HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ

Chủ đề   RSS   
  • #495227 28/06/2018

    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ

    1.Kỹ năng tiếp xúc khách hàng, đăng ký thủ tục bảo vệ quyền lợi

    Nội dung tiếp xúc với khách hàng gồm: Xác định yêu cầu của khách hàng; Kiểm tra tài liệu, chứng cứ do khách hàng xuất trình; Xem xét về thời hiệu khởi kiện; Hỏi những vấn đề có liên quan đến việc chứng minh yêu cầu của khách hàng; Phân tích những khó khăn, thuận lợi trong vụ việc; Giải thích các quyền và nghĩa vụ của Luật sư và khách hàng; Vấn đề thù lao; Quyết định tiếp nhận hay không tiếp nhận yêu cầu của khách hàng.
     
    Luật sư cần chú ý thái độ khi tiếp xúc với khách hàng cần nhẹ nhàng, có văn hóa, tránh gây hiểu lầm không đáng có, v.v..
     
    Đăng ký thủ tục bảo vệ quyền lợi: Sau khi ký kết hợp đồng dịch vụ với khách hàng, Luật sư làm thủ tục đăng ký bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng theo quy định tại khoản 4 Điều 75 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và khoản 2 Điều 27 Luật luật sư. Theo quy định, Luật sư xuất trình Thẻ Luật sư và giấy yêu cầu Luật sư của khách hàng, cơ quan tiến hành tố tụng cấp giấy chứng nhận về việc Luật sư tham gia tố tụng.
     
    2. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp
     
    Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp là một kỹ năng cơ bản của Luật sư khi tham gia tố tụng trong vụ án dân sự. Bởi lẽ chỉ khi xác định đúng quan hệ pháp luật tranh chấp mới có thể áp dụng đúng pháp luật nội dung để lựa chọn giải quyết. Căn cứ để xác định quan hệ pháp luật tranh chấp là yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Ví dụ, yêu cầu chia thừa kế, đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hay theo hợp đồng, đòi tài sản thuộc quyền sở hữu, v.v.. Tuy nhiên, việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp trong trường hợp yêu cầu khởi kiện liên quan đến hai ngành luật khác nhau có thể sẽ phức tạp hơn, ví dụ như trong trường hợp giải quyết giữa tranh chấp dân sự về tài sản thừa kế với khởi kiện quyết định hành chính về quản lý tài sản có liên quan đến người thứ ba, v.v..
     
    Trong thực tế, khi thụ lý vụ án dân sự, có thể Tòa án xác định chưa đúng quan hệ pháp luật tranh chấp, thì Luật sư cần có ý kiến phân tích, kiến nghị với Tòa án để xác định, vì điều này ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng mà Luật sư có trách nhiệm bảo vệ.
     

    Trích: Sổ tay Luật sư Tập 2 - Tập 2 - Kỹ năng hành nghề luật sư trong tố tụng hình sự, hành chính, dân sự

     
    33465 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #495228   28/06/2018

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    1. Thu thập, kiểm tra, sử dụng, đánh giá chứng cứ trong vụ án dân sự
     
    1.1 Thu thập chứng cứ
     
    Thu thập chứng cứ là hoạt động của Luật sư nhằm tìm kiếm, phát hiện và thu giữ các tài liệu có giá trị chứng minh cho yêu cầu của đương sự. Chứng cứ có nhiều nguồn, nhiều loại, nên trước khi thu thập, Luật sư cần căn cứ vào yêu cầu cần chứng minh của đương sự mà xác định các nguồn chứng cứ, loại chứng cứ cần thu thập.
     
    Trước hết, cần kiểm tra xem đương sự mà mình bảo vệ có những tài liệu, chứng cứ gì, còn thiếu những gì; Những tài liệu, chứng cứ còn thiếu có thể nằm ở đâu; Những ai có khả năng lưu giữ; Phương pháp thu thập cần áp dụng là gì; Thủ tục thu thập ra sao để bảo đảm tính hợp pháp của chứng cứ.
     
    Trong trường hợp đã xác định nguồn chứng cứ mà việc thu thập gặp khó khăn thì cần có văn bản trình bày và đề nghị Tòa án hỗ trợ thu thập chứng cứ. Kèm theo văn bản yêu cầu là những tài liệu chứng minh những khó khăn khiến cho việc tự thu thập chứng cứ không thể thực hiện được.
     
    1.2. Kiểm tra, sử dụng, đánh giá chứng cứ
     
    Đây là kỹ năng của Luật sư trong việc dựa vào ba thuộc tính khách quan, liên quan và hợp pháp để xác định giá trị chứng minh của các tài liệu chứng cứ đã thu thập được. Trong các tài liệu có giá trị chứng minh đó, Luật sư cần phân biệt, xếp loại các chứng cứ theo loại từ chứng cứ trực tiếp đến chứng cứ gián tiếp, chứng cứ gốc đến chứng cứ sao chép, thuật lại. Các chứng cứ đã được kiểm tra sẽ được hệ thống hóa theo trình tự lôgic để sử dụng trong hoạt động chứng minh cho yêu cầu của đương sự.
     
    Kiểm tra, sử dụng, đánh giá chứng cứ là hoạt động thao tác tư duy nên Luật sư cần phải có kỹ năng, kinh nghiệm kiểm tra mới có thể đạt được hiệu quả.
     

    2. Gặp gỡ, trao đổi với khách hàng

    Gặp gỡ, trao đổi với khách hàng là kỹ năng cần thiết và thường xuyên của Luật sư trong quá trình tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Hình thức trao đổi có thể là bằng miệng hoặc bằng văn bản. Nội dung trao đổi bao gồm:

    - Các vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án;

    - Những khó khăn, thuận lợi trong việc chứng minh yêu cầu của đương sự; những tài liệu, chứng cứ mới do phía đương sự đối phương đưa ra;

    - Những công việc cần làm như tiếp tục thu thập chứng cứ, xác định hướng giải quyết các khó khăn đó;

    - Tư vấn cho đương sự những vấn đề pháp lý có liên quan đến việc giữ nguyên hoặc bổ sung, thay đổi yêu cầu khởi kiện (nếu là nguyên đơn), yêu cầu phản tố (nếu là bị đơn hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập);

    - Yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo đảm quyền lợi của đương sự trong các trường hợp có liên quan đến tài sản và quyền tài sản theo yêu cầu khởi kiện hoặc phản tố, v.v..

    3. Tham gia các phiên họp cung cấp, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, hòa giải
     
    Tòa án có trách nhiệm thực hiện kiểm tra việc giao nộp chứng cứ của các đương sự, công bố các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được trong một phiên họp. Trên cơ sở đó, Tòa án tiến hành thủ tục hỏi các đương sự về các vấn đề: Yêu cầu, phạm vi khởi kiện, việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi, rút yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; Những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết; Tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho Tòa án và việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác; Bổ sung tài liệu, chứng cứ; Yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ; Yêu cầu Tòa án triệu tập đương sự khác, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa hoặc những vấn đề khác mà đương sự thấy cần thiết.
     
    Trong phiên họp này, sự có mặt và vai trò của Luật sư rất quan trọng. Luật sư có mặt bên cạnh đương sự sẽ tạo điều kiện để Luật sư có thể đưa ra ý kiến tư vấn kịp thời cho các tình huống phát sinh trong diễn biến của phiên họp để khách hàng có các quyết định phù hợp, đúng đắn bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
    Đặc biệt, trong phiên họp có thủ tục hòa giải, Luật sư của nguyên đơn giúp đương sự trình bày nội dung sự việc tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất những quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án, v.v.. Luật sư của bị đơn trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có), những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn, những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có).
     
    Sau đó Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất và đưa ra kết luận về kết quả phiên họp.
     
    Trích: Sổ tay Luật sư Tập 2 - Tập 2 - Kỹ năng hành nghề luật sư trong tố tụng hình sự, hành chính, dân sự
     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #495230   28/06/2018

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    1. Đơn khởi kiện
     
    Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
     
    - Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
     
    - Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
     
    - Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
     
    - Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
     
    - Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
    Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
     
    - Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
     
    - Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
     
    - Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
     
    - Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
     
    Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
     
    2. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
     
    Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây:
     
    - Ngày, tháng, năm làm đơn;
     
    - Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
     
    - Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
     
    - Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
     
    - Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
     
    - Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể. Tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó. Các biện pháp có thể áp dụng gồm:
    • Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục;
    • Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng;
    • Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm;
    • Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
    • Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa thải người lao động; Kê biên tài sản đang tranh chấp;
    • Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp;
    • Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp;
    • Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hoá khác;
    • Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước;
    • Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ;
    • Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ;
    • Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định;
    • Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà pháp luật có quy định.
    3. Đơn yêu cầu phản tố
     
    Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với yêu cầu của nguyên đơn, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập theo Điều 200 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: (
     
    a) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
     
    (b) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
     
    (c) Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn. Cần chú ý, yêu cầu phản tố phải được đưa ra trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
     
    Nội dung đơn yêu cầu phản tố gồm:
     
    - Họ tên tuổi, nơi cư trú của bị đơn;
     
    - Nội dung yêu cầu của nguyên đơn hoặc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
    - Nội dung yêu cầu phản tố của bị đơn, v.v..
     
    Kèm theo đơn là các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu phản tố.
     
    Trích: Sổ tay Luật sư Tập 2 - Tập 2 - Kỹ năng hành nghề luật sư trong tố tụng hình sự, hành chính, dân sự

     

     
    Báo quản trị |  
  • #495258   28/06/2018

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Diễn đàn hướng dẫn kỹ năng cho Luật sư? Nghe nó cứ ngược ngược thế nào ấy bạn à.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |