Sang tên sổ đỏ khi bố me mất không để lại di chúc

Chủ đề   RSS   
  • #560454 14/10/2020

    Truonghai90

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2020
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 5 lần


    Sang tên sổ đỏ khi bố me mất không để lại di chúc

    Chào luật sư.!

    Trường hợp gia đình tôi có mảnh đất 700m2 đất ở quê. Gia đình tôi có 5 người con, 2 trai 3 gái. Trước tôi ở với bố me tôi. Nhưng vì tuổi cao sức yếu bố mẹ tôi qua đời nhưng k để lại di chúc thừa kế tài sản. Giờ tôi có họp gia đình và thống nhất mọi người làm sổ đứng tên tôi ( k có vấn đề tranh chấp). Vậy nên tôi muốn nhờ luật sư giải đáp giúp tôi thủ tục hồ sơ để sang tên tôi gồm những gì. Ngoài ra các khoản phí tôi phải đóng nữa.

    Vì tôi có hỏi thăm 1 số đơn vị làm dịch vụ thì họ bảo tôi phải nộp thêm cả khoản thuế trước bạ và thuế thu nhập cá nhân. Khoản này tôi không hiểu. Nhưng họ giải thích rằng mảnh đất đó theo nguyên tắc là chia đều cho 5 người con. Nhưng giờ 4 người còn lại từ chối k nhận tài sản nên mình tôi phải chịu thuế của 4 người đó. 

    Luật sư có thể giải thích giúp tôi được k ạ. 

    Tôi xin cảm ơn! 

     
    2230 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Truonghai90 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #560461   14/10/2020

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015, trường hợp bố, mẹ của bạn khi chết mà không để lại di chúc, thì những người ở hàng thừa kế thứ nhất còn sống tại thời điểm bố, mẹ bạn chết, gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết được hưởng thừa kế di sản của người chết để lại. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    Theo đó, sau khi bố, mẹ mất thì bạn và những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất có quyền hưởng di sản từ bố, mẹ có thể lập văn bản thỏa thuận (có công chứng hoặc chứng thực của UBND xã) về việc chia di sản thừa kế di sản thừa kế đối với phần diện tích do mẹ bạn để lại.

    Theo quy định tại Điều 57 và Điều 58 Luật Công chứng, những người thừa kế theo pháp luật có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

    Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.

    Thành phần hồ sơ yêu cầu công chứng: Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

    Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.

    Khi có văn bản thỏa thuận về chia di sản thừa kế hợp lệ và có giấy tờ chứng minh về quan hệ huyết thống giữa bố, mẹ bạn và anh chị em bạn (sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân) thì bạn có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên mình theo luật định.

    Sau khi hoàn tất thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thì hai anh em bạn làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất. Hồ sơ gồm có: 

    - Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;

    - Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế;

    - Giấy tờ chứng minh miễn nghĩa vụ tài chính: lệ phí trước bạ và thuế thu nhập cá nhân.

    Về thuế thu nhập cá nhân:

    Theo quy định tại điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi bổ sung năm 2012 quy định về thu nhập được miễn thuế:

    “4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau”.

    Do đó, khi nhận thừa kế với di sản là bất động sản người nhận thừa kế sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân.

    Về lệ phí trước bạ

    Khoản 10 Điều 9 Nghị định số 140/2016/NĐ-CP về các trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ:

    “10. Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

    Do đó khi nhận thừa kế mảnh đất thì những người thừa kế cũng được miễn lệ phí trước bạ.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/10/2020) Truonghai90 (14/10/2020)
  • #560473   14/10/2020

    Truonghai90
    Truonghai90

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2020
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 5 lần


    Sang tên sổ đỏ khi bố me mất không để lại di chúc

    Cảm ơn luật sư nhiều ạ. 

    Luật sư có thể chỉ cho tôi trình tự các bước để tôi tự đi làm thủ tục được không ạ. Ngoài ra luật sư có thể nói rõ các khoản lệ phí mà tôi cần chuẩn bị để tiến hành làm thủ tục.

    Tôi xin trân thành cảm ơn! 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Truonghai90 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/10/2020)
  • #560479   14/10/2020

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Như tôi đã tư vấn thì thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hay khai nhận di sản thừa kế bằng văn bản là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản với di sản do người chết để lại cho người được hưởng theo quy định của pháp luật.

    Trong đó, việc công chứng văn bản này được thực hiện theo quy định tại Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn. Cụ thể:

    1/ Hồ sơ cần chuẩn bị

    Theo quy định tại Điều 58 Luật Công chứng, để thực hiện công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế, người yêu cầu công chứng phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau đây:

    - Phiếu yêu cầu công chứng;

    - Bản sao di chúc nếu thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng nếu chia thừa kế theo pháp luật;

    - Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết; Giấy đăng ký kết hôn của người để lại di sản, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu có)…

    - Dự thảo Văn bản khai nhận di sản thừa kế (nếu có);

    - Các giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu, sổ tạm trú… của người khai nhận di sản thừa kế;

    - Các giấy tờ về tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe ô tô… Các giấy tờ khác về tình trạng tài sản chung/riêng như bản án ly hôn, văn bản tặng cho tài sản, thỏa thuận tài sản chung/riêng…

    - Hợp đồng ủy quyền (nếu có trong trường hợp nhiều người được nhận thừa kế nhưng không chia di sản)…

    2/ Cơ quan có thẩm quyền thực hiện

    Việc công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.

    Trình tự, thủ tục công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế

    Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ đã nêu ở trên (01 bộ).

    Lưu ý: Với những giấy tờ yêu cầu bản sao thì bắt buộc trước khi nhận Văn bản khai nhận di sản đã được công chứng phải mang theo bản chính để đối chiếu.

    Bước 2: Tiến hành công chứng Văn bản khai nhận di sản

    Sau khi nộp đủ hồ sơ, giấy tờ, Công chứng viên sẽ tiến hành xem xét, kiểm tra:

    - Nếu hồ sơ đầy đủ: Công chứng viên tiếp nhận, thụ lý và ghi vào sổ công chứng;

    - Nếu hồ sơ chưa đầy đủ: Công chứng viên hướng dẫn và yêu cầu bổ sung;

    - Nếu hồ sơ không có cơ sở để giải quyết: Công chứng viên giải thích lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ.

    Bước 3: Niêm yết việc thụ lý Văn bản khai nhận di sản

    Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản.

    Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó. Thời gian niêm yết là 15 ngày.

    Nội dung niêm yết phải nêu rõ:

    - Họ, tên người để lại di sản;

    - Họ, tên của những người khai nhận di sản;

    - Quan hệ của những người khai nhận di sản với người để lại di sản;

    - Danh mục di sản thừa kế.

    Đặc biệt, trong thông báo niêm yết phải ghi rõ:

    Nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản, bỏ sót người thừa kế, di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó phải gửi cho tổ chức hành nghề công chứng thực hiện niêm yết

    Sau 15 ngày niêm yết, UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết.

    Hướng dẫn ký Văn bản khai nhận di sản

    Sau khi nhận được niêm yết mà không có khiếu nại, tố cáo thì tổ chức hành nghề công chứng thực hiện giải quyết hồ sơ:

    - Nếu đã có dự thảo Văn bản khai nhận: Công chứng viên kiểm tra các nội dung trong văn bản đảm bảo không có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội…

    - Nếu chưa có dự thảo: Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người khai nhận di sản. Sau khi soạn thảo xong, người thừa kế đọc lại nội dung, đồng ý và sẽ được Công chứng viên hướng dẫn ký vào Văn bản khai nhận di sản thừa kế.

    Ký chứng nhận và trả kết quả

    Công chứng viên yêu cầu người thừa kế xuất trình bản chính các giấy tờ đã nêu ở trên để đối chiếu trước khi ký xác nhận vào Lời chứng và từng trang của Văn bản khai nhận này.

    Sau khi ký xong sẽ tiến hành thu phí, thù lao công chứng, các chi phí khác và trả lại bản chính Văn bản khai nhận cho người thừa kế.

    Trình tự thực hiện sang tên Sổ đỏ

    Bước 1. Nộp hồ sơ

    Địa điểm nộp:

    - Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND cấp tỉnh;

    - Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu.

    Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ

    Trường hợp 1: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ

    Trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

    Trường hợp 2. Hồ sơ đầy đủ

    Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

    Trường hợp nộp hồ sơ tại UBND cấp xã thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, UBND cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

    Bước 3. Xử lý yêu cầu

    Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:

    - Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;

    - Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp;

    - Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.

    - Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

    - Trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

    Chi phí phải nộp: Thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ:

    Theo khoản 10 Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ và theo điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC về hướng dẫn luật Thuế thu nhập cá nhân thì những trường hợp sau khi nhận thừa kế là nhà, đất thì không phải nộp thuế, lệ phí trước bạ, cụ thể:

    - Lệ phí thẩm định hồ sơ phải nộp: 0.15% giá trị tài sản

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/10/2020)
  • #560495   15/10/2020

    Truonghai90
    Truonghai90

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2020
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 5 lần


    Sang tên sổ đỏ khi bố me mất không để lại di chúc

    Bài viết rất chi tiết.

    Tôi cảm ơn luật sư nhiều ạ!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Truonghai90 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/10/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.