Sang tên sổ đỏ khi vợ hoặc chồng chết như thế nào

Chủ đề   RSS   
  • #452657 27/04/2017

    Sang tên sổ đỏ khi vợ hoặc chồng chết như thế nào

    Chào cả nhà Công (Cộng) đồng dân Luật!

    Mình có 1 vẫn (việc) cần tư vẫn (vấn), giúp đỡ như sau: Bà Cô (em gái của ông nội) lấy chồng (gọi chồng = A, vợ =B), trong thời kỳ hôn nhân không có con (kể cả con nuôi không có) và được nhà nước cấp GCNQSD đất năm 1998 mang tên ông A. Đến năm 2008 ông A chết trong lúc tang gia bối rỗ (rối) bị đánh cắp mất GCNQSD đất, sau khi dò hỏi biết cháu = C (con của chị gái bà B) lấy cắp, bà B có đòi nhưng ông C không trả. Năm 2011 bà B lập di chúc để lại toàn bộ tài sản và quyền sử dụng đất (trong di chúc viết để lại tài sản là tiền, GCNQSD đất của ông A mà C đang cầm giữ) cho người khác không có quan hệ huyết thống gì = D. Đến năm 2014 bà B báo mất GCNQSDĐ cấp năm 1998 mang tên ông A để đứng đúng tên bà B đang quản lý sử dụng và được cấp GCNQSD đất đứng tên bà B. Đến năm 2015 bà B chết. Ông C canh tác 1/2 diện tích đất của bà B, sảy (xảy) ra các tranh chấp như sau:

    - ông D khởi kiện yêu cầu ông C:

    1. Phải trả 1/2 diện tích đất được thừa kế theo di chúc của bà B. Ông C phản tố có GCNQSD đất mang tên ông A còn giá trị, yêu cầu hủy GCNQSD đất của bà B. Kết quả giải quyết: chuyển UBND huyện hủy GCNQSD đất mang tên bà B do sang tên không đúng quy định.

    2. Phải trả tiền mà hiện C đang cầm giữ.

    3. Phải trả lại GCNQSD đất mang tên ông A mà C đang cầm giữ.

    Vậy: UBND huyện hủy GCNQSD đất của bà B có đúng không? D đòi lại GCNQSD đất của ông A có được không? Đòi lại tiền mà C đang cầm giữ phải làm thủ tục gì?.

    Kính mong Công (Cộng) đồng đân (dân) luật tận tình giúp đỡ.

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 27/04/2017 05:33:41 CH Chính tả
     
    7651 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #452692   27/04/2017

    Anlhk33-DLU
    Anlhk33-DLU
    Top 75
    Male
    Lớp 6

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2011
    Tổng số bài viết (834)
    Số điểm: 7872
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 338 lần


    Chào bạn

    Trường hợp của bạn tôi tư vấn như sau:

    Thứ nhất: Về việc huỷ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

    Việc UBND huyện tiến hành huỷ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không có căn cứ bởi lẽ" Trong trường hợp này C không có quyền và nghĩa vụ gì liên quan đến quyền sử dụng đất tại thửa đất này. Mặt khác trong trường hợp này C cũng không có quyền phản tố. Tuy nhiên, xét về góc độ pháp lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà B trong trường hợp này nếu bà B chưa tiến hành khai nhận di sản thừa kế mà UBND huyện tiến hành cấp là không có căn cứ theo quy định của pháp luật. 

    Thứ hai: Đòi tiền mà C đang nắm giữ 

    Trong trường hợp này D tiến hành khởi kiện ra toà yêu cầu c phải trả lại tiền mà D được hưởng từ di chúc.

    Thứ ba: D đòi lại giấy chứng nhận QSDĐ

    Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 thì nếu đòi lại giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất thì toà án sẽ không thụ lý vụ án vì đây không phải là giấy tờ có giá theo quy định tại điều 163 BLDS. Tuy nhiên, theo quy định tại điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì người khởi kiện có quyền khởi kiện:

    Điều 43. Nguyên tắc xác định thẩm quyền của Tòa án trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng

    Thẩm quyền của Tòa án thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 35 đến Điều 41 của Bộ luật này.

    Điều 44. Trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng

    Trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng được thực hiện theo quy định của Bộ luật này.

    Trên đây là một vài trao đổi với bạn trên cơ sở thông tin bạn cung cấp.

    Trân trọng!

     

     

     

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://lamchuphapluat.vn/

    Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/

     
    Báo quản trị |  
  • #452710   27/04/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    Chào các bạn,

    @ mison333 : bạn cần phải trình bày rõ những vấn đề dưới đây mới có thể tư vấn chính xác :

    1/- Di chúc của bà B lập có được công chứng hay chứng thực gì không ?

    2/- Ông D đã khởi kiện tức vụ án đang được Tòa án giải quyết, vậy cớ gì mà lại có "Kết quả giải quyết: chuyển UBND huyện hủy GCNQSD đất mang tên bà B do sang tên không đúng quy định."

