Báo Người Lao Động dẫn lời ông Đỗ Thế Hùng, Giám đốc Ban quản lý dự án 8B Lê Trực cho hay, giai đoạn 1 sẽ phá dỡ phần tum và tầng 19, sau đó sẽ mời đơn vị chuyên môn tư vấn phá dỡ phần vi phạm còn lại.
Tuy nhiên, ông Hùng lại đề xuất, thay vì phá dỡ, hãy dùng các tầng xây sai phép này phục vụ mục đích có lợi cho cộng đồng.
"Đây là hình thức xử lý tốt vì cắt bỏ hay hiến cho nhà nước dùng vào mục đích công ích thì chủ đầu tư cũng không được hưởng lợi gì", ông Hùng nói.
|
Phần sai phép của tòa nhà đang được phá dỡ.
Sáng 23/11, bên hành lang Quốc hội, ông Phạm Quang Nghị - Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách Đảng bộ Hà Nội cho hay, ông chưa nghe đề xuất của chủ đầu tư tòa nhà 8B Lê Trực về việc hiến toàn bộ phần công trình sai phạm cho nhà nước dùng vào mục đích công cộng.
Tuy nhiên, ông Nghị khẳng định, thành phố không đồng ý với đề xuất này, sai phạm thế nào xử lý như thế, không thể dùng hình thức hiến tặng để đổi cho cái sai đã xảy ra.
“Đúng là sự lãng phí nào cũng đáng tiếc, nhưng đừng làm sai thì tốt hơn. Nhà nước không khuyến khích những việc làm như thế. Nếu nhà nước làm như vậy thì lần sau sẽ có nhà đầu tư khác làm sai”, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội nói.
-----------------------------------------------------------------
Pháp luật dĩ nhiên là phải tuân thủ, sai phạm của tòa nhà 8B là không thể chối cãi. Tuy nhiên về vấn đề xử lý sai phạm quả thực cần xem xét đến khía cạnh "lãng phí". Công trình này nằm gần lăng Bác và là khu vực quan trọng trong cảnh quan đô thị lẫn chính trị của nước ta vì vậy việc phải tháo bỏ có lẽ hợp lý. Tuy nhiên, có phải chăng chúng ta cũng nên có những quy định "thức thời" hơn.
Ví dụ như thú rừng bị săn bắt trái phép nên được chăm sóc và giải cứu, trở về rừng càng sớm càng tốt thay vì để cho chết khi chờ xử lý vụ án. Hoặc như ông Hùng đã trình bày dù cắt ngọn hay để lại phục vụ cộng đồng, chủ đầu tư đều không hưởng lợi gì. Phạt cá nhân/tổ chức gây ra sai phạm là dĩ nhiên nhưng xử lý các "sản phẩm" của sai phạm đó đâu nhất thiết cứ phải hủy chúng đi?
|