.
Ngoài ra, trong trường hợp có xung đột về điều ước quốc tế với các văn bản quy phạm pháp luật trong nước thì thứ tự áp dụng như sau:
1. Hiến pháp.
2. Điều ước quốc tế.
3. Văn bản quy phạm pháp luật.
Luật Điều ước quốc tế 2016 thay thế Luật Điều ước quốc tế 2005.
Cập nhật bởi trang_u ngày 12/05/2016 10:17:23 SA