    3/- Ông D đã khởi kiện với nhiều yêu cầu và đã được Tòa án thụ lý giải quyết, tức đã làm đúng thủ tục, sao giờ bạn còn hỏi "D đòi lại GCNQSD đất của ông A có được không? Đòi lại tiền mà C đang cầm giữ phải làm thủ tục gì ?." ?

    @ Anlhk33-DLU : câu hỏi : "UBND huyện hủy GCNQSD đất của bà B có đúng không?" được bạn tư vấn : "Việc UBND huyện tiến hành huỷ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không có căn cứ bởi lẽ" Trong trường hợp này C không có quyền và nghĩa vụ gì liên quan đến quyền sử dụng đất tại thửa đất này. Mặt khác trong trường hợp này C cũng không có quyền phản tố. Tuy nhiên, xét về góc độ pháp lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà B trong trường hợp này nếu bà B chưa tiến hành khai nhận di sản thừa kế mà UBND huyện tiến hành cấp là không có căn cứ theo quy định của pháp luật. " thì cuối cùng quan điểm của bạn là việc hủy đó đúng hay sai pháp luật ?

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    mison333 (28/04/2017) nguoinhaque009 (06/05/2017)
  • #452748   28/04/2017

    Gửi bạn TranTamDuc.1973.

    Mình bổ sung thêm như sau:

    1/- Di chúc của bà B lập được UBND cấp xã chứng thực, nhưng trong thời điểm lập di chúc tài sản là QSDĐ vẫn đứng tên chồng là ông A (chưa sang tên cho bà B).

    2/- Ông D đã khởi kiện vụ án đang được Tòa án thụ lý nhưng chưa giải quyết vì lý do xác định quan hệ tranh chấp sai, cụ thể là đơn khởi kiện tranh chấp tài sản thừa kế nhưng Tòa án cấp huyện xác định là tranh chấp đất đai nên tiền mặt mà C đang giữ không giải quyết được, từ đó D xin rút đơn khởi kiện và khởi kiện lại vụ án tranh chấp tài sản thừa kế.

    3/- Ông C phản tố yêu cầu hủy GCNQSDĐ của bà B nên vụ án chuyển Tòa án cấp Tỉnh giải quyết, TA tỉnh xác định C là Nguyên đơn khởi kiện Bị đơn là UBND huyện về vụ án hành chính yêu cầu hủy GCNQSDĐ bà B do cấp không đúng quy định. Sau đó chuyển UBND huyện hủy GCNQSD đất mang tên bà B do sang tên không đúng quy định.

    4/- "Ông D đã khởi kiện với nhiều yêu cầu và đã được Tòa án thụ lý giải quyết, tức đã làm đúng thủ tục, sao giờ bạn còn hỏi "D đòi lại GCNQSD đất của ông A có được không? Đòi lại tiền mà C đang cầm giữ phải làm thủ tục gì ?." ? Vì trong di chúc có viết ủy quyền cho D đòi lại GCNQSĐ mang tên A và tiền hiện C đang cầm giữ.

     

     

     

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 28/04/2017 04:52:48 CH Biên tập, chính tả
     
    Báo quản trị |  
  • #452925   03/05/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    Chào bạn,

    1/- Quan điểm của tôi là pháp luật không cấm việc lập di chúc để lại thừa kế khi chưa có giấy đỏ, do đó việc bà B lập di chúc để lại thửa đất cũng như tài sản là tiền mặt cho ông D là hợp pháp. Mặt khác, theo thông tin mà bạn cung cấp thì hàng thừa kế thứ 1 của ông A chỉ có mỗi 1 người là bà B nên toàn bộ di sản của ông A sẽ thuộc về bà B vì ông A không lập di chúc để lại cho ai khác, đó là bản chất của vấn đề dù thủ tục có thể đã hoặc chưa hoàn chỉnh theo qui định.

    2/- Hiểu nôm na tranh chấp di sản thừa kế là để giải quyết vấn đề di sản thuộc quyền được hưởng thừa kế của ai, tức các bên tranh thấp phải là chủ thể được hưởng thừa kế không theo di chúc thì theo pháp luật, trường hợp này C không có di chúc cho hưởng di sản, cũng không thuộc hàng thừa kế nào của A nên kiện C để tranh chấp di sản thừa kế là sai mà D với tư cách là người được hưởng thừa kế theo di chúc của bà B phải kiện đòi C trả lại cho mình di sản thừa kế là đất và tiền mà C đang chiếm hữu (điểm b tiểu mục 2.4 mục 2 phần I Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP)

    Nội dung còn lại, bạn trình bày thêm lý do tại sao C được giữ tiền của ông A, được canh tác 1/2 thửa đất là di sản và tại sao bà B biết C giữ giấy đỏ cũng như giữ tiền của chồng mình để lại mà lúc sinh thời bà ta không đòi một cách quyết liệt ?

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (06/05/2017) mison333 (05/05/2017)