Sách phục vụ nghề luật

Chủ đề   RSS   
  • #15580 29/08/2008

    Mai_Y_Nguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2007
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 4781
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 83 lần


    Sách phục vụ nghề luật



    "NGHỀ LUẬT NHỮNG NGHĨ SUY"

    1/ Thông tin chung:
    Tên sách: Nghề luật những nghĩ suy
    Tác giả: ThS Nguyễn Bá Bình - chủ biên
    Nhà xuất bản: NXB Tư pháp
    Ấn hành: tháng 12/2007
    Giá: 24.500 đồng

    2/ Nội dung:

    "Nghề luật- những nghĩ suy" do Thạc sĩ Nguyễn Bá Bình- giảng viên Trường Đại học Luật chủ biên và nhóm tác giả là thạc sỹ, tiến sỹ của Trường Đại học Luật, Học viện Tư pháp, Bộ Tư pháp và các chuyên gia tư vấn pháp lý một số DN.

    Cuốn sách không chỉ đề cập đến nghề luật nói chung, mà nghề luật được nhìn và cảm nhận dưới các góc độ khác nhau từ nghề luật sư, quá trình lập pháp, hành pháp cho tới câu chuyện nơi công đường và cả giảng đường luật học.

    Các tác giả hy vọng chia sẻ cho những ai đã, đang và sẽ đam mê nghề luật một vài suy nghĩ để cùng vui, buồn và hy vọng về nghề- cả niềm tự hào về những gian nan và hạnh phúc trong nghề; đồng thời giúp bạn đọc tiếp tục khám phá những vẻ đẹp tiềm ẩn của nghề. Cuốn sách được chia làm 4 phần, đề cập đến các vấn đề: Đạo đức luật sư; thời cơ và thách thức của luật sư thời hội nhập; luật sư nội bộ trong DN; câu chuyện từ làm luật, hành luật tới câu chuyện nơi công đường; lập pháp, lập quy từ góc độ hoạt động kiểm tra, giám sát văn bản quy phạm pháp luật và vấn đề đào tạo luật sư, khả năng và cơ hội của sinh viên luật...

    (Theo Lao Động online)

    Cập nhật bởi LawSoft02 ngày 17/03/2010 12:11:46 PM
     
    38003 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn Mai_Y_Nguyen vì bài viết hữu ích
    hauphuongthao112 (22/09/2015) tthl (25/10/2014) hoada921 (24/10/2013) pvoilthanhhoa (19/06/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang 123>
Thảo luận
  • #15581   29/08/2008

    Mai_Y_Nguyen
    Mai_Y_Nguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2007
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 4781
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 83 lần


    Tên sách: LUẬT SƯ (ĐƯỜNG VÀO NGHỀ)


    1/ Thông tin chung:
    Tên sách: Luật sư (Đường vào nghề)
    Tác giả: Công Mỹ - Hồng Vân
    Nhà xuất bản: NXB Trẻ
    Phát hành: 2007
    Số trang: 235
    Kích thước: 16x24cm
    Giá bìa: 36.000
    2/ Mục lục:

    Lời nói đầu
    Chương 1: Tản mạn về luật pháp
    Từ câu chuyện về Nữ thần công lý
    Đến câu chuyện muôn thuở trong cõi người ta
    Cơ quan lập pháp của các hệ thống nhà nước, hiện đại
    Hệ thống pháp luật Việt Nam
    Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

    Chương 2: Luật sư trong chiếc gương soi
    Nghề luật sư có từ bao giờ
    Tình cảm - yêu - ghét đối với nghề luật sư
    Nỗi oan luật sư
    Thực trạng hành nghề luật sư ở Việt Nam
    Triển vọng của nghề luật sư.

    Chương 3: Vai trò và công việc của luật sư
    Vai trò của luật sư
    Công việc của luật sư.

    Chương 4: Các kỹ năng và giá trị
    Các kỹ năng và giá trị cần thiết.

    Chương 5: Những nghề khác trong ngành luật
    Thẩm phán
    Kiểm sát viên
    Thư ký toàn án
    Điều tra viên
    Giám định viên
    Công chứng viên
    Chấp hành viên.

    Chương 6: luật sư
    Chương 7: Để trở thành luật sư
    Trắc nghiệm: bạn có thích hợp với nghề luật?

    Phụ lục:
    Văn bản pháp luật.

    (Theo http://www.saharavn.com)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Mai_Y_Nguyen vì bài viết hữu ích
    tthl (25/10/2014)
  • #15582   29/08/2008

    Mai_Y_Nguyen
    Mai_Y_Nguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2007
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 4781
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 83 lần


    Tên sách: "Hành nghề luật sư trong vụ án hình sự"

    Sau "Bút ký luật sư" được đông đảo đồng nghiệp trong giới luật sư và người hoạt động trong lĩnh vực pháp luật đón nhận, TS.LS Phan Trung Hoài lại tiếp tục cho ra đời cuốn sánh mới có tên "Hành nghề luật sư trong vụ án hình sự" (Nhà xuất bản Tư pháp 2007, khổ 16x24, 704 trang).

    Với cuốn sách này, nói như GS.TS Trần Ngọc Đường - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, là TS.LS Phan Trung Hoài như "con tằm rút ruột nhả tơ".

    Gần hai mươi năm trong nghề, tham gia bào chữa trong hầu hết các vụ án hình sự lớn, TS.LS Phan Trung Hoài (ảnh) đã có một số vốn khá đầy đặn về nghề nghiệp của mình.

    Trong phạm vi hoạt động tranh tụng và một môi trường tư pháp đòi hỏi còn nhiều cải cách, một luật sư chắc chắn phải đối diện với rất nhiều thử thách, phải cố gắng học hỏi và làm việc với cả tâm đức của nghề nghiệp mới vượt qua thử thách đó để tồn tại một cách xứng đáng.

    Tất cả những công việc của một luật sư khi tham gia vào một vụ án hình sự, từ chi tiết nhỏ nhất, đều được tác giả hướng dẫn một cách nghiêm túc. Người đọc có thể học hỏi được từ cách thoả thuận "chuyện tiền nong" của luật sư với khách hàng đến kỹ năng để tiếp xúc với bị can.

    Tác giả cũng không ngần ngại chỉ ra những khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận cho người bào chữa bởi vì luật là một chuyện, thực tế là một chuyện khác. Những lúc như vậy, luật sư phải biết cách ứng xử để hoàn thành trách nhiệm của mình đối với thân chủ.

    Kết thúc điều tra vụ án, luật sư tiếp xúc với hồ sơ, lúc đó nghiên cứu hồ sơ đòi hỏi kỹ năng như thế nào? Trong không gian pháp đình, thủ tục cần làm trước khi mở phiên toà, chuẩn bị quan điểm pháp lý bào chữa, kỹ năng thẩm vấn và nghệ thuật hùng biện trong tranh tụng, đều được tác giả trình bày cẩn thận.

    Đối với một phiên toà phúc thẩm, luật sư cần phải chuẩn bị những gì, kêu oan hay xin giảm án, cơ sở để đề nghị huỷ án sơ thẩm.

    Cuốn sách còn hướng dẫn đến việc khiếu nại xin giám đốc thẩm, tái thẩm, tư vấn khiếu kiện bồi thường oan sai theo Nghị quyết 388. Tất cả những nội dung rất khô khan trên được tác giả thể hiện một cách hấp dẫn, đan xen lối kể chuyện với nhiều suy nghĩ và tâm trạng, đưa vào những tư liệu, dẫn chứng sống động từ các phiên toà nên người đọc cảm nhận sức thuyết phục trong từng dòng chữ.

    Có những câu chuyện chứa đựng những day dứt nghề nghiệp của tác giả tạo nên sự xúc động và chia sẻ thật sự đối với người đọc.

    TS.LS Phan Trung Hoài khiêm tốn cho rằng cuốn sách giúp các bạn sinh viên pháp lý, các luật sư mới vào nghề một số kỹ năng, kinh nghiệm về nghề luật sư. Nhưng nếu đọc kỹ, sẽ thấy nội dung của cuốn sách chứa đựng giá trị khoa học pháp lý và giá trị đạo đức, đề cao vị thế của giới luật sư trong xã hội.

    Trong từng trang sách, tác giả luôn đặt luật sư vào vai trò và trách nhiệm của người phản biện, nhưng với mục đích cùng với người tiến hành tố tụng tìm ra sự thật khách quan trong các vụ án hình sự để phục vụ công lý và bảo vệ con người.

