Rối chia tài sản chung

Chủ đề   RSS   
  • #106255 28/05/2011

    hongtoan85

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2010
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 330
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Rối chia tài sản chung

    Năm 1986 cha mẹ mất, Gia đình còn 04 anh em. (ví dụ A, B, C, D)
    Khi cha mẹ mất không để lại di chúc, nhưng có một thửa đất 544 (nguồn gốc xa xưa thuê của người khác trước giải phóng 30/4/1975 không có giấy tờ). 
    Ông A, B, C lấy vợ sống riêng, ông D cưới vợ về sống trên thửa đất 544. Năm 1995 UBND huyện cấp GCNQSD đất cho hộ ông D (thời điểm này ông D có 03 người con).
    Năm 2009 ông A, B, C kiện ra tòa yêu cầu chia tài sản chung của cha mẹ để lại là thửa đất 544 nói trên.
    Tòa có thụ lý không? 
    Hướng giải quyết như thế nào? Tòa có chia tài sản chung hiện tại của ông D cho những người còn lại không, hay chia tài sản chung của cha mẹ để lại? Thời điểm cha mẹ mất A, B, C, D không có văn bản nào về tài sản là thửa đất 544 của cha mẹ để lại chưa chia.
    Xin a e trợ giúp.

    Sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật nước CHXHCNVN

     
    5287 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #106276   28/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Thứ nhất, năm 2009 mới tiến hành khởi kiện thì đã hết thời hiệu khởi kiện yêu cầu về quyền thừa kế. Trường hợp của bạn, thời điểm mở thừa kế là năm 1986, do đó, thời điểm để tính thời hiệu là 10/09/1990 và thời gian từ 01/07/1996 đến 01/01/1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện về thừa kế. Như vậy, đến khoảng tháng 03/2003 đã hết thời hiệu khởi kiện.

    Thứ hai, trường hợp này cũng không áp dụng quy định về "không áp dụng thời hiệu khởi kiện" bởi di sản đã được chia (việc ông D được cấp giấy chứng nhận QSDĐ), do đó sẽ không áp dụng quy định về chia tài sản chung để khởi kiện.

    Kết luận: A, B, C không có quyền ông D chia quyền sử dụng mảnh đất đó nữa.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    hongtoan85 (08/07/2011)
  • #106394   29/05/2011

    hongtoan85
    hongtoan85

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2010
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 330
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Trước tiên xin cảm ơn.
    Hiện nay Tòa án vẫn thụ lý như vậy có vấn đề gì hay không?

    Sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật nước CHXHCNVN

     
    Báo quản trị |  
  • #106423   29/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    hongtoan85 viết:
    Trước tiên xin cảm ơn.
    Hiện nay Tòa án vẫn thụ lý như vậy có vấn đề gì hay không?


    Vụ án đi đến đâu còn tùy vào trình độ, năng lực của HĐXX cũng như phía bị đơn có biết tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình hay không ?

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    hongtoan85 (08/07/2011)
  • #106426   29/05/2011

    hongtoan85
    hongtoan85

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2010
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 330
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn bạn đã giúp.

    Sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật nước CHXHCNVN

     
    Báo quản trị |  
  • #106458   29/05/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    A, B, C không có quyền khởi kiện chia di sản thừa kế nữa vì đã hết thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế.
    Nhưng A, B, C vẫn có quyền khởi kiện chia tài sản chung. Tòa án thụ lý trong trường hợp này là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    hongtoan85 (08/07/2011)
  • #106541   30/05/2011

    hongtoan85
    hongtoan85

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2010
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 330
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Tài sản chung của ai?
    Của cha mẹ để lại hay của gia đình hộ ông D? Vì UBND huyện đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ ông D năm 1995.
    Nếu là của cha mẹ để lại thì UBND huyện đã sai khi cấp giấy chứng nhận QSD đất sao?.
    Trong khi đó không có giấy tờ gì chứng minh thửa đất 544 là của cha mẹ?

    Sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật nước CHXHCNVN

     
    Báo quản trị |  
  • #106658   30/05/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Tài sản chung của cha mẹ để lại cho 4 anh chị em. Tuy nhiên, nếu không thể chứng minh nguồn gốc đất đó là do cha mẹ để lại thì rất khó để xác định đó có phải là di sản thừa kế của cha mẹ, và hiện tại là tài sản chung của 4 anh em hay không.
    Nhưng có điều, khi ông D làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cũng phải có giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất đó thì UBND mới có thể cấp giấy chứng nhận cho ông D. Chỉ cần ông D có giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất do ông D sử dụng ổn định lâu dài, và tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không xảy ra tranh chấp thì việc UBND cấp giấy chứng nhận cho ông D là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật.
    Đó là mình nói trên cơ sở lý thuyết. Trên thực tế nếu không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất trước năm 1995 là do cha mẹ để lại, và khi ông D làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không xảy ra tranh chấp gì thì không thể có căn cứ để tòa án chấp nhận yêu cầu chia tài sản chung theo quy định.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    hongtoan85 (08/07/2011)