Quyết định giám đốc thẩm xé xử vụ án "Tranh chấp lối đi" giữa ông Lương Văn Trung và bà "Đoàn Thị Anh"

Chủ đề   RSS   
  • #265509 30/05/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Quyết định giám đốc thẩm xé xử vụ án "Tranh chấp lối đi" giữa ông Lương Văn Trung và bà "Đoàn Thị Anh"

    Số hiệu

    38/2010/DS-GĐT

    Tiêu đề

    Quyết định giám đốc thẩm xé xử vụ án "Tranh chấp lối đi" giữa ông Lương Văn Trung và bà "Đoàn Thị Anh"

    Ngày ban hành

    18/08/2010

    Cấp xét xử

    Giám đốc thẩm

    Lĩnh vực

    Dân sự

     

    Ngày 18 tháng 8 năm 2010, tại trụ sở Toà án nhân dân tối cao mở phiên toà giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự tranh chấp lối đi giữa các đương sự:

    * Nguyên đơn:

    1. Ông Lương Văn Trung sinh năm 1955;

    2. Bà Lương Thị Nhung sinh năm 1960;

    3 . Bà Mai Hoàng Phượng sinh năm 1960;

    4. Bà Mai Thị Hồng sinh năm 1963;

    5. Ông Nguyễn Thu Đông sinh năm 1958;

    6. Ông Nguyễn Văn Liêm sinh năm 1929;

    Cùng trú tại tổ 44, khu 4, phường Phú Thọ, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Ông Đông và ông Liêm uỷ quyền cho bà Phượng.

    * Bị đơn:

    1. Bà Đoàn Thị Anh sinh năm 1934; trú tại 9/14 tổ 44, khu 4, phường Phú Thọ thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Bà Anh uỷ quyền cho ông Nguyễn Thành Nhơn sinh năm 1963 , trú cùng địa chỉ với bà Anh.

    2. Ông Lý Thanh Quan sinh năm 1968; trú tại 34/44T tổ 44, khu 4, phường Phú Thọ, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Ông Quan ủy quyền cho bà Lý Thị Nhiều sinh năm 1956 ( là người có quyền lợi nghĩa vụ có liên quan)

    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

    1. Bà Lý Thị Nhiều sinh năm 1956; trú tại 34/44T khu 4, phường Phú Thọ, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

    2. Ông Lý Thanh Cung;

    3 . Bà Lý Thị Nữa;

    4. Ông Lý Thanh Long;

    5. Ông Lý Thanh Vân;

    6. Bà Lý Mộng Thu;

    7. Bà Lý Mộng Nguyệt;

    8. Ông Lý Thanh Quyền;

    9. Bà Lý Thị Bích Liễu;

    10. Bà Lý Mộng Linh;

    Ông cung, bà nữa, ông Long, ông Và, bị Thu, bà Nguyệt, ông Quyền, bà Liễu, bà Linh đều trú tại khu 4, phường Phú Thọ, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương và cùng uỷ quyền cho bà Nhiều.

    Do có kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với Quyết định giám đốc thẩm số112/2008/DS-GĐT ngày 29-5-2008 của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao.

    NHẬN THẤY:

    Theo đơn khởi kiện đề ngày 18-10-2002 và lời khai trong quá trình giải quyết vụ án của các nguyên đơn thì:

    Đường hẻm đi vào khu nhà ở của các nguyên đơn đã có và tồn tại từ khoảng năm 1945, đường rộng khoảng từ 2 đến 3m (một bên giáp đất gia đình ông Đảo, một bên là mương nước giáp đất gia đình bà Pheo), các nguyên đơn sử dụng đường hẻm nay đi ra đường Cách Mạng Tháng Tám. Năm l989, bà Pheo (chết năm 1998) là mẹ ông Quan lấp đường mương nước và xây nhà làm cho đường bị thu hẹp lại (có chỗ hẹp nhất chỉ còn 0,75 m), khi đó các nguyên đơn phản ứng thì bà Pheo hứa để cho các nguyên đơn đi qua đất của bà Đoàn Thị Anh ở phía sau (bà Pheo và bà Anh là hai chị em ruột).

    Từ lúc đó, nếu đi bộ thì các hộ nguyên đơn sử dụng đường cũ giữa đất bà Pheo (nay ông Quan sử dụng) và đất ông Đảo, nếu vận chuyển đồ thì đi bằng đường qua đất nhà bà Anh và bà Anh cũng không có ý kiến gì.

