Sai phạm của Nguyễn Hữu Tín “do xung đột pháp lý”

Chủ đề   RSS   
  • #535818 28/12/2019

    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Sai phạm của Nguyễn Hữu Tín “do xung đột pháp lý”

     

    TP HCM - Bào chữa cho ông Nguyễn Hữu Tín, các luật sư cho rằng sai phạm của cựu Phó chủ tịch do nỗ lực giữ bí mật Nhà nước, mâu thuẫn trong các văn bản luật...

    Chiều 27/12, sau khi bị cáo Nguyễn Hữu Tín (62 tuổi), Đào Anh Kiệt (62 tuổi, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường TP HCM) bị VKS đề nghị chung mức án 8-10 năm tù về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, phiên xử bước vào phần bào chữa của các luật sư.

    Nêu quan điểm bảo vệ ông Nguyễn Hữu Tín, luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang cho rằng, theo văn bản của Thủ tướng, các bộ ngành được tạo điều kiện để giao đất thực hiện mục đích an ninh quốc phòng. Các văn bản, chỉ thị, nghị định này là văn bản pháp luật đặc thù. Ông Tín đã nhận thức rằng, việc giao khu nhà đất 15 Thi Sách, quận 1, cho công ty bình phong của Bộ Công an (Phan Văn Anh Vũ làm Chủ tịch HĐQT) là phải áp dụng luật đặc thù, chứ không phải Luật Đất đai phổ biến.

    Theo luật sư, khi tiếp nhận công văn của Bộ Công an, Bộ Văn hóa Thể thao - Du lịch... ông Tín gửi qua Sở Tài nguyên - Môi trường đề nghị tham mưu thực hiện. Ông Tín và tất cả các bị cáo đều nhận thức đây là công văn chỉ đạo. Không có văn bản hay ý kiến nào của UBND TP HCM nói ông Tín nếu thực hiện theo các công văn đó sẽ phải chịu hậu quả.

    "Lỗ hổng trong quy trình hoạt động của Ủy ban không chỉ khiến xảy ra vụ án này mà còn có những vụ án khác", luật sư Trang nói và đề nghị HĐXX đánh giá toàn diện vụ án, cân nhắc sai phạm của thân chủ.

    Cùng bào chữa cho cựu Phó chủ tịch, luật sư Trần Minh Hải cho rằng, ông Tín đã thừa nhận toàn bộ sai phạm và cũng được VKS ghi nhận. Tuy nhiên, mức án VKS đề nghị với thân chủ là quá nặng, toà cần xét nguồn cơn của các sai phạm này. "Trên cương vị là người lãnh đạo, nếu ông Tín quyết định đấu giá công khai khu nhà đất sẽ làm lộ bí mật Nhà nước. Hành vi của ông Tín là do nỗ lực vì mục đích an ninh quốc phòng", luật sư nêu quan điểm.

    Luật sư Hải không đồng tình với quan điểm của VKS trong việc xác định hành vi của ông Tín là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại hơn 800 tỷ đồng quyền sử dụng đất chưa thu hồi được. "Ông Tín hoàn toàn không tham gia vào giai đoạn làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mà chỉ ký quyết định cho thuê đất thu tiền hàng năm. Dựa trên tất cả tình tiết khách quan và các tình tiết giảm nhẹ, tôi kính mong HĐXX ra bản án bằng thời gian tạm giam đối với ông Tín", luật sư Hải nói.

    Bảo vệ bị cáo Đào Anh Kiệt, luật sư Nguyễn Thành Công cho rằng thân chủ không phạm tội như cáo buộc của VKS.

    Theo luật sư, chủ thể của tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí phải là những người quản lý tài sản Nhà nước. Ông Kiệt dựa vào các quyết định của Thủ tướng, pháp lệnh tình báo và chỉ thị, nghị định hướng dẫn các ban ngành phối hợp, hỗ trợ công tác tình báo để tham mưu đề xuất UBND cho phép Công ty Bắc Nam 79 được quyền thuê đất làm văn phòng phục vụ công tác tình báo.

    Việc tham mưu, đề xuất khấu trừ khoản tiền bồi thường tài sản trên đất vào tiền thuê đất là hành vi riêng biệt của Sở Tài chính, ông Kiệt không liên quan. Số tiền 6,7 tỷ đồng thiệt hại do khấu trừ tiền bồi thường vào tiền thuê đất, theo luật sư Công, là xuất phát từ công văn của Sở Tài chính gửi UBND TP HCM.

    Đối với số tiền 400 triệu đồng gia đình bị cáo Kiệt nộp cho cơ quan điều tra, luật sư đề nghị HĐXX xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật, trong trường hợp bị cáo Kiệt bị xác định là có tội.

    Tương tự, các luật sư bào chữa cho Trương Văn Út (nguyên Phó Phòng quản lý đất đai), Lê Văn Thanh (nguyên Chánh Văn phòng UBND TP HCM), Nguyễn Thanh Chương (nguyên trưởng Phòng đô thị UBND TP HCM) cho rằng vai trò của các bị cáo trong vụ án rất mờ nhạt. Họ cũng đưa ra nhiều tình tiết giảm nhẹ, đề nghị tòa xem xét hình phạt hợp tình, hợp lý với thân chủ.

    Trước đó, VKS đã đề nghị HĐXX tuyên phạt các bị cáo này 4-6 năm tù.

    Nhà chức trách xác định, ông Tín và đồng phạm biết rõ khu nhà đất 15 Thi Sách là tài sản Nhà nước, nhưng không báo cho Chủ tịch TP HCM Lê Hoàng Quân - Trưởng ban chỉ đạo 09, Sở Tài chính, tham mưu mà tự ý giao Sở Tài nguyên - Môi trường hướng dẫn thủ tục cho Công ty Bắc Nam 79 thuê chỉ định. Hành vi của các bị cáo khiến Nhà nước thất thoát hơn 800 tỷ đồng .

    Hải Duyên

    Theo Vnexpress

     

     
    1808 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamkylaw vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/12/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #535852   28/12/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Khi có sai phạm, chắc chắn không ai chịu nhận lỗi mà thay vào đó các vị lãnh đạo sẽ tìm cách để thóai thác,  chối tội. Việc dựa vào kẽ hở của luật là phương tiện hữu hiệu để cán bộ biện minh cho mình.  Thực tế, những  kẽ hở của luật được tạo ra là nhằm đảm bảo sự linh động trong quá trình áp dụng pháp luật,  ngoài  ra, không phải ngóc ngách nào của thực tế cũng có thể được quy định một  cách cụ thể trong luật được. Nhưng các nhà lãnh đạo,  các doanh nghiệp lại dựa vào đó để lách luật. Cuối cùng vẫn là dựa vào sự nghiêm  minh cũng như sự sáng suốt của hội đồng xét xử để luận tội các bị can, bị cáo.

     

    Cập nhật bởi Haitran1995 ngày 28/12/2019 05:51:40 CH
     
    Báo quản trị |