Chào bạn,
Tại Khoàn 1.1 Mục 1 Phần 4 TT 13/2008/TT-BXD và Điều 56.2 Luật KDBĐS quy định SGDBĐS có tư cách pháp nhân hoặc sử dụng tư cách pháp nhân của DN, HTX để hoạt động. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Được thành lập hợp pháp;
2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Do đó, SGDBĐS hoàn toàn độc lập với DN, HTX mặc dù sử dụng tư cách pháp nhân của DN,HTX để hoạt động.
Sử dụng TCPN của DN,HTX để hoạt động nói nôm na là không cần thành lập 1 pháp nhân mới, tuy nhiên để đảm bảo "1. Được thành lập hợp pháp;" phải thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc DN, HTX thành lập SGDBĐS. SGDBĐS được sử dụng tên của DN ( hoặc có thể được hiểu như Cty con của DN), nhưng độc lập hoàn toàn với DN, HTX thành lập ra nó.
VD: SGDBĐS ACBR của Công ty cổ phần địa ốc ACB.
Riêng đối với Điều 44.3 Luật KDBĐS bạn thầy có mâu thuẫn, tuy nhiên, Hiya không nghĩ thế, bởi lẽ:
"Điều 44. Nguyên tắc hoạt động môi giới bất động sản
1. ........
2. ......
3. Tổ chức, cá nhân môi giới bất động sản không được đồng thời vừa là nhà môi giới vừa là #ff0000;">một bên thực hiện hợp đồng #ff0000;">trong một giao dịch kinh doanh bất động sản."
Xét tại Khoản 1.2 Mục 1 Phần 4 TT 13/2008/TT-BXD:
"1.2. Sàn giao dịch bất động sản ngoài việc thực hiện các dịch vụ về giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua và môi giới bất động sản còn được phép thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các dịch vụ sau:
1.2.1. Định giá bất động sản;
1.2.2. Tư vấn bất động sản;
1.2.3. Quảng cáo bất động sản;
1.2.4. Đấu giá bất động sản;
1.2.5. Quản lý bất động sản."
Căn cứ vào quy định trên, SGDBĐS không là một bên thực hiên hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh bât động sản, SGD chỉ là một bên cung ứng dịch vụ về GD BĐS như các quy định tại 1.2.1...1.2.5 đã nêu ở trên.
Do đó, theo ý kiến cá nhân không có sự mâu thuẫn ở đây.
Thân ái,
P/s: Đôi lời trao đổi cùng bạn.