    Năm 2001, bà Anh xây tường bằng gạch bịt lối đi, các hộ nguyên đơn đi lại gặp nhiều khó khăn, nhưng do bà Pheo lấn chiếm đường nên chỉ còn rộng 0,75 m, lối đi phụ qua đất người khác cũng bị xây bịt lại. Nay các nguyên đơn yêu cầu ông Lý Thanh Quan (là con bà Pheo) trả lại diện tích đất đã lấn chiếm cho con đường rộng khoảng từ 1,5m đến 2m để đi lại cho thuận tiện hoặc phải thoả thuận với bà Anh để cho các hộ nguyên đơn được đi qua đất của bà Anh. Bị đơn là ông Lý Thanh Quan trình bày: Nguồn gốc đất gia đình ông đang sử  dụng là của ông ngoại ông để lại. Trước đây mẹ ông (bà Pheo) có chừa ra một lối đi nhỏ rộng khoảng 1m để bà con hàng xóm sử dụng, kế bên là đường mương thoát nước. Năm 1989, bà Pheo lấp đường mương nước lại và cất nhà ở thì không ai có ý kiến gì; vì ngoài đường đi này ra, các hộ nguyên đơn còn có đường phía sau đi vòng ra quán Hàng Dừa và có lúc chuyển đồ họ còn dỡ hàng rào kẽm gai của bà Anh để đi qua đất của bà Anh. Nay các nguyên đơn có nhẽ cần mở rộng lối đi thì phải bồi thường giá trị ngôi nhà của gia đình ông là 150.000.000 đồng để xây dựng lại nhà, nếu không thì yêu cầu mở lối đi khác.

    Bà Đoàn Thị Anh trình bày: Giữa đất của bà và đất của bà Phượng có một hàng rào nhưng đã mục, thỉnh thoảng bà con trong xóm khiêng vác đồ nặng có đi nhờ qua thì bà vẫn cho đi nhưng bà không có thoả thuận gì với bà Pheo. Năm 2001 bà xây hàng rào, mọi người không đi nhờ nữa. Bà không đồng ý cho mở lối đi qua đất nhà bà.

    Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (các con bà Pheo) trình bày: Thống nhất như ý kiến trình bày của ông Lý Thanh Quan.

    Tại bản án sơ thẩm số 33/DSST ngày 16-5-2003, Toà án nhân dân thị xã thủ Dầu Một quyết định:

    Chấp nhận yêu cần khi kiện của nguyên đơn.

    Buộc bà Đoàn Thị Anh phải dành ra diện tích đây ngang 1,5 m x dài 9,3 m = 13,95 m2 để nguyên đơn mở lối đi (có sơ đồ và tứ cận kèm theo). Ghi nhận sự tự nguyện cha ông Lý Thanh Cung (đại diện cho ông Quan) hỗ trợ cho nguyên đơn 4.000.000 đồng để bồi hoàn giá trị quyền sử dụng đất cho bà Anh. Nguyên đơn có trách nhiệm bồi hoàn thêm cho bà Anh giá trị quyền sử dung đây làm lôi đi là 2.975.000 đồng và giá trị phần tường rào là 180.000 đồng...

    Ngoài ra, Toà án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí, điều kiện thì hành án và tuyên bố về quyền kháng cáo cho các đương sự.

    Ngày 20-5-2003, bà Đoàn Thị Anh kháng cáo không đồng ý quyết định tại bản án sơ thẩm (vì cho rằng từ trước nguyên đơn không đi qua đất của bà). Tại bản án dân sự phúc thẩm số 12/DSPT ngày 10-9-2003, Toà án nhân dân tỉnh Bình Dương quyết định:

    Chấp nhận kháng cáo của bà Anh.

    Huỷ bản án sơ thẩm số 33/DSST ngày 16-5-2003 của Toà án nhôn dân thị xã Thủ Dầu Một; giao hồ sơ vụ án về Toà án cấp sơ thẩm để giải quyết tại. Tại bản án sơ thẩm số 102/DSST ngày 09-12-2004, Toà án nhân dân thị xã Thủ Dầu Một quyết định:

    Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn

    Buộc bà Đoàn Thị Anh phải mở lối đi cho nguyên đơn có diện tích 7,44 m2, ngang 0,9 m và 0,7 m x dài 9,3 m (có sơ đồ kèm theo). Nguyên để có nghĩa vụ liên đới bồi hoàn cho bà Anh sô tiền 11.454.000 đồng...

    - Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí, điều kiện thi hành án và tuyên bố về quyền kháng cáo cho các đương sự.

    - Ngày 20-12-2004, bà Đoàn Thị Anh kháng cáo bản án sơ thẩm (vì cho rằng từ trước nguyên đơn không đi qua đất của bà).

    - Ngày 21-2-2004, các nguyên đơn kháng cáo bản án sơ thẩm (yêu cầu các con bà Pheo phải trả lại lối đi như trước).

    Tại bản án dân sự phúc thẩm số 146/2005/DSPT ngày 15-7-2005, Toà án nhân dân tỉnh Bình Dương đã quyết định:

    Chấp nhận yêu cao kháng cáo của nguyên đơn. Sửa bản án sơ thẩm.

    Chấp nhận yêu cần khởi kiện của nguyên đơn. Buộc các thừa kế của bà Đoàn Thị Pheo gồm: Lý Thanh Quan, Lý Thị Nhiều, Lý Thanh Cung, Lý Thị Nữa, Lý Thanh Long, Lý Thanh Vân, Lý Mộng Thu, Lý Mộng Nguyệt, Lý Thanh Quyền, Lý Thị Bích Liễu, Lý Thị Mộng Trinh phải có trách nhiệm tháo dỡ, di dời bức tường nhà và 01 phần căn nhà cấp 4 (xây bằng gạch không tô, mái ngói), diện tích tháo dỡ là 8,24 mở hàng rào kẽm gai, bồn nước để trả lại lối đi chung đảm bảo chỗ rộng nhất (giáp đường CMT8) và 2,1m, chỗ hẹp nhất (góc tường nhà bà Pheo và góc tường nhà ông Đáo) là 2 m (có sơ đồ kèm theo) .

    Ghi nhận sự tư nguyện của ông Trung, bà Phượng bồi thường mỗi người 2.000.000 đồng; bà Nhung bồi thường 1.000.000 đồng; ông Liêm, ông Đông, bà Hồng mỗi người bồi thường 200.000 đồng. Tổng cộng 5.600.000 đồng cho các thừa kế của bà Phèo (do bà Nhiều đại diện).

    Ngoài ra, Toà án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí và chi phí định giá đối với các đương sự.

    Sau khi xét xử phúc thẩm, bà Lý Thị Nhiều (đại diện cho ông Quan) có nhiều đơn khiếu nại giám đốc thẩm đối với bản án phúc thẩm nêu trên.

    Tại quyết định số24/QĐ-KNGĐT V5 ngày 12-3-2008, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị bản án phúc thẩm số 146/2005/DSPT ngày 15-7-2005 của Toà án nhân dân tỉnh Bình Dương; đề nghị Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm huỷ bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và bản án dân sự sơ thẩm số 102/DSST ngày 09-12-2004 của Toà án nhân dân thị xã Thủ Dầu Một; giao hồ sơ về cho Toà án nhân dân thị xã Thủ Dầu Một xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

    Tại Quyết định giám đốc thẩm số112/2008/DS-GĐT ngày 2-5-2008, Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao đã không chấp nhận kháng nghị nêu trên của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và giữ nguyên hiệu lực của bản án phúc thẩm số 146/2005/DSPT ngày 15-7-2005 của Toà án nhân dân tỉnh Bình Dương; với nhận định:

    Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ về án thì động như kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã nêu, độ dài của cạnh ngang mặt hậu tại thửa đất số 115 đứng tên bà Đoàn Thị Pheo và 18,5 m thì đương nhiên cao gồm cả diện tích lối đi mà các nguyên đơn đang tranh chấp. Tại giấy chứng quyền sử đất ở cấp cho bà Pheo năm 1998 cũng như cấp giấy chứng nhận cho ông Thần Văn Đáo là hộ liền kề với đất của bà Pheo về phía Tây thì không thể hiện giữa đất của ông Đảo với đất của bà Pheo có lôí đi chumg cho các gia đình phía trong (các nguyên đơn). Trong quá trình giải quyết vụ án thì các con bà Pheo (bà theo chết năm 1998) cho rằng lối đi đang tranh chấp là đất của bà Pheo cho gia đình các nguyên đơn đi nhờ từ trước năm 1960 rộng từ 1,5 m đến 2m dài khoảng 10 m đi ra đến quốc lộ 13, nay là đường Cách Mạng Tháng Tám. Khi khởi kiện thì các nguyên đơn tại cho rằng lối đi đó có từ đời cha mẹ họ, trong quá trình giải quyết về án thì các nguyên đơn cũng vừa nhận nguồn gốc lối đi của thân tộc bà Pheo.

    Xét thấy dù nguồn gốc đất làm lối đi là đất của bà Pheo hay của ai thì thực tế lối đi này đã có từ mấy chục năm về trước như các đương sự thừa nhận. Trước năm 1990 không có tài liệu nào chứng minh diện tích đất ở của bà Pheo là bao nhiêu m2, những tìm năm 1990 và đến ngày 13-2-1998 bà Pheo được cấp giấy chứng nhận ghi tổng diện tích đất ở là 258 m2 là do bà Pheo tự kê khai mà không có ý kiến của các gia đình nguyên đơn đang sử dụng lối đi này. Khi có tranh chấp giã các đương sự, Toà án có yêu cầu Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn - địa chính thị xã Thủ Dầu Một đo vẽ thì tổng diện tích đất ở của bà Pheo đưa ra so với giấy chứng nhận 49,5 m2. Như vậy số đất dư 49,5 m2 này của bà Pheo không rõ nằm ở vị trí nào, nhưng rõ ràng diện tích đất đó không thuộc quyền sử dụng họp pháp của bà Pheo. Toà án cấp phúc thẩm xác định phần diện tích đất mà bà Pheo đã làm nhà lấn sang lối đi chung của các nguyên đơn có điện tích 8,24 m2 là có cơ sở. vì thực tế lối đi của các nguyên đơn đã có từ mấy chục năm về trước, nay diện tích thực của bà Pheo lại lớn hơn so với giấy chứng nhận đứng tên bà Pheo. Nên việc Toà án cấp phúc thẩm buộc các thừa kế của bà theo dỡ bỏ phần tường nhà cấp 4 để trả 8,24 m2 cho các nguyên đơn làm lôi đó như trước là có cơ sở.

    Kháng nghị còn nêu “ Sau khi xét xử phúc thẩm, theo trình bày của đương sự là xác minh tại địa phương thì ngoài lối đi tranh chấp trên thì 6 gia đình nguyên đơn đang còn lại đi khác ra đoạn đường từ đường Lê Hồng Phong trên đường Cách Mạng Tháng Tám cũng cần được xác minh làm rõ ".

    Xét thấy, sau khi xét xử phúc thẩm thì Văn phòng luật sư Việt Dũng thuộc Đoàn luật sư Hà Nội có công văn đề nghị Uỷ ban nhân dân phường Phú Thọ, thị xã Thủ Dầu Một cung cấp tài liệu có liên quan đến việc tranh chấp lối đi của nguyên đơn trong vụ án này. Tại công văn Số95/CV-UB ngày 06-12- 2007 của Uỷ ban nhân dân phường Phú Thọ, thị xã Thủ Dầu Một trả lời Văn phòng luật sư Việt Dũng và gửi kèm biên bản xác minh ngày 04-12-2007 của Uỷ ban nhân dân phường Phú Thọ. Theo biên bản này có sơ đồ kèm theo thì trước đây gia đình ông Cao Văn Sự có cho các gia đình nguyên đơn đi qua sân nhà ông, chứ không phải và lối đi chung; nay ông không cho đi nhờ nữa và phần đất đó gia đình ông Sự đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều này phì hợp với biên bản xác minh trước đó của Toà án ngày 28-8/2002 (BL72) vì ông Cao Đức Sự đã khẳng định các nguyên đơn có một thời gian đi nhờ qua sân gia đình ông để ra đường Cách Mạng Tháng Tám. Hơn nữa, nội dung của biên bản xác minh ngày 06-12-2007 của Uỷ ban nhân dân phường Phú Thọ là bản sao có nội dung xác định không có lôí đi chung dành cho các nguyên đơn đi qua nhà ông Sự, nhưng lại có nội dung ghi chú bằng mực đỏ vào biên bản này có nội dung “các nguyên đơn khi kiện đòi lối đi đôi với bị đơn và không có căn cứ...” Như vậy tài liệu này không có giá trí pháp lý, vì nội dung đó không phải của Uỷ ban nhân dân phường Phú Thọ xác nhận mà do cá nhân nào đó tự viết sau khi Uỷ ban nhân dân phường Phú Thọ đã gửi văn bản cho văn phòng luật sư.

