rủi ro và sự kiện bất khả kháng.

Chủ đề   RSS   
  • #263057 21/05/2013

    lthuhang
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2013
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 1300
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 41 lần


    rủi ro và sự kiện bất khả kháng.

    mình có một vấn đề thắc mắc muốn nhờ mọi người tư vấn. Là thế này ạ:

    rủi ro và sự kiện bất khả kháng thì khác nhau như thế nào? theo mình hiểu thì cả hai trường hợp này đều là những sự kiện xảy ra một cách khách quan. sáng nay mình có làm một bài kiểm tra, cô giáo có nói rằng khi hệ thống tải điện trong nhà bị chập thì không được xem là một loại rủi ro vì có thể khắc phục được ví dụ như dập cầu dao... và việc bị chập điện không phải là một loại rủi ro được tính khi mà "chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán nhà ở", mặc dù hợp đồng đã được công chứng, đã có hiệu lực (theo khoản 5 điều 93 luật nhà ở, khoản 1 Điều 64 NĐ 71/2010) nhưng chưa tới ngày 2 bên thỏa thuận giao nhà, nhà vẫn thuộc sự quản lí của người bán và thiệt hại này bên bán vẫn phải chịu.

    mình cảm thấy giải thích như thế là không hợp lí, bởi hợp đồng mua bán nhà ở giữa các cá nhân có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng, chứng thực, lúc này thì chủ sở hữu đã là bên mua. về nguyên tắc thì chủ sở hữu phải chịu mọi rủi ro đối với tài sản thuộc sở hữu của mình (điều 166 BLDS 2005).

    Xin cảm ơn mọi người!

     

     
    20653 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #263063   21/05/2013

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Chào bạn

    Cái này còn tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên.

    Bạn thử nghĩ xem ai là người vẫn đang chiếm hữu,sử dụng nhà ở về mặt thực tế và ai là chủ sở hữu nhà ở về mặt pháp lý?.Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này/

    Từ đó có thể đưa ra kết luận.

    Cập nhật bởi longquochan ngày 21/05/2013 07:56:46 CH

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #263140   22/05/2013
    Được đánh dấu trả lời

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào bạn,

    Khác nhau cơ bản ở chỗ, sự kiện bất khả kháng là các sự kiện mà bên có trách nhiệm không thể kiểm soát được việc xảy ra các sự kiện này hoặc không thể thiết lập các biện pháp hợp lý nhằm ngăn chặn để không cho nó xảy ra hoặc hạn chế thiệt hại khi nó xảy ra. 

    Do đó khi xảy ra sự kiện bất khả kháng thì thường kèm theo yêu cầu miễn trách cho bên có trách nhiệm. 

    Tuy nhiên theo bài viết của bạn thì mình hiểu là bên bán đã hoàn tất thủ tục công chứng bán nhà cho bên mua, nhưng chưa giao nhà. Xảy ra việc chập điện làm cho nhà cháy. Vậy thiệt hại này sẽ do ai gánh chịu. Theo ý của cô bạn thì là bên bán chịu do bên bán chưa bàn giao nhà. Còn bạn thì bảo là bên mua phải chịu căn cứ theo Điều 166 BLDS đúng không?

    Theo mình thì quan điểm của cô bạn đúng đấy vì nếu như rủi ro là các sự kiện như bão, lũ lụt, đất chuồi làm sập nhà thì khi đó bên bán mới phải chịu theo Điều 166 (do đây là các sự kiện bất khả kháng), còn nếu là do chập điện thì đó là một loại rủi ro mà bên quản lý nhà hiện tại (bên bán) có thể kiểm soát hoặc thực hiện các biện pháp cần thiết để hạn chế thiệt hại được do đó bên bán phải chịu trách nhiệm.

    Dĩ nhiên đây là quan điểm nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của bên quản lý tài sản. Nếu không thì bên quản lý sẽ không có trách nhiệm đối với các tài sản do mình quản lý, họ sẽ bỏ mặc không quan tâm các rủi ro xảy ra đối với tài sản. Họ chỉ được miễn trách nếu đó là sự kiện bất khả kháng.

    Về nguyên tắc là thế tuy nhiên khi ra tòa nó còn phụ thuộc rất nhiều vào tình tiết sự việc để tòa có thể ra quyết định chính xác.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #263174   22/05/2013

    lthuhang
    lthuhang
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2013
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 1300
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 41 lần


    cám ơn bạn!

    mình xin hỏi một chút về rủi ro. trong BLDS 2005, Luật nhà ở, Nghị định 71/2010 có quy định về thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán nhà ở. vậy thì những sự kiện nào được xem là rủi ro để được "chuyển" trong trường hợp hai bên mua bán nhà ở?

     
    Báo quản trị |  
  • #263200   22/05/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào bạn, 

    Bạn sẽ không tìm thấy bất kỳ văn bản nào định nghĩa rủi ro cụ thể là gì. Về lý thuyết rủi ro là những sự kiện phát sinh ngoài ý muốn, gây thiệt hại (khi hiểu rủi ro theo nghĩa tiêu cực) cho các bên có liên quan.

    Ví dụ: động đất, cháy nhà, trộm cắp đều có thể được xem là rủi ro.

    Tuy nhiên có những rủi ro nếu lường trước khả năng xảy ra cao thì người quản lý tài sản phải có trách nhiệm thiết lập các biện pháp ngăn ngừa ví dụ để ngăn ngừa rủi ro cháy nhà thì phải có các biện pháp phòng chống cháy nổ, mua bảo hiểm cháy nổ. Để ngăn ngừa rủi ro trộm cắp thì phải có khóa bảo vệ, cử người canh gác ...Nếu không thực thi các biện pháp này thì sẽ không được xem là làm hết trách nhiệm của mình và sẽ không được miễn trách khi rủi ro xảy ra.

    Biện pháp ngăn ngừa và phòng chống rủi ro dĩ nhiên phải được thực hiện dựa trên mối tương quan giữa thiệt hại có thể xảy ra với tài sản cần bảo vệ và môi trường ở đó. Đây chính là điểm mà dễ phát sinh tranh cãi nhất do một bên bảo đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình nhưng rủi ro vẫn xảy ra từ đó cho rằng đó là trường hợp bất khả kháng. Bên kia thì bảo ngược lại rủi ro có thể không xảy ra nếu bên có trách nhiệm đã thực thi thêm một số biện pháp phòng ngừa ngăn chặn khác. Vì vậy các trao đổi ở đây cũng chỉ mang tính chất tương đối thôi bạn ạ. Các bên cần quy định rõ các trường hợp nào là bất khả kháng và quy định rõ vào hợp đồng là tốt nhất.

    Trở lại câu hỏi của bạn thì rủi ro ở Điều 166 thường phải là các rủi ro mang tính bất khả kháng. Nếu bất kỳ bên nào có thể kiểm soát rủi ro thì bên đó phải chịu trách nhiệm nếu để rủi ro xảy ra.

    Ví dụ nhà đã bán (xong thủ tục công chứng) nhưng chưa giao tối đó ăn trộm vào gỡ bóng đèn, máy lạnh, cửa (bên bán biết nhưng không có hành động thích hợp nào, cứ mặc kệ vì nghĩ rằng không còn là tài sản của mình) khiến cho nhà  không còn ở tình trạng như khi bán thì bên bán chắc chắn phải có trách nhiệm bồi thường cho bên mua các thiệt hại đó.

    Ở đây nguyên tắc bên quản lý tài sản trên thực tế phải bồi thường thiệt hại phát sinh từ trách nhiệm quản lý tài sản của mình được đề cao hơn thời điểm chuyển giao rủi ro (bất khả kháng) theo quy định của pháp luật.

     

     

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #264246   25/05/2013

    phantantai2012
    phantantai2012
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2013
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1177
    Cảm ơn: 108
    Được cảm ơn 110 lần


    Chào bạn lthuhang !

    Theo tôi nghĩ :

    Rủi ro :Những sự kiện pháp lý xãy ra, gây thiệt hại trực tiếp cho tài sản của người nào đó, ngoài khả năng kiểm soát của các bên (không có vi phạm)

    Ví dụ : động đất làm căn nhà vừa mua, đã công chứng hợp đồng và đang làm thủ tục chuyễn tên bị sập là rủi ro.

    Sự kiện bất khả kháng : Những sự kiện pháp lý xãy ra, không gây thiệt hại trực tiếp cho tài sản của người nào đó, nhưng gián tiếp gây thiệt hại hoặc làm phát sinh chi phí ngoài hợp đồng nhưng ngoài khả năng kiểm soát của các bên (có yếu tố vi phạm)

    Ví dụ : Động đất khiến người mua không thể đến thanh toán tiền mua nhà dù đã đặt cọc. Vi phạm hợp đồng đã thỏa thuận (nhưng theo luật được miễn trách nhiệm vi phạm do bất khả kháng).

    Việc cô bạn cho việc "bị chập điện" không phải là rủi ro là đúng. Sự kiện này hoàn toàn tránh được nếu kiểm tra định kỳ, không ngoài khả năng kiểm soát của các bên .

     

    HỌC , HỌC NỮA , HỌC MÃI, HỘC .......MÁU !

     
    Báo quản trị |  
  • #264258   25/05/2013

    lthuhang
    lthuhang
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2013
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 1300
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 41 lần


    xin cảm ơn mọi người! mình sẽ tìn hiểu thêm.

     
    Báo quản trị |