Rút bảo hiểm xã hội 1 lần được bao nhiêu?

Chủ đề   RSS   
  • #576254 13/10/2021

    pencil87

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/07/2014
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 8 lần


    Rút bảo hiểm xã hội 1 lần được bao nhiêu?

    Em tham gia bảo hiểm cũng được 6 năm, em đã nghỉ việc được 1 năm rồi và đang tính rút bảo hiểm 1 lần luôn không tham gia bảo hiểm nữa. Không biết rút được bao nhiêu tiền, mong được anh/chị tư vấn. xin cám ơn!

    Đây là thời gian Đóng BH của em:

    Tháng 10 - 12/2014 đóng 2.900.000đ

    Tháng 1 - 12/2015: 3.317.000đ

    Tháng 1 - 12/2016:  3.745.000đ

    Tháng 1 - 12/2017: 4.012.000đ

    Tháng 1 - 12 /2018 : 4.258.600đ

    Tháng 1 - 12 /2019: 4.472.600đ

    Tháng 1 - 10 /2020: 4.729.400đ

     

     
    772 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn pencil87 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/10/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #576270   14/10/2021

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Chào anh. Theo Khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:
     
    - 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;
     
    - 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
     
    - Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH một lần được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
     
    Như vậy, do mình bắt đầu tham gia BHXH bắt buộc từ năm 2014, nên mức hưởng mỗi năm sẽ là 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. 
     
    Công thức tính =  2 x Mức bình quân tiền lương x Thời gian đóng BHXH từ năm 2014
     
    Trong đó, thời gian đóng bảo hiểm xã hội nếu có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm (Khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH). Về cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội anh có thể tham khảo thêm trong bài viết dưới đây:
     
    Dựa trên công thức trên và quá trình tham gia bảo hiểm của mình, anh có thể tự tính được mức hưởng bảo hiểm xã hội 01 lần nhé.
     
    Một số thông tin để anh tham khảo.
     
    Cập nhật bởi nguyenphuong2804 ngày 14/10/2021 01:32:09 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenphuong2804 vì bài viết hữu ích
    pencil87 (02/11/2021)
  • #576857   02/11/2021

    pencil87
    pencil87

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/07/2014
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 8 lần


    vậy, khi tới trung tâm việc làm Hà Nội em cần mang theo những giấy tờ gì để có thể rút bảo hiểm 1 lần

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn pencil87 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/11/2021)
  • #582373   31/03/2022

    thaophuongg24
    thaophuongg24

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:14/03/2022
    Tổng số bài viết (73)
    Số điểm: 365
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Rút bảo hiểm xã hội 1 lần được bao nhiêu?

    Trả lời:

    Chào anh/chị, về trường hợp của anh/chị, tôi xin chia sẻ quan điểm như sau:

    Để được rút tiền BHXH một lần, trước hết anh/chị cần xác định xem mình thuộc đối tượng được hưởng chế độ này hay không. Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội một lần bao gồm:

    “1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

    b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;

    c) Ra nước ngoài để định cư;

    d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.”

    Trường hợp của anh/chị thuộc đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội một lần quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP. Theo đó, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của anh/chị được quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

    “2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

    a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

    b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

    c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”

    Như vậy, do anh/chị bắt đầu tham gia BHXH bắt buộc từ năm 2014, nên mức hưởng mỗi năm sẽ là 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

    Công thức tính =  2 x Mức bình quân tiền lương x Thời gian đóng BHXH từ năm 2014

    Trong đó, mức bình quân tiền lương được tính như sau: (Tổng số tháng đóng BHXH x Mức đóng bảo hiểm x Mức điều chỉnh hằng năm)/ tổng số tháng đóng BHXH.

    Để được rút bảo hiểm xã hội 1 lần, bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ rút bảo hiểm 1 lần bao gồm các loại giấy tờ sau:

    (1) Sổ bảo hiểm xã hội;

    (2) Bản chính Đơn đề nghị hưởng theo Mẫu số 14-HSB (Quyết định 155/QĐ-BHXH năm 2019).

    Hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần sẽ phải nộp đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi người lao động có hộ khẩu hoặc tạm trú lâu dài.

    Thời gian giải quyết quy định tại khoản 4 Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

    “4. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người hưởng lương hưu hoặc trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do."

     
    Báo quản trị |