    Từ nhận định trên, thấy việc huỷ bản án phúc thẩm và sơ thẩm để xét xử sơ thẩm ai với mục đích làm rõ diện tích đất thừa như thế nào và xác minh có lối đi khác nữa không như kháng nghị đặt ra là không cần thiết. Vụ án này kéo dài từ năm 2002 đã qua nhiều lần xét xử sơ thẩm, phúc thẩm; các nguyên đơn còn cho rằng trong quá trình giải quyết vụ án thì mẹ đẻ ông Trung (nguyên đơn) chết nhưng vì không có lối đi chỉ có 0,75m nên không khiêng được quan tài ra, gia đình ông Trung đành phải đào mồ mai táng mẹ tại sân trước cửa nhà.

    Mặt khác, biên bản thi hành án ngày 08-11-2007 tại Uỷ ban nhân dân phường Phú Thọ thì gia đình bà Nhiều cam kết với cơ quan thi hành án thị xã Thủ Dầu Một sẽ tự nguyện tháo dỡ tường nhà để trả lại lôí đi như quyết định đã tuyên trong bản án phúc thẩm.

    Sau khi có quyết định giám đốc thẩm của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao, bà Lý Thị Nhiều (đại diện cho ông Quan và những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan) khiếu nại đối với quyết định giám đốc thẩm nêu trên.

    Tại quyết định số117/QĐ-KNGĐT-V5 ngày 04-8-2009, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã kháng nghị quyết định giám đốc thẩm số112/2008/DS-GĐT ngày 29-5-2008 đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm huỷ 146/2005/DSPT ngay 15-7-2005 của Toà án nhân dân tỉnh Bình Dương, bản án dân sự sơ thẩm số l02/2004/DSST ngày 09-12-2004 của Toà án nhân dân thị xã Thủ Dầu Một; giao hồ sơ về cho Toà án nhân dân thị xã Thủ Dầu Một xác minh, xét xử lại sơ thẩm theo đúng quy quy định của pháp luật; với nhận định:

    Về tố tụng: Ban đầu các nguyên đơn yêu cầu cụ Anh mở lối đi, Toà án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của các nguyên đơn cụ thể; buộc cụ Anh mở lôí đi chiều ngang 1,5m x dài 9,13m=13,95m2 ( trừ phần rãnh nước) cho các nguyên đơn đi. Nhưng tại bản án dân sự phúc thẩm lại buộc bà Lý Thị Nhiều ( đại diện cho các bị đơn và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan) tháo dỡ công trình để mở lối đi cho 6 nguyên đơn là vi phạm nghiêm trọng Điều 243 Bộ luật tô tụng dân sự vì đã tước quyền kháng cáo của và Nhiều và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

    Về nội dung: Đất đang tranh chấp: Phía nguyên đơn không thông nhất yêu cầu nhà bà Nhiều, ngoài ra các nguyên đơn không đưa tà liệu nào để chứng minh cho quyền của mình.

