Sang đường sai luật người đi bộ bị phạt tiền

Chủ đề   RSS   
  • #259892 08/05/2013

    yenha92

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/04/2013
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 405
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 15 lần


    Sang đường sai luật người đi bộ bị phạt tiền

    Thời gian tới nếu người đi bộ nếu đi sai luật, sang đường không đúng nơi quy định tại những nơi đủ điều kiện sang đường sẽ bị phạt từ 60.000 – 120.000 đồng.

     
    Thông tin trên được đưa ra tại buổi họp báo “Việt Nam hưởng ứng tuần lễ an toàn giao thông đường bộ toàn cầu lần thứ 2 do Liên Hợp quốc phát động” chiều 6/5 tại Hà Nội.
     
    Theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, các hoạt động hướng dẫn sẽ được đồng loạt triển khai tại 63 tỉnh, thành phố bắt đầu từ ngày 6/5 – 12/5 với sự tham gia của các đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên…Tuần lễ này sẽ hướng vào việc nâng cao ý thức chấp hành, cảnh báo nguy cơ tai nạn giao thông và biện pháp phòng tránh tai nạn đối với người đi bộ, đồng thời thực hiện giải tỏa vỉa hè, kề đường… tạo thuận lợi cho người đi bộ sang đường đúng luật.
     
    Theo ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, ở 24 cầu vượt trên toàn thành phố Hà Nội đều có vạch kẻ sơn dành cho người đi bộ qua đường và có lực lượng cảnh sát giao thông đứng chốt. Sau khi được nhắc nhở mà người dân vẫn cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt từ 60.000 – 120.000 đồng (Theo Nghị định 71).
     
    Mục đích của các hoạt động trên nhằm mục tiêu giảm số vụ tai nạn giao thông đối với người đi bộ trong năm 2013.
     
    (Theo SGTT)

     

     
    6145 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn yenha92 vì bài viết hữu ích
    vckham (08/05/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #260201   09/05/2013

    yenha92
    yenha92

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/04/2013
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 405
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 15 lần


    2 ngày, phạt 36 người đi bộ sai luật

    Tin từ Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội, trong 2 ngày 6 và 7/5, hưởng ứng chương trình “Tuần lễ An toàn cho người đi bộ lần thứ II” do Ủy ban ATGT Quốc gia phát động, đã có 36 người đi bộ bị xử phạt.

     

    Trong đó, 6 người đi sai phần đường dành cho người đi bộ, 16 trường hợp qua đường không đúng vạch sơn, 14 người không theo đúng tín hiệu đèn giao thông.

    Tại địa bàn Cầu Giấy và Ba Đình, trả lời chúng tôi, Trung tá Nguyễn Văn Đức, Đội trưởng Đội CSGT số 2, cho hay, Đội này cũng đã xử phạt được 6 trường hợp. Một trường hợp thấy đèn đỏ vẫn đi, 5 trường hợp còn lại đều đi không đúng phần đường, vạch sơn dành cho người đi bộ. Theo đó, những người này đã bị xử phạt mức 60 – 80 nghìn đồng.

    Trung tá Đức cho biết, con số xử phạt này là rất ít mặc dù Đội 2 đã cử 2 tổ công tác tích cực kiểm tra, xử lý. Theo ông Đức, xử phạt người đi bộ vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Ông Đức cho hay, những trường hợp bị phạt nói trên đều rất tự giác xuất trình giấy tờ tùy thân và nộp tiền phạt. Còn một số trường hợp nói rằng không mang theo tiền nên lực lượng làm nhiềm vụ chỉ nhắc nhở rồi cho đi.

    2 ngày, phạt 36 người đi bộ sai luật, Tin tức trong ngày, Phat nguoi di bo sai luat, nguoi di bo vi pham luat giao thong, phat nguoi di bo, luat phat nguoi di bo, phat nguoi di bo ngang duong, phap luat, tin phap luat, bao phap luat, tuan le an toan cho nguoi di bo, an toan giao thong, giao thong, luat giao thong, vi pham luat giao thong, tin nhanh, tin moi, tin hay, tin nong, tin hot, tin tức, tin tuc online, bao dien tu, bao vn, xa hoi, bao, vn

    Vượt đèn đỏ, hai học sinh này bị kẹt giữa dòng phương tiện đông đúc (Ảnh: Văn Đức)

    Trước đó, trong buổi phát động hưởng ứng tuần lễ an toàn cho người đi bộ, ông Nguyễn Hoàng Hiệp (Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia) nhấn mạnh, hành vi đi bộ không đúng quy định không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân mà còn ảnh hưởng đến người điều khiển phương tiện khác. Rất nhiều vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng đã xảy ra khi các phương tiện phải tránh người đi bộ.

    Ông Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, hiện nay, Hà Nội có khoảng 20 cầu vượt bộ hành và các ban ngành sẽ tính toán xây thêm giúp người đi bộ sang đường thuận tiện hơn.

    Nhưng ông Hiệp cũng thừa nhận, nhiều tuyến phố tại Hà Nội bị lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, buôn bán gây không ít khó khăn cho người đi bộ. Trước đó, một cán bộ CSGT Hà Nội cũng cho biết, nguyên nhân khiến người đi bộ buộc phải vi phạm “không đi đúng phần đường quy định”, đi xuống lòng đường vì nhiều tuyến phố tại Hà Nội không có vỉa hè. Nhiều đoạn vỉa hè bị các gia đình có nhà mặt phố lấn chiếm mở hàng quán, làm bãi trông giữ xe. Nhiều đoạn bị hàng rong lấn chiếm. Có nơi, vỉa hè trước cổng UBND phường, Công an phường cũng được sử dụng vào mục đích kinh doanh.

    Điều 12. Nghị định 34 từ năm 2010 quy định:

    1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng đối với người đi bộ có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    a) Không đi đúng phần đường quy định;
    b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường;
    c) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.

    2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    a) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;
    b) Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;
    c) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

    3. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

    Riêng trong khu vực nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương, Điều 46 Nghị định 71 quy định:

    1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với người đi bộ vi phạm:
    b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường;
    c) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.

    2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với người đi bộ vi phạm:
    a) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;
    b) Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;
    c) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

     

     

    Cảnh Kiên (Khampha.vn)

    Cập nhật bởi yenha92 ngày 09/05/2013 01:54:04 CH y
     
    Báo quản trị |