    Công việc cao quý đó không thể thực hiện được nếu không nắm vững pháp luật, có kỹ năng hành nghề cao và có cái tâm trong sáng. Những yêu cầu đó đã được tác giả đúc kết và cung cấp với tất cả sự cố gắng cao nhất.

    Có thể tác giả sẽ nhận được nhiều góp ý từ các chuyên gia pháp luật, từ đồng nghiệp để bổ sung cho công trình của mình, nhưng với những gì được thể hiện, cuốn sách "Hành nghề luật sư trong vụ án hình sự" đã có những đóng góp rất bổ ích, không chỉ cho giới luật sư mà đối với những người hoạt động trong lĩnh vực pháp luật.

    (Theo Lê Thanh Phong - http://www.laodong.com.vn)
     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Mai_Y_Nguyen vì bài viết hữu ích
    PCDongNai (13/03/2014) khanh270375 (01/07/2014) giahan123456 (05/01/2015)
  • #15578   29/08/2008

    Mai_Y_Nguyen
    Mai_Y_Nguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2007
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 4781
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 83 lần


    Sách nghiên cứu pháp luật tác giả nước ngoài: Khảo luận thứ hai về chính quyền - chính quyền dân sự


    1/ Thông tin chung:
    Tên sách:  Khảo luận thứ hai về chính quyền  - Chính quyền dân sự
    Tác giả: Gohn Locke
    Nhà xuất bản: NXB Tri Thức
    2/ Nội dung

    Là một trong những danh tác chính trị thế giới, cuốn sách này vừa tiếp nối dòng chảy liên tục của tư tưởng nhân loại về phạm trù “nhà nước”, “quyền lực” từ thời Hy Lạp - La Mã cổ đại đến thời Phục hưng, vừa góp phần tạo tiền đề trực tiếp cho trào lưu Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII và ghi dấu ấn rõ nét trong tư duy và hành động của các nhà lập quốc Mỹ sau này...

    Triết gia người Anh John Locke (1632-1704) là một trong những tên tuổi nổi bật nhất trong lịch sử tư tưởng phương Tây thế kỷ XVII và được xem là một trong những cội nguồn tri thức của phong trào Khai sáng của châu Âu. Cuốn sách “Khảo luận thứ hai về chính quyền” của Locke là một chuyên luận về nguồn gốc, phạm vi và mục đích chân chính của chính quyền dân sự. Với tác phẩm này, Locke đã trực tiếp đưa ra học thuyết của mình về nhà nước.

    Nguồn gốc của chính quyền

    Những luận giải của Locke về sự ra đời của nhà nước - chính quyền gợi sự liên tưởng đến một triết gia khác của Anh là Thomas Hobbes (1588-1679). Nếu như Thomas Hobbes quan niệm “nhân chi sơ tính bản ác” thì John Locke lại cho rằng bản tính của con người được quyết định bởi lý trí và lòng bao dung. Tuy nhiên, cả hai tác giả này đều lý giải sự xuất hiện của nhà nước trên cơ sở một giao ước chung của cộng đồng - khế ước xã hội.

    Đối với Hobbes, nhà nước xuất hiện do sự cạnh tranh lẫn nhau giữa con người trong cuộc chiến để sinh tồn. Trong cuộc chiến đó, mọi người đi đến chỗ ký kết kế ước xã hội để tự bảo vệ mình và thực hiện một bước chuyển từ trạng thái tự nhiên sang xã hội công dân. Trong khi đó Locke cho rằng, sự hình thành của nhà nước là nhằm mục đích giải quyết sự xung đột giữa trạng thái tự nhiên và trạng thái chiến tranh của con người. Nhà nước xuất hiện như là kết quả từ sự đồng thuận chung của mọi người để liên kết và hợp nhất trong một cộng đồng nhằm đạt được sự an ninh lớn hơn chống lại bất cứ thứ gì không thuộc về điều đó.

    Quan điểm của Locke về sự ra đời của nhà nước là một đóng góp tiến bộ cho lý thuyết về khế ước xã hội. Một thế kỷ sau đó, Jean Jacques Rousseau đã nhắc lại ý tưởng này của Locke như là nội dung cốt lõi cho kiệt tác “Bàn về khế ước xã hội” của ông: “Với khế ước xã hội, con người mất đi cái tự do thiên nhiên và cái quyền hạn chế được làm những điều muốn làm mà làm được; nhưng mặt khác con người thu lại quyền tự do dân sự và quyền sở hữu những cái mà anh ta có”. Khi gia nhập khế ước xã hội, con người từ bỏ những gì họ có trong trạng thái tự nhiên để đạt tới sự bảo toàn tốt hơn cho chính mình, sức mạnh có giới hạn của cá nhân được thay thế bởi sức mạnh chung tưởng như vô hạn của cả cộng đồng.

    Với những nhận định mang tính lý luận về nguồn gốc của chính quyền, về mối quan hệ giữa xã hội dân sự và xã hội chính trị, John Locke còn được đánh giá là người khởi thảo cho học thuyết phân quyền. Trước Locke, Hobbes từng mô tả nhà nước như một con quái vật khổng lồ nắm trọn mọi quyền lực tối cao và bất khả chiến bại. Hơn thế nữa, Hobbes còn quan niệm rằng, nhân dân chuyển giao toàn bộ quyền lực cho nhà nước và bởi vậy, quyền lực nhà nước là bất khả phân.

    Đến Locke, ông đã chỉ ra sự phân chia quyền lực nhà nước như một sự phân công lao động hợp lý: lập pháp là quyền lực cao nhất trong bộ máy nhà nước và thuộc về nghị viện. Nghị viện thông qua các đạo luật, còn việc thực hiện chúng là phần việc của cơ quan hành pháp. Còn dân chúng hay cộng đồng xã hội sẽ giữ quyền phán xử trong các tranh chấp giữa bộ ba lập pháp - hành pháp - dân chúng. Điều đáng tiếc là ông chưa nhận thấy thẩm quyền tài phán lẽ ra phải thuộc về một quyền lực độc lập khác (quyền lực tư pháp) trong hệ thống các cơ quan nhà nước.

    Hạn chế này của Locke về sau đã được bổ khuyết bởi Montesquieu, một nhà tư tưởng Pháp thế kỷ XVIII. Ông đã kế thừa và phát triển tư tưởng của Locke lên một tầm cao mới. Montesquieu không đề cập đến quyền lực tối cao, mà chỉ ra một quyền lực có thể phân chia, một quyền lực nhà nước có kiểm soát và sự kiểm soát đó được thực hiện bằng một cơ chế mà các thành phần của nó nằm ngay chính trong cơ cấu của nhà nước, đó chính là 3 nhánh quyền lập pháp - hành pháp - tư pháp cùng cơ chế kìm chế và đối trọng.

    Hạnh phúc của nhân dân là luật tối cao của mọi chính quyền

    Ngạn ngữ Latinh có câu “Salus populi suprema lex”, có nghĩa là hạnh phúc của nhân dân là luật tối cao. Đó cũng chính là mục tiêu cao nhất và bất biến của mọi chính quyền chân chính. Mục đích hướng tới của việc thiết lập chính quyền không là gì khác ngoài việc bảo đảm cho mọi người dân quyền sống, quyền tự do và quyền sở hữu.

    Trong phần lớn tác phẩm này, John Locke đã biện luận cho sự phát triển của chính quyền như là một hình thái khác của gia đình và quyền lực chính trị của quốc vương hay nhà lãnh đạo cao nhất của chính quyền được ông gán với quyền lực gia trưởng của người cha. Trách nhiệm của người cha là gìn giữ sự gắn bó của gia đình và mang lại hạnh phúc cho các thành viên của nó, còn trách nhiệm của bậc quân vương là bảo tồn chính quyền và bảo đảm hạnh phúc cho muôn dân.

    Ở đây có một điều tinh tế cần lưu ý. Nếu hạnh phúc của người dân trong một chế độ nhà nước dân chủ dứt khoát phải bao hàm hai yếu tố nền tảng là quyền tự do và bình đẳng thì trách nhiệm của nhà nước chắc không thể nào khác hơn là phải ghi nhận và bảo đảm thực thi quyền tự do và bình đẳng ấy. Mọi người sinh ra đều có sự bình đẳng tự nhiên, nhưng không có nghĩa là bình đẳng tuyệt đối. Và Locke đã có lý khi thừa nhận rằng có những loại bình đẳng khác nhau tồn tại trên thực tế.

    “Tuổi đời hoặc đức hạnh có thể đem lại cho nhiều người một sự ưu tiên đúng đắn. Xuất sắc về tài năng và phẩm chất có thể đặt những người khác cao hơn mức độ bình thường. Dòng dõi có thể khuất phục một số này và tạo liên kết hoặc lợi ích cho số khác. Tự nhiên đặt sự tuân thủ đối với người kia, còn người nọ thì hưởng được sự mang ơn, kính trọng”. Bởi vậy, trong mối tương quan với trách nhiệm của nhà nước thì sự bình đẳng của người dân cần được hiểu là “cái quyền ngang nhau mà mỗi người đều có đối với sự tự do đương nhiên có của mình, mà không phải khuất phục trước ý chí hay quyền uy của bất cứ ai khác”.

    Sự giải thể của chính quyền

    Trong cuốn sách này, Locke luôn đặt nhân dân ở vị trí trang trọng, coi đó là lực lượng quan trọng nhất trong việc giới hạn quyền lực của nhà nước, là trọng tài phân minh những tranh chấp giữa lập pháp và hành pháp cũng như giữa lập pháp, hành pháp với dân chúng. Và họ luôn nắm trong tay một đặc quyền vốn chỉ thuộc về chủ thể gốc của quyền lực nhà nước.

    “Quyền lực mà mỗi cá nhân trao cho xã hội, khi anh ta gia nhập vào đó, không bao giờ quay ngược về cá nhân một lần nữa chừng nào mà xã hội vẫn còn tồn tại, mà sẽ luôn được lưu giữ tại cộng đồng”. Cũng tương tự như vậy, quyền lực mà xã hội/nhân dân trao cho nhà nước/chính quyền cũng sẽ không có sự chuyển hồi một khi chính quyền vẫn còn tồn tại.

    Nói như vậy cũng là một sự hàm ý rằng quyền lực chỉ thoát ly khỏi xã hội trong một thời hạn nhất định. Mặt khác, dân chúng không chuyển giao hoàn toàn quyền tự nhiên của mình cho quyền lực tuyệt đối của nhà nước, mà bằng lý trí, họ vẫn giữ lại phần cho mình, là cái được đặt ở khối toàn thể công dân.

    Với tư tưởng cách mạng, giải quyết vấn đề một cách triệt để, sẵn sàng xoá bỏ cái cũ để xây dựng cái mới một khi cái cũ đã trở nên lỗi thời, cản trở sự phát triển, không có dấu ấn của một tư tưởng thoả hiệp, nửa vời, Locke khẳng định rằng cách mạng không chỉ là quyền, mà trong một số trường hợp còn là nghĩa vụ và chủ thể của nó không phải là ai khác hơn ngoài dân chúng.

    Quyền lực sẽ quay trở về với xã hội một khi chính quyền gây ra những sai lầm không thể chịu đựng được đối với người dân, phản bội những giao ước đã từng cam kết với người dân hay nói cách khác, đi ngược lại những thẩm quyền mà xã hội đã giao phó. Khi đó, người dân không còn bị ràng buộc bởi khế ước xã hội nữa và:“Nhân dân có quyền hành động với tư cách quyền lực tối cao và tự mình tiếp tục công việc lập pháp, hoặc dựng lên một hình thức chính quyền mới, hoặc vẫn theo hình thức cũ đó nhưng được đặt vào tay những con người mới, theo những gì họ cho là tốt đẹp”. Đó cũng là sự thể hiện tư duy biện chứng của Locke và các nhà lý thuyết về khế ước xã hội.

    (Theo Tùng Thư - NXB Tri Thức)
     
    Báo quản trị |  
  • #15579   29/08/2008

    Mai_Y_Nguyen
    Mai_Y_Nguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2007
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 4781
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 83 lần


    Tên sách: BÀN VỀ KHẾ ƯỚC XÃ HỘI

    Tên sách: Bàn về khế ước xã hội
    Tác giả: MONTESQUIEU
    Dịch giả: Hoàng Thanh Đạm
    Nội dung:

    Sau thời kỳ dài của “đêm trường Trung cổ”, nhu cầu về thiết lập một trật tự xã hội mới với nền tảng cơ bản là giải phóng con người, tôn trọng quyền tự do của con người đặt ra hết sức gay gắt... Các nhà tư tưởng khai sáng đã xuất hiện và các ông đã có những công trình triết học, văn học, pháp luật, xã hội học..., nhằm hướng tới xây dựng một xã hội “tự do, bình đẳng, bác ái”. Montesquieu (1689 - 1755) và Rousseau (1712 - 1778) nổi lên với tư cách là hai nhà tư tưởng có những ảnh hưởng rất lớn đến cuộc cách mạng tư sản Pháp nói riêng và nền văn minh thế giới nói chung. Hai tác phẩm: “Bàn về tinh thần pháp luật” (1748) của Montesquieu và “Bàn về khế ước xã hội” (1762) của Rousseau ra đời, trở thành bộ đôi tác phẩm có ý nghĩa khai sáng về quan điểm pháp chế, vạch ra định hướng xây dựng xã hội công dân, nhà nước pháp quyền, mở đường cho tư duy xã hội Pháp đi tới cuộc đại cách mạng tư sản năm 1789. Nhiều quan điểm trong hai tác phẩm này đã trở thành những nguyên tắc pháp lý chi phối sâu sắc đến sự phát triển của nhà nước và pháp luật hiện đại.

    Hai tác phẩm ra đời đúng vào thời điểm mà tư tưởng cách tân bị ngăn cản, cấm đoán bởi các thế lực phong kiến hủ bại và thần quyền đương thời. Nhưng các tác giả đã dũng cảm thể hiện thái độ và tinh thần xây dựng tích cực của mình trước hiện thực xã hội. “Bàn về tinh thần pháp luật” đã đề cập và lý giải hàng loạt vấn đề luật học cũng như các khoa học xã hội đương thời; phân tích so sánh các nội dung và bản chất của các thể chế chính trị khác nhau, chỉ ra nhiều điểm hạn chế và tích cực của từng thể chế; bàn về các yếu tố liên quan đến luật, cách soạn thảo luật và ứng dụng luật trong các lĩnh vực xã hội... “Bàn về khế ước xã hội” cũng đề cập những vấn đề nêu trên nhưng đi theo hướng tư duy hoàn toàn khác: Nếu như Montesquieu muốn khám phá cái “trật tự, cái quy luật trong mớ hỗn độn các luật pháp ở mọi xứ sở và mọi thời đại” thì Rousseau lại cố gắng tìm kiếm trong cái “trật tự dân sự có hay không một số quy tắc cai trị chính đáng, vững chắc, biết đối đãi với con người như con người”; nếu như Montesquieu dùng phương pháp quy nạp trên cơ sở khảo sát, phân tích đặc điểm từ tự nhiên đến xã hội và các chính thể để rút ra các nguyên tắc chi phối chúng, thì Rousseau đi từ những nguyên tắc chung để đưa ra những hình thức chính thể cần phải có. Vì vậy, Rousseau chỉ đề cập lịch sử chính trị của loài người một cách khái quát nhất, còn lại tập trung bàn đến vấn đề phải tổ chức lại xã hội như thế nào. Ông đưa ra những nguyên tắc thiết lập một xã hội lý tưởng bằng các khế ước - đó là những luật cơ bản như hiến pháp, luật dân sự, hình sự... mà mọi thành viên trong đó phải tự nguyện tuân theo. Những khế ước đó bảo đảm các quyền lợi của xã hội, của mỗi thành viên như sự tự do, bình đẳng, quyền tư hữu... Sau khi đưa ra những nguyên tắc ấy, Rousseau bàn đến các hình thức chính thể. Ông đề cao chính thể dân chủ - chính thể mà người dân có thể tham gia nhiều nhất vào các hoạt động điều hành của nhà nước, đặc biệt là trên lĩnh vực lập pháp. Do đó, bao trùm tác phẩm là tinh thần xây dựng nguyên tắc của chế độ mới.

    Đã hơn 200 năm trôi qua kể từ khi ra đời, “Bàn về tinh thần pháp luật” và “Bàn về khế ước xã hội” không tránh khỏi có một số quan điểm bị lịch sử vượt qua. Song, những giá trị kinh điển của nó đến nay vẫn còn nguyên giá trị và các tác phẩm này được xếp vào hàng tinh hoa tư tưởng của nhân loại.

    Độc giả Việt Nam đã rất quen thuộc với tên tuổi của Montesquieu và Rousseau nhưng trực tiếp tiếp xúc với di sản tư tưởng của các ông thì mới chỉ giới hạn ở một phạm vi rất hẹp. Công cuộc đổi mới trên đất nước ta hiện nay, đặc biệt là đổi mới chính trị, đổi mới pháp luật theo hướng xây dựng một xã hội pháp quyền xã hội chủ nghĩa đang có những bước tiến đáng kể. Việc mở rộng nghiên cứu những tác phẩm kinh điển về lĩnh vực lập pháp là rất cần thiết đối với toàn thể mọi người quan tâm, đặc biệt là các cán bộ nghiên cứu, giảng dạy khoa học xã hội cũng như cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền và đoàn thể. Hai tác phẩm: “Bàn về tinh thần pháp luật” và “Bàn về khế ước xã hội” (bản dịch của Hoàng Thanh Đạm) chính là những tư liệu quý phục vụ tốt cho nhu cầu đa dạng của các bạn.

    (
    Nguồn:  Marxists.org/Vietnamese)

     
    Báo quản trị |  
  • #15576   29/08/2008

    Mai_Y_Nguyen
    Mai_Y_Nguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2007
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 4781
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 83 lần


    Sách pháp luật Việt Nam về thuế, xuất nhập khẩu


    Biểu Thuế 2008 - Biểu Thuế Thuế Xuất Khẩu, Nhập Khẩu Và Thuế GTGT Hàng Nhập Khẩu MNF/WTO 2008 - CEPT/AFTA 2008 - ACFTA - AKFTA - VAT.

    (Điều Chỉnh Thuế Nhập Khẩu Ưu Đãi Theo Các Quyết Định Số 13/2008/QĐ-BTC, 14/2008/QĐ-BTC Ngày 11/03/2008 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính).

    1/ Thông tin chung:

    Tựa đề: Biểu thuế 2008 – Biểu thuế thuế xuất khẩu, nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu

    Tác giả: Bộ Tài chính.

    Nhà xuất bản: Nxb Văn Hoá Sài Gòn

    Số trang: 722

    Kích thước: 20.5x28.5 cm

    Ngày xuất bản: 03 – 2008

    Giá bìa: 230.000 VNĐ

    2/ Nội dung, mục lục:

    Ngoài phần mô tả hàng hoá, Biểu thuế mới còn ban hành cả chú giải cho từng phần, chú giải cho từng chương, chú giải bổ sung (Supplementary explanatory notes - SEN) đối với một số mặt hàng đặc trưng với những mô tả cụ thể. Đây là những chú giải bắt buộc phải sử dụng để xác định phạm vi hàng hoá nhập khẩu được phân loại hoặc được loại trừ trong từng phần và chương đó, làm cơ sở quan trọng cho việc phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu.
    Cuốn "Thuế 2008 - Biểu Thuế Thuế Xuất Khẩu, Nhập Khẩu Và Thuế GTGT Hàng Nhập Khẩu (Áp Dụng Từ Ngày 06/02/2008)" được biên soạn một cách khoa học, tiện lợi và chính xác, tuân thủ hoàn toàn theo nguyên tắc phân loại HS của WCO, phù hợp với yêu cầu quản lý và thực hiện các nghiệp vụ của cán bộ thuế, cán bộ hải quan và doanh nghiệp kinh doanh sản xuất nhập khẩu trong phạm vi cả nước

    (Theo Vinabook)
     
    Báo quản trị |  
  • #15577   29/08/2008

    Mai_Y_Nguyen
    Mai_Y_Nguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2007
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 4781
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 83 lần


    Tên sách: HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG

    1/ Thông tin chung:
    Tên sách: Hệ thống văn bản pháp luật về hoá đơn chứng từ đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
    Tác giả: Bộ Tài chính
    Nhà xuất bản: NXB Lao động xã hội
    Ngày xuất bản: 08 - 2007
    Số trang: 272
    Kích thước: 19x27 cm
    Giá bìa: 38.000 VNĐ
    2/ Giới thiệu:

    Việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn là một phần quan trọng trong việc quản lý thuế và hàng hoá lưu thông trên thị trường.
    Để quy định chi tiết vấn đề này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2002 quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn. Các Bộ, ngành cũng đã ban hành hàng loạt văn bản hướng dẫn việc thực hiện như Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002, Thông tư số 99/2003/TT-BTC ngày 23/10/2003 của Bộ Tài chính và Thông tư liên tịch số 12/2007/TTLT-BTC-BTM-BCA ngày 28 tháng 02 năm 2007 của liên Bộ Tài chính - Bộ Thương mại - Bộ Công an.

    Đặc biệt, gần đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2007 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, bãi bỏ Nghị định số 100/2004/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm pháp luật về thuế. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng ban hành Thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14 tháng 6 năm 2007 hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế.
    Ngày 08 tháng 3 năm 2007, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh sửa đổi một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

    Để giúp cho các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp thuộc các ngành và các địa phương trong cả nước, các cơ quan quản lý nhà nước và đông đảo người học tập, nghiên cứu, thuận tiện trong việc tìm hiểu, sử dụng và thực hiện các quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn và chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá nhập khẩu lưu thông trên thị trường; các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội xuất bản cuốn sách "Hệ thống văn bản pháp luật về hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế".

    (Theo www.vinabook.com)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Mai_Y_Nguyen vì bài viết hữu ích
    duytambinh (18/08/2013)
  • #15574   29/08/2008

    Mai_Y_Nguyen
    Mai_Y_Nguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2007
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 4781
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 83 lần


    Sách nghiên cứu pháp luật

    "Ý TƯỞNG VỀ MỘT NHÀ NƯỚC CHỊU TRÁCH NHIỆM"

    1/ Thông tin chung

    Tựa sách: Ý tưởng về một Nhà nước chịu trách nhiệm

    Tác giả: Nguyễn Đăng Dung.

    Nhà xuất bản: Nxb Đà Nẵng

    Ngày xuất bản: 12 – 2007

    Giá bìa: 120.000 VNĐ

    2/ Nội dung, mục lục:

    Trong các hiện tượng tạo thành xã hội, nhà nuớc là một hiện tượng quan trọng, vì cuộc sống của con người của mỗi chúng ta dù ít dù nhiều đều có một ảnh hưởng nhất định từ phía nhà nước. Do vậy, nghiên cứu về nhà nước, làm cho nhà nước luôn có xu hướng phục vụ cuộc sống cho con người, để cho cuộc sống đó ngày càng trở lên công bằng, bình đẳng và bác ái hơn, luôn luôn là một vấn đề cấp thiết.

    Từ một nhà nước của một người - nhà nước của chế độ chuyên chế - như câu nói nổi tiếng của Vua Louis XIV của Pháp thế kỷ XVII, năm 1661: “Nhà nuớc là ta”, đến một nhà nuớc của nhân dân, nhà nước của mọi người, là một bước tiến vượt bậc về chất của nhân loại. Về nguyên tắc, hiện nay mọi nhà nước đều phải là nhà nước dân chủ, quyền lực nhà nước thuộc về toàn thể nhân dân. Nhưng với sự phức tạp của những vấn đề mà nhà nước dân chủ cần phải giải quyết, không phải lúc nào mọi người dân đến tuổi trưởng thành đều có thể có đủ khả năng cho việc đứng ra giải quyết. Từ một nhà nước dân chủ phải đi đến chỗ thiết lập một nhà nước đại diện. Sự hiện diện khách quan của nhà nước đại diện thay cho nhà nước dân chủ buộc nhà nước này phải chịu trách nhiệm.

    Đó là nội dung của cuốn sách này.

    Mục lục:
    Chương 1: Dân chủ là một chính quyền có trách nhiệm

    Chương 2: Nội dung và các hình thức chính quyền chịu trách nhiệm

    Chương 3: Bầu cử một hình thức quan trọng nhân dân thực hiện sự đánh giá trách nhiệm thời kỳ đã qua và mong muốn trách nhiệm của nhà nước trong thời gian tới

    Chương 4: Hiến pháp - hình thức chứa đựng những nội dung sự phân định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước.

    Chương 5: Trách nhiệm của chính quyền nhà nước Việt Nam.
    (theo vinabook)
     
    Báo quản trị |  
  • #15575   29/08/2008

    Mai_Y_Nguyen
    Mai_Y_Nguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2007
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 4781
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 83 lần


    Tên sách: Chúng ta thừa kế di sản nào?


    1/ Thông tin chung:
    Tên sách: Chúng ta thừa kế di sản nào?
    Tác giả: GS Văn Tạo
    Nhà xuất bản: NXB Lý luận chính trị
    2/ Nội dung:

    Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc cho thấy, việc kế thừa và phát huy những di sản truyền thông có vai trò vô cùng quan trọng trong việc góp phần đưa đất nước phát triển. Vấn đề là ở chỗ, ở những thời điểm lịch sử khác nhau, giá trị của di sản cũng có thể được nhìn nhận khác nhau. Việc xác định đâu là di sản cần phải phát huy, đâu là di sản cần phải cân nhắc, hạn chế hoặc loại bỏ... là một vấn đề phức tạp mang ý nghĩa cấp thiết đối với sự phát triển đất nước ngày nay. Cuốn sách của Giáo sư Văn Tạo - Chúng ta kế thừa di sản nào?

    Trong khoa học và công nghệ, pháp luật và hương ước, nông thôn và nông nghiệp, đã góp phần lý giải về điều này. Dưới đây là nội dung chính của sách.

    I - Di sản khoa học và công nghệ

    Tác giả không đồng tình với quan niệm cho rằng, nền văn minh, văn hiến Việt Nam biểu hiện chủ yếu ở khoa học nhân văn, còn khoa học công nghệ là không có gì đáng kể.

    Tác giả khẳng định, khoa học và công nghệ có mối quan hệ mật thiết với nhiều ngành công nghệ như luyện kim, khoa học trị thuỷ - thuỷ lợi, công nghệ lý -hoá sinh… Thành tựu của các ngành này được minh chứng trong các di chỉ khảo cổ Vạn Thắng (Phú Thọ), Cổ Loa, (Hà Nội) , Gò Chiền Vậy (Hà Tây)… trong các kinh nghiệm sản xuất của nhân dân, trong ca dao, tục ngữ, trong các thư tịch cổ…

    Tìm hiểu khoa học xây dựng, kiến trúc, giao thông vận tải thuỷ và công nghệ trang trí nội thất, tác giả khẳng định, kiến trúc Việt Nam chịu ảnh hưởng của kiến trúc Ấn Độ, Trung Hoa, Tây Âu… nhưng nét đặc sắc Việt Nam - một ngành kiến trúc và xây dựng phát triển trên nền tư duy, lối sống Việt Nam - vẫn không mất đi ở bất cứ một không gian, thời gian nào. Những công trình kiến trúc độc đáo, vật liệu sáng tạo chính là minh chứng rõ nhất cho luận điểm này (Chùa Keo - Thái Bình, Nhà thờ Phát Diệm - Ninh Bình, Toà Khâm sai Giám mục (Kon Tum)…

    Trong lĩnh vực trang trí nội thất và tiện nghi gia đình, thành tựu của lĩnh vực này được thể hiện ở gốm sứ. Tác giả cho biết, ngay từ thời cổ đại và trung thế kỷ, gốm sứ Việt Nam với nhiều loại men lạ, độc đáo đã được người Nhật Bản, Ai Cập, Tây Ban Nha, Anh, Pháp… biết đến và buôn bán. Nghề kim hoàn, đóng thuyền, giày da cũng có nhiều thành tựu độc đáo. Đặc biệt là công nghệ đóng thuyền, đây là công nghệ tinh xảo, độc đáo của Việt Nam. Tác giả minh chứng bằng sử liệu mô tả về các loại thuyền 2 tầng, có loại dài tới 30m, rộng đến 4m, có trọng tải đến 70 tấn.

    Về truyền thống khoa học cơ bản, do những hạn chế về mặt lịch sử nên nhiều truyền thống về khoa học cơ bản của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở trình độ sơ cấp, thành tựu đáng kể cũng chỉ ở một số lĩnh vực như cơ học (ứng dụng thuỷ khí động học, trao đổi nhiệt chất vào sản xuất nông nghiệp), toán học (trang trí hoa văn trên mặt trống đồng,...). Toán học cũng có lịch sử lâu đời với các khoa thi chọn nhân tài toán học từ thời phong kiến. Lịch sử Việt Nam cũng công nhận và tôn vinh các nhà toán học như Lương Thế Vinh, Vũ Hữu, kiến trúc sư Nguyễn An, Hồ Nguyên Trừng… Truyền thống đó đang được các thế hệ hôm nay phát huy, đưa lên một tầm cao mới.

    Về tư duy triết học, tôn giáo và tín ngưỡng, tác giả khẳng định, người Việt Nam, với nhân sinh quan luôn lạc quan, yêu đời, với tư duy triết học cổ đại mà trong đó cái chân, cái thiện, cái mỹ, cái hùng đã thể hiện thành các truyền thuyết, thần thoại, cổ tích mà bên trong chứa đựng nhiều ẩn số về khoa học và công nghệ. (Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh đã nói lên khoa học trị thủy sớm ra đời, Truyền thuyết Thánh Gióng phản ánh sự vươn lên của dân tộc về dinh dưỡng, về sinh lý, tâm lý, cũng như về chế tác và sử dụng vũ khí bằng sắt...).

    Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV, tín ngưỡng dân gian dần dần hòa quyện với Phật giáo và Phật giáo dần dần trở thành Quốc giáo lại tác động mạnh tới khoa học và công nghệ. Nét đặc thù là ở Việt Nam Phật giáo, Lão giáo, Khổng giáo cùng vào Việt Nam từ những thế kỷ đầu công nguyên nhưng lại không bài xích lẫn nhau, mà hòa quyện với nhau, đó là hiện tượng "Tam giáo đồng nguyên". Tuy Phật giáo thịnh hành, nhưng nó cùng với tín ngưỡng dân gian và Khổng giáo, Lão giáo tác động vào đời sống, trong đó có khoa học và công nghệ. Thời kỳ này chúng ta đã có một nhà nước độc lập tự chủ (Khúc, Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần), nên những tư duy triết học kể trên đã ảnh hưởng đến đời sống thông qua các chủ trương, chính sách của Nhà nước, như: việc cày tịch điền của nhà vua, việc chăm lo thuỷ lợi, bảo vệ môi sinh, mở rộng khai mỏ, phát triển ngành gồm sứ… Rõ hơn cả là các lĩnh vực kiến trúc, hội họa, điêu khắc (kinh đô Hoa Lư, chùa, tượng thời Lý…).

    Trong y học với các danh y nổi tiếng về y đức học thuật như nhà sư Khổng Minh Không, các danh y Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác…

    Sang thế kỷ XV, Khổng giáo thay thế phật giáo trở thành quốc giáo của Việt Nam, cơ chế quan liêu có hiệu lực được chú ý xây dựng, do đó toán học, đo lường, tiền tệ và kỹ nghệ cơ khí được chú ý phát triển và đạt được những thành tựu nhất định, việc đào tạo đội ngũ trí thức cũng được chăm lo. Tuy nhiên, mặt tiêu cực cũng biểu hiện khá đậm ở tư tưởng, tâm lý: đó là sự ỷ lại vào thiên nhiên, thích an nhàn, sống khổ hạnh. Những hiện tượng này ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của khoa học và công nghệ, biểu hiện ở sự độc quyền trong tiêu dùng sinh hoạt của vua chúa, đường lối kinh tế tự cấp tự túc, chính sách bế quan toả cảng, trọng nông ức thương... Nguyên nhân của những hạn chế này, theo tác giả cuốn sách, là do chịu ảnh hưởng từ tín ngưỡng dân gian đến Nho - Phật - Lão.

    Về nội dung giao lưu quốc tế, cơ chế thị trường và yêu cầu đổi mới trong chính sách khoa học - công nghệ, tác giả khẳng định, Việt Nam đã từng là khách hàng của nhiều thương nhân Á - Âu suốt từ đầu Công nguyên cho đến trước khi thực dân Pháp xâm lược. Điều này được minh chứng bằng các hiện vật cổ còn được lưu giữ tại nhiều bảo tàng, phòng trưng bày trên thế giới, hoặc các di vật như tiền bằng bạc, mề đay tìm thấy trong một số di chỉ khảo cổ của Việt Nam (Óc Eo, di tích về nhà ở, hiệu buôn của thương nhân Hoa kiều, Nhật Bản tại Hội An...).

    Tác giả còn dày công lập một hoạ đồ giản lược về nền ngoại thương Việt Nam trong lịch sử được ghi lại trong nhiều sách, thư tịch cổ, tương ứng với các giai đoạn phát triển của khoa học - công nghệ. Sau khi phân tích những thành tựu và hạn chế của đời sống xã hội và vai trò của khoa học - công nghệ trong thời đại mới, tác giả kết luận: Việc nhận thức được cái mạnh, cái yếu của những di sản khoa học và công nghệ mà cha ông để lại sẽ giúp cho khoa học - công nghệ Việt Nam, vốn có truyền thông quý báu, sẽ vững bước tiến lên.

    II - Di sản pháp luật và hương ước

    A/ Luật nước

    1. Giai đoạn trước khi có luật pháp thành văn, theo cả truyền thuyết và thư tịch cổ thì Việt Nam đã có pháp luật từ thời cổ đại. Luật nước thành văn chính thức ra đời từ bộ Hình thư thời Lý (thế kỷ XI). Nét đáng chú ý trong xây dựng luật pháp của Việt Nam là sự kế thừa những yếu tố tích cực của luật pháp dân tộc, kể cả lệ làng lẫn luật nước.

    Hơn 10 thế kỷ dưới thời Bắc thuộc, người phương Bắc đã áp dụng luật Hán để trói buộc nhân dân ta và hạn chế quyền hành của các Lạc hầu, Lạc tướng. Nhưng nhân dân ta đã biết lấy "lệ làng" chống lại "luật nước". Đến đầu thời kỳ độc lập, tự chủ, dù chưa có luật thành văn, nhưng kỷ cương và những hình pháp để răn đe sự phản loạn, chia cắt đất nước đã được đưa ra.

    2. Luật pháp thành văn và di sản của nó

    a) Luật pháp thời Lý, Trần:

    Năm 1042, Lý Thái Tông ban sách Hình thư, đánh dấu sự ra đời của bộ luật thành văn đầu tiên trong lịch sử pháp luật nước ta. Qua phân tích sử liệu liên quan đến Bộ luật này, tác giả nhận định: Nét nổi bật của Hình thư là tinh thần nhân đạo trong trị nước, hướng đến bảo vệ quyền sống của con người. Cùng với nó, di sản tích cực của hình luật đầu tiên đã biết tập trung vào việc bảo vệ và phát triển sức sản xuất của dân tộc, triều đình cũng đã biết vận dụng luật vào đấu tranh cho độc lập tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ, do đó đã đưa đất nước phát triển một thời gian dài trong thái bình, thịnh trị.

    Đến nhà Trần, pháp luật từng bước được đổi mới. Gốc nhân ái của pháp luật vẫn còn, nhưng tinh thần pháp trị ngày càng được đề cao. Năm 1230 Trần Thái Tông đã cho biên soạn Quốc triều hình luật Đến năm 1341, Trần Dụ Tông sai Trương Hán Siêu và Nguyễn Trung Ngạn biên định bộ Hoàng triều đại điển và khảo soạn bộ Hình thư để ban hành. Những bộ luật này nay đều đã bị thất truyền.

    Như vậy, triều Lý, Trần, với 400 năm tồn tại, đã để lại cho dân tộc một di sản pháp luật khá điển hình: nhân đức vẫn là gốc của đạo trị nước, nhưng tinh thần pháp trị vẫn ngày càng được đề cao. Nó phản ánh tình hình phát triển kinh tế - xã hội ngày càng mạnh, mâu thuẫn trong xã hội ngày càng phức tạp.

    b) Luật pháp từ thời Lê sơ đến thời Tây Sơn

    Kế thừa tinh thần pháp luật tích cực của các triều đại trước, nhà Lê đã đưa pháp luật nước nhà lên một đỉnh cao mới với Bộ luật Hồng Đức. Bộ luật này được xếp ngang hàng những bộ luật cổ điển có giá trị ở phương Đông, được nhiều nhà luật học phương Tây ca ngợi. Những nội dung tích cực của Bộ luật này là: nêu cao pháp trị , củng cố và phát triển xã hội còn đang đi lên, phát triển sức sản xuất, bảo vệ quyền con người.

    Nhà Tây Sơn lên nắm quyền, thời gian quá ngắn ngủi, chưa đủ thì giờ để san định pháp luật. Sang thời Nguyễn, Hoàng Việt luật lệ được ban hành. Những điểm tích cực của Luật Hồng Đức ít được kế thừa, việc sao chép bộ luật nhà Thanh là cơ bản.

    B/ Di sản luật lệ làng xã

    1. Về mối quan hệ giữa lệ làng và luật nước

    Tác giả chỉ ra rằng: trong xã hội truyền thống Việt Nam, nhân dân ta thường coi lệ làng cũng quan trọng như phép nước, phương thức xây dựng khoán ước làng xã cũng tương tự như xây dựng luật nước. Việc xét xử theo lệ làng cũng không kém gì luật nước, thậm chí khi hành pháp lại có phần chặt chẽ hơn. Tác giả cũng khẳng định, di sản của luật lệ làng xã cũng cần được kế thừa như di sản pháp luật, vì nó phản ánh một cách sinh động mối quan hệ thống nhất có mâu thuẫn giữa "nước và làng".

    2. Về hình thức tồn tại và di sản lịch sử sử của lệ làng

    Luật lệ trong làng xã tồn tại dưới nhiều hình thức, từ truyền khẩu đến thành văn, với nhiều loại tên gọi khác nhau (phổ biến nhất là hương ước hay khoán ước làng xã). Di sản của nó để lại đến nay có cả mặt tích cực (phản ánh tính cộng đồng và dân chủ làng xã) và tiêu cực (phản ánh mối quan hệ giai cấp trong xã hội có áp bức, bóc lột và tính trì trệ, bảo thủ, lạc hậu của nông thôn trung cổ). Nhìn chung, theo tác giả, những di sản tích cực lẫn tiêu cực kể trên đã góp phần đáng kể vào việc bảo tồn và phát triển nền văn minh, văn hiến Việt Nam mà ngày nay cần được kế thừa và phát triển.

    3. Suy nghĩ về sự kế thừa và phát huy những yếu tô' tích cực, khắc phục những yếu tố tiêu cực của di sản luật lệ làng xã.

    Theo tác giả, cái khác biệt của luật lệ làng xã với luật nước chính là sự cụ thể hoá, chi tiết hoá, địa phương hoá cái mà luật nước không vươn tới được. Việc kế thừa các di sản tích cực, loại bỏ các di sản tiêu cực của luật lệ làng xã, cùng với đó là việc kế thừa di sản luật pháp của nhân loại, từng bước nâng pháp luật Việt Nam lên ngang tầm thời đại là những việc làm cần thiết, cấp bách.

    III - Di sản lịch sử trong nông thôn và nông nghiệp

    1. Tàn dư công xã thị tộc

    Tác giả khẳng định, tàn dư công xã thị tộc vẫn tồn tại đâu đó trong nông thôn Việt Nam, biểu hiện ở quan hệ sở hữu công cộng về ruộng đất, gắn liền với nó là quan hệ cống nạp. Điều này được thể hiện ở chế độ nhà dài Tây Nguyên, chế độ lang đạo, phìa tạo ở miền núi phía Bắc, quan hệ thị tộc, thân tộc và đẳng cấp. Nhìn chung trong các di sản và tàn dư công xã thị tộc còn tồn tại đến nay thì tàn dư thị tộc, thân tộc ở nông thôn miền xuôi hiện còn tương đối nặng nề, gây không ít tác hại.

    2. Di sản của phương thức sản xuất Châu Á và tàn dư nô lệ gia đình

    Về di sản của phương thức sản xuất Châu Á, sau khi chế độ cộng sản nguyên thuỷ tan rã, tổ tiên ta đã bước sang hình thái phương thức sản xuất Châu Á (theo ý kiến của nhiều học giả thì bắt đầu từ thời Hùng Vương). Di sản này được thể hiện trước hết ở chế độ sở hữu đất đai thiết lập trên các công xã nông thôn, ở quan hệ giai cấp, ở bộ máy thống trị là Nhà nước.

    Tàn dư nô lệ gia đình ở Việt Nam không tồn tại như di sản của một phương thức sản xuất (không có chế độ nô lệ điển hình) mà chỉ là những tàn dư. Nhưng thân phận nô tỳ lại sớm xuất hiện, họ làm việc hầu hạ trong các gia đình quyền quý là chính. Ở Việt Nam, đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX vẫn còn tình trạng chôn sống nô lệ gia đình, chế độ lấy vợ lẽ, nàng hầu. Về mặt di sản lịch sử, theo tác giả, cần làm rõ sự tồn tại của tàn dư này để có chính sách đúng đắn nhằm tiêu diệt tận gốc hình thức bóc lột tàn bạo này.

    3. Di sản của phương thức sản xuất phong kiến

    Phương thức sản xuất phong kiến để lại di sản trực tiếp cho đến thời kỳ Việt Nam quá độ lên CNXH.

    Về đặc trưng của phương thức sản xuất này, tác giả nhấn mạnh hai điểm: sở hữu ruộng đất chủ yếu thuộc về giai cấp địa chủ phong kiến, đứng đầu là vua, phương thức bóc lột chủ yếu là địa tô phong kiến. Phương thức sản xuất này tồn tại, phát triển trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu từ thế kỷ XI, liên tục được duy trì, phát triển trong các thế kỷ sau, đã bị triệt tiêu trong cải cách ruộng đất. Nhưng nhìn chung, tàn dư của phương thức này đến nay còn tồn tại yếu ớt dưới những dạng mới cần được khắc phục.

    4. Di sản kinh tế bản nông thôn

    Thành phần kinh tế phú nông ra đời ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, phát triển mạnh ở thế kỷ XX với các đặc trưng chủ yếu: họ là chủ sở hữu ruộng đất, tự lao động và có thuê mướn một phần nhân công trên phần ruộng của mình.

    Sau Cách mạng tháng Tám, hình thức bóc lột địa tô giảm dần, phú nông cũng theo đó giảm dần.

    Thời kỳ thực dân ở miền Nam, được chính quyền thực dân khuyến khích (nhằm xây dựng nông thôn miền Nam thành pháo đài chống cộng), tầng lớp phú nông xuất hiện đông đảo hơn. Họ không chỉ thuê mướn nhân công mà còn kiêm kinh doanh công thương nghiệp.

    Về di sản kinh tế tư bản nông thôn, theo tác giả, trong điều kiện hiện nay, thành phần kinh tế này là cầu nối giữa nông dân với thị trường, họ có năng lực quản lý. Tuy nhiên cần cắt cái đuôi phong kiến, hướng họ đến sự phát triển của kinha tế tư bản nông thôn theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

    5. Di sản kinh tế tiểu nông

    Trong lịch sử, thành phần kinh tế này có quá trình phát triển lâu dài, trải qua nhiều biến động. Nó bắt đầu từ khi giải thể công xã thị tộc, chuyển dần sang công xã nông thôn. Ban đầu chỉ có một số ít người sở hữu lớn về ruộng đất. Mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của chế độ tư hữu ruộng đất là năm 1254, nhà Trần đã bán ruộng công cho dân làm ruộng tư. Thời Lê, chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất được bảo vệ, Nhà nước không đánh thuế ruộng tư. Việc mua bán ruộng đất công làng xã và ruộng hương hoả bị cấm. Tới thế kỷ XIX, làng tiểu nông xuất hiện ngày càng phổ biến. Thời kỳ 9 năm kháng chiến, nhờ chính sách ruộng đất đúng đắn ở vùng tự do, kinh tế tiểu nông có khá lên chút ít.

    Ở miền Nam, kinh tế tiểu nông có khác biệt so với miền Bắc. Bình quân chiếm hữu ruộng đất theo đầu người ở đây cao hơn miền Bắc, trung nông sử dụng nhiều năng lượng cơ khí vào sản xuất. Sau giải phóng, trung nông ngày càng chiếm vị trí trung tâm ở nông thôn.

    Kế thừa di sản kinh tế tiểu nông chính là kế thừa tinh thần lao động cần cù, siêng năng, kinh nghiệm thâm canh tăng vụ. Đây là những tiềm năng rất lớn cần phát huy ở thành phần kinh tế này. Tuy vậy, cũng không nên coi nhẹ những di sản tiêu cực của kinh tế tiểu nông, đó là tâm lý bình quân chủ nghĩa, cào bằng trong phân phối ruộng đất, đồng thời cần khắc phục tính trì trệ, làm ăn tủn mủn, manh mún của kinh tế tiểu nông.

    6. Một vài kiến nghị về bước đi lên CNXH của Việt Nam hiện nay

    Từ góc độ sử học nghiên cứu di sản lịch sử, tác giả đề xuất một số kiến nghị như sau:

    Cần coi trọng việc khắc phục các di sản tiêu cực của lịch sử để lại (xoá bỏ tàn dư công xã thị tộc, phương thức sản xuất Châu Á, khắc phục chủ nghĩa bình quân, thủ tiêu quan hệ bóc lột theo lối cống nạp, địa tô phong kiến, thủ tiêu di sản chế độ nô lệ gia đình...).

    Xây dựng nông thôn mới trong điều kiện kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu, kế thừa di sản tích cực, khắc phục các di sản tiêu cực (tăng cường kinh tế trung nông theo định hướng XHCN, phát huy tính tích cực của kinh tế tư bản nông thôn, phát triển các xí nghiệp tiểu thủ công nghiệp, tăng cường dịch vụ trong nông nghiệp...).

    Bằng lối tư duy logic, khách quan trên cơ sở những cứ liệu lịch sử xác thực, phong phú, tác giả đã chỉ rõ những di sản nào là tích cực cần phải phát huy, di sản nào là tiêu cực cần phải loại bỏ và đề xuất các giải pháp thiết thực để thực hiện các mục tiêu trên. Công trình này không chỉ có giá trị về mặt lịch sử, khoa học mà còn cả về mặt thực tiễn, khi đất nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, việc kế thừa, phát huy các giá trị lịch sử do cha ông để lại là động lực quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự' nghiệp đổi mới toàn diện và xây dựng đất nước hiện nay.

    (Tuấn Đông lược thuật -Nguồn: Tạp chí Thông tin Khoa học)


     
    Báo quản trị |  
  • #15572   29/08/2008

    Mai_Y_Nguyen
    Mai_Y_Nguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2007
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 4781
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 83 lần


    Sách pháp luật Việt Nam về dân sự, tố tụng

    Xin giới thiệu một số sách mới

    "CẨM NANG NGHIỆP VỤ NGÀNH TOÀ ÁN VÀ TƯ PHÁP"

    1/ Thông tin chung

    Tựa sách: Cẩm nang nghiệp vụ ngành Toà án và Tư pháp.

    Tác giả: Thảo Nguyên.

    Nhà xuất bản: Nxb Lao động Xã hội

    Ngày xuất bản: 06 - 2008

    Số trang: 592

    Kích thước: 19x27 cm

    Giá bìa: 300.000 VNĐ

    2/ Nội dung, mục lục:
    Sách gồm Lời giới thiệu và 7 phần lớn

    - Phần 1: Công tác trọng tâm ngành toà án, tư pháp năm 2008

    - Phần 2: Luật tương trợ tư pháp, luật trợ giúp pháp lý và các quy định về trợ giúp pháp lý

    - Phần 3: Luật đặc xá và việc chấp hành án phạt tù

    - Phần 4: Các quy định về kế toán, quản lý tài chính có liên quan đến ngành toà án và tư pháp

    - Phần 5: Các quy định liên quan đến tổ chức cán bộ, đăng ký hộ tịch, đăng ký hộ khẩu

    - Phần 6: Các quy định về hoà giải, giải quyết tranh chấp đối với các vụ dân sự

    - Phần 7: Một số biểu mẫu mới nhất về công chứng, chứng thực

    (Theo Vinabook)

     
    Báo quản trị |  
  • #15573   29/08/2008

    Mai_Y_Nguyen
    Mai_Y_Nguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2007
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 4781
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 83 lần


    Tên sách: GIÚP BẠN KHỞI KIỆN

    1/ Thông tin chung

    Tựa sách: Giúp bạn khởi kiện

    Tác giả: Luật gia Trần Ngọc Bình.

    Nhà xuất bản: Nxb Lao động

    Số trang: 188

    Kích thước: 12x18 cm

    Giá bìa: 20.000 VNĐ

    2/ Nội dung, mục lục:

    Gồm những bài tư vấn, trả lời bạn đọc từ khắp các địa phương. Mỗi trường hợp tư vấn là một tình huống pháp luật khác nhau thường xảy ra trong cuộc sống. Những tình huống được tư vấn không mang tính chất lý luận chung, mà đi sâu vào những vấn đề cụ thể, có trích dẫn văn bản trong quy định pháp luật, đề ra cách giải quyết, hướng dẫn gửi đơn khiếu nại đến đúng cơ quan có thẩm quyền.

    (Theo Vinabook)





     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Mai_Y_Nguyen vì bài viết hữu ích
    ketnguyen (09/04/2015)
  • #15568   12/07/2008

    Mai_Y_Nguyen
    Mai_Y_Nguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2007
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 4781
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 83 lần


    Tủ sách pháp luật - Xây dựng tủ sách chỉ bằng một cái cilck chuột mỗi ngày

    Chỉ bằng một cái click chuột, dân luật, những ai quan tâm đến pháp luật muốn tìm hay giới thiệu sách về lĩnh vực này sẽ được thoả mãn tại Tủ sách pháp luật của LawSoft.
    Nơi đây sẽ là nơi:
    > Thảo luận, cập nhật thường xuyên các loại sách pháp luật

        >>Sách pháp luật các nước:Á – Úc - Phi, Âu – Mỹ

        >>Sách pháp luật Việt Nam

    >>> thuế, xuất nhập khẩu

    >>> lao động, BHXH

    >>> tài chính, ngân hàng

    >>> xây dựng, đất đai

    >>> dân sự, tố tụng dân sự

    >>> hình sự, tố tụng hình sự

    >>> bộ máy hành chính

        >> Loại khác: triết học, lịch sử, nghiên cứu pháp luật

    > Cùng đọc và bình luận chuyên môn: các quyển sách luật hot, tâm đắc, các quyển sách luật cần đính chính, sửa chữa.

    > Thảo luận Ý tưởng: kinh nghiệm đọc sách, trao đổi, tìm sách, viết sách online ...


    Mô hình tủ sách nêu trên nếu muốn thực hiện cần phải có thời gian và sự hỗ trợ từ nhiều chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý.
    Vì vậy, LawSoft mong nhận được sự góp ý và tham gia của các thành viên cho chuyên mục mới này.
    Trân trọng

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Mai_Y_Nguyen vì bài viết hữu ích
    kstranducai (25/10/2013)
  • #15569   12/07/2008

    Mai_Y_Nguyen
    Mai_Y_Nguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2007
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 4781
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 83 lần


    Danh ngôn về sách

    Những câu danh ngôn về sách dưới đây giúp tôi thấy yêu quý hơn khoảng thời gian tôi và bạn bè cùng ngồi đọc sách hay đi mua sách tặng nhau:

    * Nếu tôi có quyền thế, tôi sẽ đem sách mà gieo rắc khắp mặt địa cầu như người ta gieo lúa trong luống cày vậy. (MANN HORACE)

    * Gặp được một quyển sách hay, nên mua liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần đến nó . (CHURCHILL SIR WINSTON)

    * Some books are to be tasted, others to be swallowed, and a few to be chewed and digested. (BACON)

    * Đọc sách mà tin cả ở sách thì chẳng bằng không có sách (MẠNH TỬ)

    * Sách là ánh sáng hướng dẫn nền văn minh nhân loại ( ROOSEVELT)

    * Quyển sách tốt không phải là quyển sách suy nghĩ dùm bạn mà là cuốn sách làm cho bạn suy nghĩ.

     
    Báo quản trị |  
  • #15570   12/09/2008

    nhunghalia
    nhunghalia

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    hi

    Những câu này tôi đã đọc. Tôi nghĩ mình và bạn có 1 điểm chung là cùng có 1 quyển sách:"Tôi tự học"

     
    Báo quản trị |  
  • #15571   13/09/2008

    Mai_Y_Nguyen
    Mai_Y_Nguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2007
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 4781
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 83 lần


    Hi

    Cảm ơn vì đã gửi ý kiến tại đây
    Nhưng mình chưa đọc quyển sách mà bạn nói
    Lúc nào có dịp, chúng ta lại nói về chuyện tìm và đọc sách bạn nhé!
     
    Báo quản trị |  
  • #15606   11/08/2008

    concobebe
    concobebe

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2008
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Không lẽ dân Luật không ai đọc sách Luật

    Sao cái mục tủ sách này nó lạnh lẽo thể nhỉ? không lẽ dân Luật không ai đọc sách luật? Không lẽ có người đọc sách Luật mà không có cảm giác, nhận định, khen chê gì về một quyển sách nào đó? Thời buổi bây giờ sách tràn lan vô kể, nhưng không lẽ trong cái núi ấy không có quyển nào đáng để tâm đắc, không có quyển nào đáng để chê? Ngày xưa sách quý hiếm không có mà đọc, bây giờ sách thì nhiều quá, không biết đường đâu mà đọc? Hay là mọi người quá bận rộn đến nỗi không có tí thời gian để bình phẩm  về 1 quyển sách, hay khả năng, trình độ đọc và cảm nhận còn hạn chế?
     
    Báo quản trị |  
  • #15607   11/08/2008

    ketoana2
    ketoana2
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/08/2008
    Tổng số bài viết (206)
    Số điểm: 2113
    Cảm ơn: 40
    Được cảm ơn 14 lần


    Àh há

    Àh há!!
    Ai nói bạn thế??
    Chuyện động trời mà người ta không thèm lên tiếng thì mấy quyển sách ít ai mà bỏ công khen chê.
    - nước người ta lên giá, hay xuống giá vài xu là biểu tình, đình công rầm rầm, vậy mới phát triển mà giàu mạnh
    - nước ta có cho tiền dân cũng không dám bài tỏ chính kiến, vì dân ta vốn an phận mà! ai mặc ai, sống chết mặc bây, xăng có lên giá 30.000đ lít thì dân cũng không dám xuống đường la lói,nếu có đăng báo vì vài ngày cũng lắng dụi thôi, vì vậy  phải cam chịu hoặc là đi xe đạp
    - khi người ta thấy vấn đề gì đó thì người ta sẽ khen, hoặc chê, nhưng chỉ trong thâm tâm người ta thôi, ít ai mà phải bày tỏ ra như bạn yêu cầu, vì bài tỏ có ai nghe, có ai đồng chí hướng, tối về bạn bạn chỉ có thể thủ thỉ bên tay người ấy, hoặc người bạn thân nhất mà thôi!!
     
    Báo quản trị |  
  • #15608   12/08/2008

    lawyerhien
    lawyerhien
    Top 150
    Lớp 6

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (517)
    Số điểm: 7457
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 38 lần


    Bạn ketoana2 ơi! Nhà nước mình bao giá xăng nhiều quá rồi. Đến lúc phải mở cửa thị trường để hội nhập thôi. Việc tăng giá xăng là tất yếu. Trước đây chả có ối người buôn lậu xăng dầu qua biên giới Campuchia rồi sao, Cái quan trọng là làm sao để mình bước qua được ngưỡng cửa đầu tiên để hội nhập thôi.

    Luật s­ư L­ưu Thị Thu Hiền

    Tr­ưởng VP Luật s­ư Hiền và Liên danh

    374 Phan Bội Châu - Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk.

     
    Báo quản trị |  
  • #15609   16/08/2008

    kienanls
    kienanls
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2008
    Tổng số bài viết (687)
    Số điểm: 4065
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 203 lần


    Hãy đưa một quyển sách Luật (trừ các cuốn giáo trình và Bô luật) mà bạn đã đọc để mọi người cùng nhận xét.

    Tôi đã đọc quyển : Suy nghĩ của Luật sư.

    Tại TP Hồ Chí Minh

    CÔNG TY LUẬT MINH MẪN

    02 Hoa Phượng - Phường 02 - Quận Phú Nhuận - Tp Hồ Chí Minh

    Tổng đài tư vấn: 1900585847 - DD: 0902078630

    Website: www.luatminhman.net Email: vanphong@luatminhman.net

    ------------------------------------------------------------------------------------

    Tại Bạc Liêu

    CÔNG TY LUẬT KAO KIẾN

    87 Bà Triệu - Phường 03 -TP Bạc Liêu - Tỉnh Bạc Liêu

    Website: www.luatkaokien.com.vn Email: luatkaokien@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #15610   16/08/2008

    pH___1
    pH___1
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 2490
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Chào bạn, kienanls !
    Cuốn sách đó hay không bạn? Nội dung thế nào, cảm nhận ra sao, bạn có thể tạo 1 chủe đề bên ngoài để các thành viên cùng tìm đọc và cùng thảo luận xem nào.
    Thân.
     
    Báo quản trị |  
  • #15611   05/09/2008

    mr_vuitinh
    mr_vuitinh

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:04/09/2008
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    chào bạn

    thực sự cũng ko bik nói sao. tôi cũng là dân luật nè, nhưng rất ít đọc sách luật. chỉ có thói quen tra cứu thôi, còn thì khi nào cần mới tìm lại và đọc.
    có lẽ là do môi trường làm việc và đam mê nữa. ai đam mê hoặc công việc nhiều liên quan đến luật thì đương nhiên là sẽ đọc nhiều thôi.
    còn dân luật nói chung thì lý luận cơ bản có rồi, khi vào thực tế cũng không quá khó khăn
     
    Báo quản trị |