    Về diện tích đất mà bản án dấn sự phúc thẩm đã được Quyết định giám đốc thẩm của Toà dân sự Toà án nhân dân tôi cao giữ nguyên có nội dung buộc gia đình bà Nhiều tháo dỡ công trình lối đi cho 6 gia đình nguyên đơn từ đường Cách Mạng Tháng Tám vào thì thấy: Diện tích đất đã có tranh chấp gồm 8,24m2 là một phần nằm trong tổng diện tích đất 1.907m2 của gia đình cụ Pheo thuộc thửa số 114,115 tọa lạc tại tổ 44 khu 4, phường Phú Thọ, thị xã Thủ Dầu Một đã được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp năm 1990 và năm 1998 (Tại sơ đồ đo đất tranh chấp do Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn - địa chính thị xã Thủ Dầu Một lập ngày 31-02-2003 có cạnh ngang ngang mặt hậu 17,9 m và 0,75m lối đi. Tại sơ đồ đo đất tranh chấp do Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn - địa chính thị xã Thủ Dầu Một lập ngày 29-10-2004 cạnh ngang ngang mặt hậu 17,9 m và 0,75 m mà nguyên đơn cho rằng đó là chiều rộng lối đi). Như vậy thực tế cạnh ngang mặt hâụ so với số đo ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ trước đến nay của gia đình cụ Pheo không có gì thay đổi. Mặt khác, theo bản đồ địa chính chính quy lập theo Chỉ thị 299/TTg ngày 10-11-1980 của Thủ tướng Chính phủ do Uỷ ban nhân dân thị xã Thủ Dầu Một cung cấp gần đây thì thửa đất số 114, 115 của cụ Đoàn Thị Pheo; toạ lạc tại tổ 44 khu phố 4, phường Phú Thọ, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương liền kề với thửa đất số 116 của gia đình ông Trần Văn Đáo không có lối đi. Quá trình sử dụng cụ Pheo tiến hành kê khai ngày 16-01-1990 Uỷ ban nhân dân thị xã Thủ Dầu Một có quyết định số228/QĐ-UB về việc giao đất cho cụ Đoàn Thị Pheo và ngày 13-02-1998 Uỷ ban nhân dân thị xã Thủ Dầu Một cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì độ dài các cạnh của thửa đất không thay đổi, cụ thể: độ dài đối mặt tiền đường Cách Mạng Tháng Tám 13,3 m, mặt hậu 18,5 m. Trong quá trình quản lý và sử dụng đại gia đình cụ Pheo, bà Nhiều đã xây dựng nhà và vật kiến trúc từ trước đến nay không bị ai tranh chấp, khiêú nại. Bên cạnh đó gia đình ông Đáo cùng sử dụng kê khai và được Uỷ ban nhân dân thị xã Thủ Dầu Một cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 1057 ngày 11-9-1998 có hoạ đồ kèm theo thể hiện phía Tây Bắc giáp đại nhà cụ Pheo.

    Như vậy, có cơ sở xác định không có lối đi chung của 6 gia đình nguyên đơn đi qua phần đất nhà cụ Pheo, bà Nhiều nhưng bản án phúc thẩm và giám đốc thẩm xử buộc gia đình cụ Pheo bà Nhiều phải tháo dỡ nhà và vật kiên trúc mở lối đi cho 6 hộ gia đình nguyên đơn là không có căn cứ gây thiệt hại đến quyền lợi của gia đình cụ Pheo, bà Nhiều.

    Mặt khác, Toà án các cấp không tiến hành xác minh làm rõ lời khai của bị đơn cho rằng lối đi của 6 gia đình nguyên đơn có đường đi khác ra đường Cách Mạng Tháng Tám và đường Lê Hồng Phong để xác định xem còn lối đi nào khác ngoài lối đi đang có tranh chấp. Trong trường hợp cần mở đường cho 6 hộ trên qua đây gia đình cụ Pheo bà Nhiều thì phải được sự thoả thuận của các bên và phải bồi thường cho gia đình cụ Pheo, bà Nhiều tài sản và đất theo giá thị trường.

    Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao.

    XÉT THẤY:

    Về tố tụng: Ngay từ đầu nguyên đơn khởi kiện đã yêu cầu bà Đoàn Thị Anh phải mở lối đi qua đất của bà Anh hoặc ông Lý Thanh Quan phải tháo dỡ nhà và các công trình để mở rộng, trả lại lối đi như cũ. Trong quá trình giải quyết Toà án cấp sơ thẩm đã xem xét cả hai yêu cầu của nguyên đơn và áp dụng quy định quyền về lối đi qua bất động sản liền kề để buộc bà Anh phải mở lối đi cho nguyên đơn, sau đó bà Anh kháng cáo và Tòa án cấp Phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, buộc các thừa kế bà Pheo ( trong đó có ông Lý Thanh Quan) phải tháo dỡ nhà để mở rộng, trả lại lối đi như cũ là có thể chấp nhận được.

    Về nội dụng: Căn cứ lời khai của đương sự, nhân chứng và sơ đồ hiện trạng sử dụng đất của các bên thì có cơ sở để xác định diện tích đất lối đi đang tranh chấp có nguồn gốc của gia đình bà Pheo ( bà Pheo, bà Anh và vợ Trần Văn Đáo là chị em ruột cùng ở trên đất của cha mẹ để lại, gia đình bà Phượng cũng ở trên đất của cha mẹ bà Pheo), nhưng từ trước năm 1960 gia đình bà Pheo đã cho gia đình các nguyên đơn sử dụng làm lối đi rộng khoảng 2m ra đường Cách Mạng Tháng Tám( nguyên đơn và các con bà Pheo đều thừa nhận). Khoảng năm 1989, gia đình bà Pheo xây thêm căn nhà cấp 4 nên lối đi này có đoạn bị hẹp lại như hiện nay.

    Trước đây gia đình ông Trung, bà Nhung, ông Đông, bà Hồng còn sử dụng lối đi theo lối bờ mương ( rãnh thoát nước) ra quán Hàng Dừa nhưng lối đi này hẹp, xa và không thuận tiện nên ít sử dụng; ngoài ra, nguyên đơn còn đi nhờ qua đất gia đình ông Cao Văn Sự và đất bà Đoàn Thị Anh. Hiện nay, lối đi theo bờ mương theo quán Hàng Dừa đã không còn sử dụng được do có đoạn đã có cây lâu năm mọc kín do không sủ dụng từ lâu nên nhiều gia đình đã lấn chiếm, còn lối đi qua đất nhà bà Anh đã bị bịt lại năm 2001, lối đi qua giữa đất ông Sự, nay ông Sự không cho đi qua nữa, nên nguyên đơn không còn lối đi nào khác ngoài lối đi đang tranh chấp.

    Thực tế lối đi đang tranh chấp hiện nay vẫn tồn tại, nhưng có đoạn ( giáp tường nhà bà Pheo và nhà ông Đáo) bị hẹp chỉ còn 0,75m, các gia đình nguyên đơn vẫn sử dụng để đi đường Cách Mạng Tháng Tám. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho bà Pheo năm 1990 ( cấp lại năm 1998) thể hiện giữa đất bà Pheo và đất gia đình ông Đáo không có lối đi là không chính xác so với thực tế. Qua xác minh thì Ủy ban nhân dân thị xã Thủ Dầu Một thừa nhận việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1990 chủ yếu trên cơ sở tự kê khai, năm 1998 cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là trên cơ sở giấy cũ, nên không chính xác so với thực tế sử dụng.

    Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng quy định quyền về lối đi qua bất động sản liền kề để buộc bà Đoàn Thị Anh phải mở lối đi cho các hộ nguyên đơn là không có căn cứ và không phù hợp với thực tế.

    Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc các thừa kế của bà Pheo phải tháo dỡ một phần nhà diện tích 8,24m2 ( bà Pheo xây năm 1998) để mở lối đi chung rộng từ 2 đến 2,1m ( thực chất là khôi phục lại lối đi cũ) là có căn cứ. Tuy nhiên, xét về nguồn gốc thì đất là của gia định bà Pheo cho các gia đình nguyên đơn sử dụng làm lối đi ra đường công cộng cho thuận tiện ( các con bà Pheo cho rằng chỉ cho đi nhờ). Khi bà Pheo xây nhà ( từ trước năm 1990) làm lối đi hẹp lại như hiện nay thì gia đình nguyên đơn không có ý kiến phản đối, chỉ đến khi nguyên đơn không còn lối đi nào khác thì mới khởi kiện yêu cầu mở rộng lối đi. Do đó, việc buộc các thừa kế của bà Pheo phải tháo dỡ nhà để mở rộng lối đi chung, nhưng chỉ ghi nhận sự tự nguyện bồi thường một phần thiệt hại là chưa đảm bảo quyền lợi cho gia đình bà Pheo (mà cần xem xét lại toàn bộ thiệt hại của gia đình bà Pheo cho việc mở rộng lối đi như: giá trị quyền sử dụng đất đối với phần đất để mở rộng lối đi, thiệt hại do phải tháo dỡ nhà mới thoả đáng). Quyết định giám đốc thẩm của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao số 146/ 1005/DSPT ngày 15-72005 của Toà án nhân dân tỉnh Bình Dương là chưa đảm bảo quyền lợi gia đình bà Pheo.

    Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 297 và khoản 2 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự;

    QUYẾT ĐỊNH:

    Hủy Quyết định giám đốc thẩm số112/2008/DS-GĐT ngày 29-5-2008 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, bản án dân sự phúc thẩm số 146/2005/DSPT ngày 15-7-2005 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương, bản án dân sự sơ thẩm số 102/DSST ngày 09-12-2004 của Tòa án nhân dân thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương về vụ án tranh chấp lối đi giữa nguyên đơn: ông Lương Văn Trung, bà Lương Thị Nhung, bà Mai Hoàng Phượng, bà Mai Thị Hồng, ông Nguyễn Thu Đông, ông Nguyễn Văn Liêm với bị đơn là bà Đoàn Thị Anh và ông Lý Thanh Quan; cùng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

     

     
    6340 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận