Quyết định thu hồi đất của UBND huyện.

Chủ đề   RSS   
  • #373235 10/03/2015

    quyetnapa

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/07/2014
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 300
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 0 lần


    Quyết định thu hồi đất của UBND huyện.

    Xin luật sư giải đáp thắc mắc sau:

    Năm 1979 tôi có đến ở và sản xuất trên diện tích đất hoang của chị gái tôi ( Được biết diện tích đất này là của chị gái tôi, có xác nhận của chính quyền xã.

    Năm 1987 tôi có xây 1 căn nhà trên 1 phần diện tích đất đó và đã được chính quyền cấp phép xây dựng. Năm 1992 chồng của chị tôi là ông B đến và đề nghị viết giấy ủy quyền diện tích đất này có nội dung: 1. Cho tôi sử dụng toàn bộ diện tích đất đó; 2. khi nào ông B lấy lại thì tôi phải giao toàn bộ lại cho ông B trừ ngôi nhà mà tôi đã xây dựng năm 1987.

    từ đó đến nay tôi sử dụng ổn định và có đống thuế thường xuyên diện tích đất trên và có xây thêm 2 căn nhà cho 2 con. đến năm 2009 thì ông B đòi lại đất với căn cứ đưa ra là tờ giấy ủy quyền trước đây và tờ vẽ  vị trí lô đất do chế độ cụ vẽ năm 1972. Năm 2011 UBnd huyện đã ra quyết định phạt hành chính 2 ngôi nhà tôi đã xây cho con tôi với lý do được xây dựng trên đất của ông B mà không được ông B đồng ý.

    năm 2015 UBnd huyện đã ra quyết định  cưỡng chế phá rở 2 căn nhà của con tôi và yêu cầu tôi trả lại toàn bộ diện tích đất cho ông B.

    Xin hỏi việc ra quyết định này là đúng hay sai? việc xác định chủ của diện tích đất này như thế nào, ai mới là chủ đất thực sự? Xin cảm ơn.

     
    6169 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #373364   10/03/2015

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn,

    1/ Nếu đúng là đất của chị gái bạn thì mọi chuyện do chị gái bạn quyết định. Trường hợp này các hành vi của chính quyền và ông B đều không đủ căn cứ pháp lý.

    2/ Nếu đất đó không phải của chị bạn thì việc ký giấy ủy quyền là một bằng chứng rất bất lợi cho bạn. Trường hợp này nhiều khả năng bạn chỉ được giữ lại căn nhà như đề cập trong giấy ủy quyền.

    3/ Trường hợp đất là tài sản chung của chị bạn và ông B thì việc phân định đúng sai sẽ khá rắc rối vì tài sản chung được định đoạt khi cả 2 người đó cùng đồng ý và bạn phải thu thập được đầy đủ chứng cứ để chứng minh rằng đất này đã được cho bạn. Khi xác định được ai đúng thì mới có căn cứ để đánh giá các hành vi của chính quyền liên quan đến các tài sản bạn nêu.

    Bạn có thể tham khảo thẩm quyền giải quyết tranh chấp như quy định của Luật Đất đai như dưới đây:

    Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

    Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

    1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

    2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

    a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

    b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

    3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

    a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

    b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

    4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    quyetnapa (10/03/2015)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com