Chào bạn!
Nguyên đơn có quyền rút đơn khởi kiện bất cứ lúc nào. Vì đó là quyền tự định đoạt của họ và là một trong những nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 5 và được cụ thể hoá tại #0070c0;">Điều 59 của BLTTDS#0070c0;">.
Vấn đề là giải quyết hậu quả của việc nguyên đơn rút đơn trong trường hợp trên như thế nào thôi.
Theo thông tin bạn nêu thì Toà án Tối cao đã có quyết định xét xử Giám đốc thẩm. Như vậy, vụ án đã bị kháng nghị giám đốc thẩm của người có thẩm quyền theo yêu cầu của bị đơn. Trong trường hợp này, họ không có quyền rút kháng nghị, vì căn cứ kháng nghị được quy định tại Điều 283 BLTTDS. Chỉ khi không còn các căn cứ đó nữa thì mới xuất hiện căn cứ rút kháng nghị. Việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn không phải là căn cứ để rút kháng nghị. Hơn nữa, vụ án đã có quyết định đưa ra xét xử giám đốc thẩm nên phải mở phiên toà và mọi vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án phải được quyết định tại phiên toà.
Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm được quy định tại các điều từ 297 đến 300 BLTTDS. Trong đó, theo quy định tại Điều 300 BLTTDS thì Hội đồng giám đốc thẩm có quyền quyết định huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án, nếu vụ án đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 192 của BLTTDS.
Tình huống nguyên đơn rút đơn khởi kiện được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS.
Như vậy, Hội đồng giám đốc thẩm phải căn cứ vào hướng dẫn tại tiểu #0070c0;">mục 10.1, mục 10 phần II Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP#0070c0;"> để ra quyết định phu hợp.
Điểm 10.1 mục 10 phần II Nghị quyết 02:
10. Về điểm c và điểm h khoản 1 Điều 192 của BLTTDS
10.1. Khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện, thì Toà án cần phải xem xét trong vụ án có yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hay không để quyết định như sau:
a. Trong trường hợp không có yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập, thì Toà án chấp nhận việc người khởi kiện rút đơn khởi kiện và căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 192 của BLTTDS ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
b. Trong trường hợp có yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, thì tuỳ trường hợp mà giải quyết như sau:
b.1. Trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện, bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình, thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đối với yêu cầu của người khởi kiện đã rút;
b.2. Trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình, thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đối với yêu cầu của người khởi kiện và yêu cầu phản tố của bị đơn đã rút;
b.3. Trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút toàn bộ yêu cầu độc lập, nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố của mình, thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đối với yêu cầu của người khởi kiện và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã rút.
c. Sau khi ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của đương sự đã rút được hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 10.1 mục 10 này, Toà án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung đối với yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xác định lại địa vị tố tụng của các đương sự theo đúng quy định tại Điều 219 của BLTTDS và hướng dẫn tại mục 7 Phần III của Nghị quyết này.
d. Trong trường hợp người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút toàn bộ yêu cầu độc lập, thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết toàn bộ vụ án.
Thân!
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!