rút vốn kinh doanh và chuyển nhượng vốn kinh doanh ra ngoài công ty cổ phần

Chủ đề   RSS   
  • #368948 25/01/2015

    rút vốn kinh doanh và chuyển nhượng vốn kinh doanh ra ngoài công ty cổ phần

    Hiện tại công ty tôi đang kinh doanh về lĩnh vực taxi mới được 02 năm. Khi công ty thành lập thì có 03 thành viên sáng lập . sau một thời gian hoạt động công ty có mời thêm 03 thành viên tham gia góp vốn . tổng là 06 thành viên. khi mời thêm thành viên tham gia góp vốn công ty vẫn thống nhất không thay đổi giấy phép kinh doanh và không thay đổi số cổ đông sáng lập.  mà chỉ để 03 thành viên tham gia góp vốn là thành viên góp vốn thêm.

    Nay 01thành viên trong 03 thành viên tham gia góp vốn đề nghị rút vốn góp và yêu cầu công ty thanh toán vốn góp và lợi tức nhiều hơn vốn góp gấp 8 lần . Với yêu cầu này công ty thấy không có cơ sở nào để chi trả cho thành viên góp vốn nên đã đề nghị đưa việc này ra tòa.  trong quá trình đợi tòa án làm thủ tục thì thành viên góp vốn này đã tự ý bán số vốn góp của mình cho một cá nhân khác không nằm trong công ty ( việc bán số vốn góp này không thông qua công ty ) 

    Vậy Tôi xin được luật sư tư vấn là việc bán số cổ phần của thành viên tham gia góp vốn như vậy có đúng pháp luật không. việc cá nhân người mưa lại số vốn góp khi nào thì cá nhân đó được tham gia họp hội đồng quản trị, họp thành viên viên góp vốn. cá nhân đó có được tham gia vào ban lãnh đạo công ty hay không. 

    Xin cám ơn luật sư.

     
    5144 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #369070   26/01/2015

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần


    Chào bạn,

    Qua việc bạn trình bày thì thành viên góp vốn thêm đó không phải là cổ đông sáng lập của Công ty nên không bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần tuân theo quy định tại khoản 5 Điều 84 Luật doanh nghiệp 2005. Còn để khẳng định chính xác thì phải nghiên cứu hồ sơ đầy đủ.

    Để trở thành thành viên HĐQT thì theo quy định tại điêm b khoản 1 Điều 110 Luật doanh nghiệp, cá nhân đó phải  "   Là cổ đông cá nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông hoặc người khác có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty " .

     

     
    Báo quản trị |  
  • #369089   26/01/2015

    vietha8797
    vietha8797

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/10/2011
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 205
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 14 lần


    Chào bạn.

    Theo quy định của Điều 4.11 Luật Doanh Nghiệp 2005, cổ đông sáng lập là cổ đông tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần.

    Theo quy định của Điều 84.3 Luật Doanh Nghiệp 2005 thì trong trường hợp một trong số các cổ đông sáng lập không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua và phải huy động từ người khác không phải là cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó thì người nhận góp vốn đó đương nhiên là cổ đông sáng lập của công ty.

    Do thông tin bạn cung cấp không đủ rõ ràng nên tôi giả định như sau:

    TH1: Nếu 03 cổ đông sáng lập đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua trong hạn định (90 ngày kể từ ngày Công ty được cấp Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Doanh Nghiệp trừ khi Điều Lệ Công ty có quy định một thời hạn khác ngắn hơn), thì 03 thành viên góp vốn sau này không phải là cổ đông sáng lập của công ty mà chỉ là cổ đông góp vốn và do đó việc chuyển nhượng cổ phần của các thành viên này cho bên thứ ba không bị hạn chế trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Doanh Nghiệp theo quy định tại Điều 84.5 Luật Doanh Nghiệp 2005.

    TH2: Nếu (các) cổ đông sáng lập của Công ty không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong hạn định và một, hai hoặc cả 3 cổ đông góp vốn sau này nhận góp đủ số cổ phần đó thì cổ đông đó sẽ được xem là cổ đông sáng lập của công ty. Trong trường hợp này, việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông này cho bên thứ ba sẽ bị hạn chế theo quy định của Điều 84.5 Luật Doanh Nghiệp 2005. Theo đó, cổ đông này chỉ được chuyển nhượng cổ phần cho bên thứ ba nếu được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

    Trên đây là một ý kiến của mình để bạn tham khảo.

     
     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Nguyễn Lượng

Thành viên Đoàn luật sư thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0903 488 525