Đất cầm cố trước rồi sang bán

Chủ đề   RSS   
  • #472234 25/10/2017

    hanhphuc.rieng1987

    Sơ sinh

    Sóc Trăng, Việt Nam
    Tham gia:05/02/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Đất cầm cố trước rồi sang bán

    Bà A có 3 người con là B ,C ,D và bà C có con là E.Bà A 84 tuổi có 6 công đất do bà đước tên là chủ sở hữu,các con của bà được chia phần trước đó rồi. Trước tháng 10/2015 bà A ở với con gái giữa là C không may cho chị C là chị bị bệnh qua đời tháng 10/2015 con của chị C la E 13 tuổi ở với bà A là bà ngoại. Bắt đầu từ sau tháng 10/2015 bà A sống con gái lớn là bà B 58 tuoi lúc này do không đủ tiền chi tiêu chăm sóc cho bà A va nuôi cháu E ăn học ,bà B cầm cố có thời hạn 4 năm cho F là 2 công trong 6 công đất của bà A hứa cho cháu là E để lo cho cháu ăn học và chăm sóc cho bà A (quá trình cầm cố diễn ra được thỏa thuận bằng văn bản viết tay được trưởng ban ND ấp tại địa phương xác nhận giữa hai bên B và F thỏa thuận cầm cố ). Đến tháng 3/2017 bà B bận nhiều việc và các con của ba B đi làm ăn xa nên bà B thường xuyên đi lại không tiện chăm sóc cho ba A và lúc này bà A cùng cháu là E về sống với con gái út là bà C.Đến tháng 8/2017 dưới sự đôn đốc của bà C thì bà A lấy hết 6 công đất mà bà A đứng tên (trong đó có 2 công mà bà B đã cầm cố ) bán hết cho ông K...và thủ tục sang bán đã được địa chín xã hoàn thiện thủ tục. Cũng tại thời điểm này F ngăn cản không cho sang bán và yêu cầu bà A thỏa thuận chuột lại tờ cầm cố trước khi sang bán. Theo các vụ việc nêu trên thì F có vi phạm gì không?có ai vi phạm trong vụ việc nêu trên không?vì phạm như thế nào?F muốn lấy lại tiền thì phải làm gì va như thế nào? Chân thành cám ơn quý vị!

     
    4839 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #472263   25/10/2017

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Việc sử dụng quyền sử dụng đất làm tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ dân sự là thủ tục không đơn giản, phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. Việc bạn nói rằng quyền sử dụng đất đã được cầm cố, sau đó lại mang bán và  cho người khác là thiếu tính pháp lý và có thể không phù hợp với quy định của pháp luật. Do đó, quyền sử dụng đất đã đem cầm cố rồi đem bán và tặng cho nên không thể mang như bạn nêu được. Việc bán quyền sử dụng đất không đủ cơ sở pháp lý để người đó có quyền đối với thửa đất của gia đình đó. Bạn hoàn toàn có thể yêu cầu người sử dụng đất thỏa thuận lại với mình.

    Trong trường hợp dùng tài sản là quyền sử dụng đất để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình theo quy định của pháp luật (thế chấp, bảo lãnh tài sản...) thì bạn cần xác định:

    (i) Việc giao kết hợp đồng/giao dịch để thực hiện các biện pháp bảo đảm tài sản của bạn có đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật hay không?

    (ii) Việc dùng quyền sử dụng đất làm tài sản bảo đảm có được sự đồng ý của tất các chủ sử dụng đất hay không? Theo đó, bạn cần xác định: Thửa đất thuộc quyền sử dụng của những ai? Là tài sản riêng của anh trai bạn hay là tài sản chung của nhiều người? việc mua bán, tặng cho có đúng quy định hay không

    Nếu bạn và người cầm cố thực hiện không đúng trình tự, thủ tục, thì bạn có thể khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và yêu cầu người cầm giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trả lại cho gia đình mình.

    Nếu anh trai bạn thực hiện giao dịch bảo đảm đúng trình tự, thủ tục, đúng các quy định của pháp luật về thực hiện giao dịch bảo đảm thì có thể hủy toàn bộ các giao dịch mua bán tặng cho nêu trên Bộ luật dân sự quy định về các trường hợp chấm dứt thế chấp/cầm cố tài sản như sau:

    Theo Ðiều 315 Bộ luật dân sự 2015 Việc thế chấp tài sản chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

    "1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.

    2. Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

    3. Tài sản cầm cố đã được xử lý.

    4. Theo thỏa thuận của các bên."

    Trong trường hợp có tranh chấp phát sinh, có căn cứ cho rằng quyền và nghĩa vụ của bạn liên quan đến quyền sử dụng đất nêu trên bị ảnh hưởng thì bạn có thể khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền để được giải quyết theo luật định.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
  • #472674   28/10/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1122 lần


    Chào bạn hanhphuc.rieng1987,

    Theo qui định tại điều 167, 168 và 188 Luật đất đai 2013 thì Quyền sử dụng đất không được cầm cố, do đó hợp đồng cầm cố trong trường hợp này đã vi phạm điều cấm của pháp luật qui định tại khoản 4 điều 12 Luật đất đai 2013 nên nó phải bị vô hiệu theo qui định tại điều 123 Bộ luật dân sự 2015 nếu A hoặc F khởi kiện yêu cầu Toà án tuyên vô hiệu hợp đồng cầm cố này đồng thời giải quyết hậu quả đối với hợp đồng vô hiệu.

    Theo qui định tại điều 131 Bộ luật dân sự 2015 thì khi hợp đồng cầm cố nêu trên bị vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, tức F phải trả lại 2 công ruộng cho A, còn ai nhận tiền của F phải trả lại tiền cho F. Bên nào có lỗi gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường nhưng trong trường hợp này tôi nghĩ lỗi 2 bên bằng nhau nên bù trừ không ai phải bồi thường cho ai.

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (03/11/2017)
  • #472677   28/10/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1122 lần


    @ toanvv : bạn tư vấn theo hướng thừa nhận QSDĐ được cầm cố là không có căn cứ vì Pháp luật không qui định người sử dụng đất được quyền cầm cố QSDĐ, nếu vi phạm là vi phạm điều cấm của Pháp luật. Ngoài ra bạn còn tư vấn  : "Trong trường hợp dùng tài sản là quyền sử dụng đất để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình theo quy định của pháp luật (thế chấp, bảo lãnh tài sản...)..." theo tôi thế chấp quyền sử dụng đất để đảm bảo cho nghĩa vụ dân sự (nghĩa vụ trả nợ vay chẳng hạn) là đúng, nhưng còn dùng quyền sử dụng đất để "bảo lãnh tài sản" là cái gì thì chắc chắn không ai biết vì không có luật nào qui định.

    Hiện tại chỉ có thuật ngữ bảo lãnh (bên thứ 3 cam kết thực hiện thay nghĩa vụ trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo lãnh) và bảo lãnh Ngân hàng (tương tự như bảo lãnh, chỉ khác chủ thể bảo lãnh -bên thứ 3- là Ngân hàng) chứ không có khái niệm "bảo lãnh tài sản".

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (03/11/2017)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.