Quyết định giám đốc thẩm số 29/2009/DS-GĐT ngày 09-9-2009 về vụ án “ đòi bồi thường thiệt hai do hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến ...

Chủ đề   RSS   
  • #263969 24/05/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Quyết định giám đốc thẩm số 29/2009/DS-GĐT ngày 09-9-2009 về vụ án “ đòi bồi thường thiệt hai do hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến ...

    Số hiệu

    29/2009/DS-GĐT

    Tiêu đề

    Quyết định giám đốc thẩm số29/2009/DS-GĐT ngày 09-9-2009 về vụ án “ đòi bồi thường thiệt hai do hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp”

    Ngày ban hành

    09/09/2009

    Cấp xét xử

    Giám đốc thẩm

    Lĩnh vực

    Dân sự

     

    Quyết định giám đốc thẩm số29/2009/DS-GĐT ngày 09-9-2009 về vụ án “Đòi bồi thường thiệt hai do hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp”

    HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

                Ngày 09 tháng 9 năm 2009, tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao đã mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự về “ Đòi bồi thường thiệt hại do hành vị cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp” giữa các đương sự:

                Nguyên đơn: Công ty GEDEON RICHTER Ltd (GR) ( sau đây gọi tắt là Công ty Gedoen); địa chỉ trụ sở chính: Gyomroi út 19-21, H-1103 Budapset, Hungary; địa chỉ Văn phòng đại diện tại Việt Nam; nhà số 21 2A Nguyễn Văn Hưởng, phường Thạo Điền, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh; do ông Lê Thanh Hiệp làm đại diện theo ủy quyền thamg gia tố tụng và Công ty Luật hợp danh INVENCO đại diện theo ủy quyền thực hiện quyền khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm.

                Bị đơn:

                1. Công ty trách nhiệm hữu hàn Dược phẩm Trung Nam ( sau đây gọi tắt là Công ty Trung Nam); địa chỉ: nhà số 402 Xô Viết - Nghệ Tĩnh, phường 25, quận Bình Thạnh, tp Hồ Chí Minh; do ông Trương Đình Trì làm đại diện theo ủy quyền.

                2. Công ty cổ phần Dược và Vật tư Y tế tỉnh Bình Dương ( sau đây gọi tắt là Công ty Dược Bình Dương) ; địa chỉ: Nhà số 288 đại lộ Bình Dương, khu 2, phường Phú Hòa, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương; do ông Lâm Văn Dũng, Phó giám đốc đại diện theo ủy quyền.

                                       

    NHẬN THẤY:

                Tại đơn khởi kiện đề tháng 9/2004, được sửa đổi ngày 14-4-2005 và các lời trình bày trong quá trình tham gia tố tụng, đại diện Công ty Gedoen trình bày: Nhãn hiệu thuốc tránh thai khẩn cấp POSTINOR của Công ty Gedoen đã được đăng ký quốc tế từ năm 1978 theo Thỏa ước Madrid và sản phẩm đã được giới thiệu tại thị trường Việt Nam từ năm 1992; đến năm 1995 thì được Cục quản lý Dược Bộ Y tế cấp Giấy phép đăng ký số VN 0690-95. Đầu năm 2003, Công ty Gedoen đã thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam và chính thức đăng ký nhãn hiệu thuốc POSTINOR, được Cục sở hữu công nghiệp Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam xác nhận tên thuốc POSTINOR đã đăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid và được gia hạn lại từ năm 1998. Từ đó, doanh thu của Công ty Gedoen trên thị trường Việt Nam về loại sản phẩm này năm sau luôn cao hơn năm trước. Tháng 4/2004, Công ty Gedoen  phát hiện Công ty Trung Nam liên kết với Công ty Dược Bình Dương sản xuất, lưu hành sản phẩm thuốc tránh thai nhãn hiệu POSINIGHT có kiểu dáng mẫu mã bao bì và cách đóng gói vỉ thuốc tương tự như nhãn hiệu thuốc tránh thai POSTINOR. Việc Công ty Trung Nam và Công ty Dược Bình Dương sử dụng mẫu mã, kiểu dáng beo bì và vỉ thuốc cho POSINIGHT giống như mẫu mã, kiểu dáng bao và vỉ thuốc mà Công ty Gedoen đã sử dụng cho POSTINOR là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, gây thiệt hại cho Công ty Gedoen . Vì vậy, Công ty Gedoen yêu cầu Tòa án buộc Công ty Trung Nam và Công ty Dược Bình Dương phải liên đới bồi thường thiệt hại cho Công ty Gedoen khoản thu nhập bị giảm sút trong khoảng thời gian từ tháng 4/2004 đến tháng 2/2005 ( khoảng thời gian thuốc POSINIGHT với mẫu mã bao bì, cách đóng gói tương tự thuốc POSTINOR lưu hành trên thị trường Việt Nam) là 85.348,60 đô-le Mỹ và khoản chi phí thuê luật sư là 9.496,59 đô-la Mỹ; đồng thời phải thu hổi, tiêu hủy tất cả các vỏ hộp thuốc POSINIGHT với mẫu mã bao bì, cách đóng gói tương tự thuốc POSTINOR và phải công khai xin lỗi Công ty Gedoen trên 3 số báo liên tiếp của Báo Thanh Niên, Báo Tuổi Trẻ và bồi thường tổn thất về tinh thần theo quy định của pháp luật.

                Đại diện Công ty Trung Nam không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty Gedoen , với lý do: Ngày 18-12-2002, Cục Sở hữu Công nghiệp có phiếu báo kết quả tra cứu nhãn hiệu hàng hóa, kết luận nhãn hiệu thuốc tránh thai POSINIGHT của Công ty Trung Nam không trùng lặp hoặc tương tự với một nhãn hiệu nào đó được bảo hộ tại Việt Nam và không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Đến ngày 10-5-2004, nhãn hiệu thuốc tránh thai POSINIGHT đã được Cục Sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 54074 theo  Quyết định số A2028/QĐ-ĐK, có hiệu lực thời hạn 10 năm. Công ty Trung Nam đã liên kết với Công ty Dược Bình Dương để làm hồ sơ xin phép sản xuất thuốc POSINIGHT, trên nguyên tắc Công ty Trung Nam cung cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đã được bảo hộ cho Công ty Dược Bình Dương, đảm bảo cho Công ty Dược Bình Dương đủ điều kiện pháp lý để sản xuất thuôc POSINIGHT, sau đó Công ty Dược Bình Dương giao sản phẩm cho Công ty Trung Nam tiêu thụ; còn mẫu mã, kiểu dáng bao bì, vỉ thuốc hoàn toàn do Công ty Dược Bình Dương thiết kế. Công ty Trung Nam chỉ biết nhận thuốc và tiêu thụ thuốc POSINIGHT trên thị trường bắt đầu từ khoảng 3/2004.

                Đại diện Công ty Dược Bình Dương nhất trí với lời trình bày của Công ty Trung Nam , không chấp nhận bồi thường cho Công ty Gedoen ; đồng thời bổ sung thêm: Thuốc POSINIGHT đã được Cục quản lý Dược Bộ Y tế cấp đăng ký số V-405-H12-05 ngày 29-12-2003, đồng ý cho Công ty Dược Bình Dương sản xuất lưu và lưu hành trên thị trường Việt Nam. Công ty Dược Bình Dương đã thuê người thiết kế mẫu mã hộp thuốc, vỉ thuốc và thuê Nhà máy in Bình Dương in vỏ hộp thuốc; nếu có sự giống nhau về hình thức, kiểu dáng với hộp thuốc, vỉ thuốc POSTINOR thì chỉ là sự ngẫu nhiên. Sau khi Công ty Gedoen có ý kiến phản đối về bao bì của thuốc POSINIGHT thì Công ty Dược Bình Dương đã chủ động thay đổi mẫu mã bao bì mới cho sản phẩm. Mẫu mã bao bì mới  đã được Cục Sở Hữu trí tuệ cấp phiếu tra cứu đạt tiêu yêu cầu số 36229 ngày 29-12-2004, được Cục quản lý Dược Bộ Y tế đồng ý tại Công văn só964/QLD-ĐK ngày 02-02-2005.

                Tại Quyết định số419/TCGĐ-DSST ngày 02-3-2005, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã trưng cầu giám định nội dung:

                “ Trưng cầu Cục Sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học Công nghệ giám định về mức độ giống nhau về nhãn hiệu hàng hóa và khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng của hộp thuốc POSINIGHT do Công ty Dược Bình Dương sản xuất đã đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 54074 ngày 10-5-2004 do so với nhãn hiệu hàng hóa của hộp thuốc và chỉ thuốc POSTINOR do Công ty Gedoen đã được cấp giấy đăng ký nhãn hiệu hàng hóa quốc tế số R441291 vào ngày 11-9-1978 theo Hiệp định Madrid được gia hạn ngày 19-10-1998”.

                Tại Công văn số 1464/TTKN ngày 08-1.565.063.800 đồng-2005, Cục Sở Hữu Trí tuệ Bộ Khoa học Công nghệ có ý kiến:

                “ 1. Nhãn hiệu ( chữ) POSINIGHT thể hiện trên hộp thuốc, vì thuốc không tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu ( chữ ) POSTINOR - ĐKQT số R441291 ( ngày ưu tiên 19-10-1998) cấp cho Công ty Gedoen (Hungari), nhãn hiệu này đã được bảo hộ theo giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (GCN ĐKNHHH) số 54074 ( cấp ngày 25-3-2003) do Công ty Trung Nam ( số 402 Xô Viết, Nghệ Tĩnh, phường 25,quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh) làm chủ.

                2. Cách trình bày mẫu hộp thuốc, vỉ thuốc mang nhãn nhãn POSINIGHT của Công ty Dược Bình Dương là hành vi canhjtranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp đã được Cục Sở hữu Trí tuệ kết luận tại Công văn số 354/TTKN ngày 14-3-2005”.

                Tại bản án dân sự sơ thẩm số 275/2006/DSST ngày 29-3-2006, Tòa án nhân dân tối cao thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định.

                Chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn về việc đòi bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh của Công ty Trung Nam và Công ty Dược Bình Dương.

                Buộc Công ty Trung Nam và Công ty Dược Bình Dương cùng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường cho Công ty Gedoen số tiền đồng Việt Nam tương đướng 46.969,68 đô-la Mỹ tại thời điểm thi hành án cùng với việc bồi hoàn chi phí cho việc thu thập thông tin cho nguyên đơn là 400.000 đ. Thi hành ngay khi án có hiệu lực pháp luật.

                Buộc Công ty Trung Nam và Công ty Dược Bình Dương phải chấm dứt hành vi sử dụng trái phép đối với nhãn hiệu hàng hóa mà nguyên đơn đã đăng ký bảo hộ số 66967 theo Quyết định số A10520/QĐ-ĐK ngày 30-9-2005 do Cục Sở hữu trí tuệ cấp cho nguyên đơn.

                Buộc Công ty Trung Nam và Công ty Dược Bình Dương phải có trách nhiệm thu hồi và tiêu hủy toàn bộ vỏ bao bì đã sử dụng có hình ảnh hoa hồng màu hồng và số 2 màu hồng mà nguyên đơn đã được bảo hộ nêu trên, đồng thời thông báo về việc thu hồi này trên các phương tiện thông tin đại chúng.

                Bác các yêu cầu khác của nguyên đơn:

                Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí, nghĩa vụ do chậm thi hành án và quyền kháng cáo cho các đương sự.

                Ngày 31-3-2006, Công ty Trung Nam và Công ty Dược Bình Dương đều có đơn kháng cáo không nhất trí với bản án sơ thẩm, đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại.

                Tại bản án dân sự phúc thẩm số 316/2006/DSPT ngày 04-1.565.063.800 đồng-2006, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định sửa bản án sơ thẩm như sau:

                Không chấp nhận yêu cầu của Công ty Gedoen đòi Công ty Trung Nam và Công ty Dược Bình Dương phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do cạnh tranh không lành mạnh số tiền 85.348,60 đô-la Mỹ, chi phí luật sư 9.496,59 đô-la Mỹ và 400.000đ chi phí khác.

                Công ty Gedoen phải chịu án phí dân sự sơ thẩm do không được chấp nhận yêu cầu là 28.514.677đ. Đã nộp tạm ứng án phí 14.000.000đ được khấu trừ vào án phí, phải nộp tiếp 14.514.677đ.

                Công ty Trung Nam , Công ty Dược Bình Dương không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. Hoàn lại mỗi công ty 50.000đ tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.

                Sau khi xét xử phúc thẩm, đại diện Công ty Gedoen khiếu nại cho rằng Tòa án cấp phúc thẩm bác yêu cầu của Công ty Gedoen kiện đòi Công ty Trung Nam và Công ty Dược Bình Dương phải bồi thường thiệt hại do cạnh tranh không lành mạnh là không đúng với quy định tại Bộ luật dân sự năm 1995 và Nghị định số54/2000/NĐ-CP ngày 03-10-2000 của Chính phủ, gây thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn.

                Tại Quyết định kháng nghị số100/KN-DS ngày 31-3-2009, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã quyết định.

                Kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm số316/2006/DS-PT ngày 04-1.565.063.800 đồng-2006 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh về vụ án “ Đòi bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh” giữa nguyên đơn là Công ty Gedoen với các đơn vị là Công ty Trung Nam và Công ty Dược Bình Dương ; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 275/2006/DSST ngày 29-3-2006 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật; với nhận định:

                Tại Đơn khởi kiện đề tháng 9/2004,Công ty Gedoen cho rằng hình thức bên ngoài của sản phẩm POSINIGHT của Công ty Trung Nam và Công ty Dược Bình Dương có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về xuất xứ, chất lượng, uy tín của sản phẩm POSTINOR ; cách trình bày tổng thể về bao bì và nhãn mác của sản phẩm POSINIGHT tương tự với cách trình bày tổng thể về bao bì và nhãn mác của thuốc POSTINOR , chứng tỏ các bị đơn cố ý làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn giữa hai loại sản phẩm để tiêu thụ sản phẩm thuốc POSINIGHT , làm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm thuốc POSTINOR , vi phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu hàng hóa và là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, gây thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn. Tuy nhiên, tại Đơn sửa đổi yêu cầu khởi kiện đề ngày 14-4-2005, Công ty Gedoen đã rút lại yêu cầu khởi kiện về tranh chấp nhãn hiệu hàng hóa, chỉ yêu cầu Tòa án buộc các bị đơn phải bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

                Theo quy định tại Điều 781 Bộ luật dân sự năm 1995 thì quyền sở hữu công nghiệp được Nhà nước bảo hộ gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa và các đối tượng khác do pháp luật quy định. Tại Nghị  định số54/2000/NĐ-CP ngày 03-10-2000 của Chính phủ đã quy định về bảo hộ quyền sở hữa công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp. Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật dân sự năm 1995, khoản 1.565.063.800 đồng Điều 28 và điểm b khoản 2 Điều 29 Nghị định số54/2000/NĐ-CP nêu trên thì Cục Sở hữu trí tuệ Bộ khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết yêu cầu của Công ty Gedoen khiếu nại việc Công ty Trung Nam và Công ty Dược Bình Dương có hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Qúa trình giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm đã trưng cầu Cục Sở hữu trí tuệ Bộ khoa học và Công nghệ tiến hành giám định mức độ giống nhau về nhãn hiệu hàng hóa và khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng hộp thuốc và vỉ thuốc POSINIGHT so với hộp thuốc và vỉ thuốc POSTINOR . Tại Công văn số 1465/TTKN ngày 08-8-2005, Cục Sở Hữu Trí tuệ đã khẳng định: “ Cách trình bày mẫu hộp thuốc, vỉ thuốc mang nhãn hiệu POSINIGHT của Công ty Dược Bình Dương là hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp”; Nhưng Cục Sở hữu trí tuệ không có kết luận về thiệt hại và buộc Công ty Trung Nam và  Công ty Dược Bình Dương phải bồi thường thiệt hại cho Công ty Gedoen . Bên cạnh đó, ngày 01-7-2005 Luật cạnh tranh đã có hiệu lực; theo đó, việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý cạnh tranh.

                Tại công văn số 354/TTKN ngày 14-3-2005, Cục Sở Hữu trí tuệ đã nêu là: “ Trong giai đoạn hiện nay Chính phủ chưa ban hành quy định về việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cho nên ngoài việc định chỉ các hành vi đó thì không áp dụng thêm biện pháp xử lý nào khác đối với các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm”. Tuy nhiên, yêu cầu của  nguyên đơn là đòi các bị đơn phải bồi thường thiệt hại. Vì vậy, ngoài việc căn cứ vào các quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 để xác định quyền yêu cầu của nguyên đơn, thì Tòa án cấn phải các minh làm rõ mức thiệt hại thực tế của nguyên đơn là do hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các bị đơn gây ra ( nếu có), để có cơ sở giải quyết mức bồi thường đúng với quy định của pháp luật. Tòa án cấp sơ thẩm không căn cứ vào các quy định nêu trên nhưng đã thụ lý giải quyết vụ án và khi giải quyết lại coi số lượng thuốc POSINIGHT  mà các bị đơn đã tiêu thụ tương đương với số lượng thuốc POTSINOR mà nguyên đơn có thể tiêu thụ được và căn cứ vào yêu cầu của nguyên đơn để buộc các bị đơn bồi thường cho nguyên đơn 30% doanh thu bán hàng là chưa có cơ sở vững chắc. Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng pháp luật chưa quy định về bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh, từ đó bác toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn là không đúng.

                Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị của Chánh tòa án nhân dân tối cao; hủy bán ản dân sự phúc thẩm và dân sự sơ thẩm nêu trên và giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh giải quyết lại sơ thẩm theo đúng quy định của pháp luật.

    XÉT THẤY:

                Theo quy định tại Điều 781 Bộ luật dân sự năm 1995 thì các đối tượng sở hữu công nghiệp được Nhà nước bảo hộ gồm sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa và các đối tượng khác do pháp luật quy định. Theo quy định tại Nghị định số54/2000/NĐ-CP ngày 03-10-2000 của Chính phủ thì quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý , tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp là các đối tượng sở hữu công nghiệp được Nhà nước bảo hộ. Như vậy, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh là một trong “ các đối tượng khác nhau” thuộc sở hữu công nghiệp được Nhà nước bảo hộ. Trong vụ án này, nguyên đơn cho rằng do các bị đơn đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn. Việc nguyên đơn yêu cầu các bị đơn bồi thường thiệt hại là có căn cứ theo quy định tại Điều 25 và Điều 27 Nghị định số54/2000/NĐ-CP nêu trên. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 117 Luật cạnh tranh và Điều 6 Nghị định số120/2005/NĐ-CP ngày 30-9-2005 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh thì : “ Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hai đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo các quy định của pháp luật về dân sự”. Vì vậy, Tòa án sơ thẩm thụ lý giải quyết yêu cầu của nguyên đơn là đúng thẩm quyền. Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ vào Nghị định số63/NĐ-CP ngày 24-10-1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp để giải quyết vụ án là áp dụng không đúng pháp luật; vì ngay tại Điều 1 của Nghị định này đã quy định: “ Các quy định của Nghị định này chỉ áp dụng đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa và không áp dụng đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác”.

                Theo Kết luận số 1465/TTKN ngày 08-8-2005 của Cục Sở hữu trí tuệ Bộ khoa học và Công nghệ ( là cơ quan giám định) thì các bị đơn đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp đối với nguyên đơn. Hơn nữa, Việt Nam cũng là thành viên của Thỏa ước Madrid, nên phải có trách nhiệm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các loại hàng hòa đã được đăng ký theo thỏa ước này, trong đó có sản phẩm thuốc tránh thai POSTINOR của Công ty Gedoen, đã được đăng ký tại Phòng đăng ký Quốc tế ngày 05-11-1998 và Việt Nam là một trong 28 quốc gia được chỉ dẫn. Do đó, yêu cầu của Công ty Gedoen đòi Công ty Trung Nam và Công ty Dược Bình Dương phải bồi thường thiệt hại là có căn cứ. Trong quá trình giải quyết vụ án, đại diện Công ty Gedoen cho rằng số lượng thuốc POSTINOR không tiêu thụ được do bị Công ty Trung Nam và Công ty Dược Bình Dương cạnh tranh không lành mạnh là 1.224.605 hộp; với mức lợi nhuận là 30%, nếu tính theo đơn giá thuốc nhập khẩu năm 2002 là 0,4 đô-la Mỹ/hộp thì khoản lợi nhuận mà nguyên đơn bị thiệt hai là 146.952,6 đô-la Mỹ; tuy nhiên tài liệu do Công ty Gedoen cung cấp chỉ là kết quả điều tra độc lập trên thị trường về tất cả các loại thuốc tránh thai trong năm 2002-2003 và kết quả này chưa được cơ quan có thẩm quyền vủa Việt Nam thừa nhận, nên Tòa án cấp sơ thẩm không chấp nhận các số liệu do nguyên đơn đưa ra là có căn cứ. Nhưng Tòa án cấp sơ thẩm lại coi số lượng thuốc POSINIGHT mà các bị đơn đã tiêu thụ chính bằng số lượng POSTINOR mà nguyên đơn lẽ ra có thể tiêu thụ được là không có căn cứ, vì trong quá trình kinh doanh, Công ty Trung Nam và Công ty Dược Bình Dương phải áp dụng nhiều biện pháp hợp pháp như khuyến mại, quảng cáo…. Để tiêu thụ sản phẩm của mình và việc Công ty Gedoen bị giảm sút lợi nhuận không chỉ do bị các bị đơn cạnh tranh không lành mạnh, mà còn do nhiều tác động khách quan của thị trường sản phẩm thuốc tránh thai. Bên cạnh đó, Tòa án cấp sơ thẩm chỉ căn cứ vào lời trình bày của nguyên đơn để xác định mức lợi nhuận của Công ty Gedoen bằng 30% doanh thu bán hàng, trên cơ sở đó xác định mức thiệt hại của Công ty Gedoen là không có căn cứ vững chắc. Tòa án cấp phúc thẩm lại cho rằng pháp luật chưa có quy định về bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nên đã yêu cầu của các nguyên đơn là không đúng.

                Do đó, cần hủy bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm nêu trên để giải quyết lại vụ án theo đúng quy định của pháp luật và khi giải quyết lại vụ án, cần phải căn cứ vào các quy định của Luật sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật để xác định mức thiệt hại thực tế của nguyên đơn, để buộc các bị đơn bồi thường theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các đương sự.

                Bởi các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 296, khoản 1 và khoản 2 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự:

    QUYẾT ĐỊNH:

                1. Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 316/2006/DSPT ngày 04-8-2006 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 275/2006/DSST ngày 29-3-2006 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về vụ án “ Đòi bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp” giữa nguyên đơn là Công ty GEDEON RICHTER Ltd (GR) với các bị đơn là Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Trung Nam và Công ty Cổ phần Dược và Vật tư Y tế tỉnh Bình Dương.

                2.  Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh giải quyết sơ thẩm lại theo đúng qui định của pháp luật.

                Lý do bản án phúc thẩm và bản án sở thẩm bị hủy:

                Tòa án cần xác định được mức thiệt hại thực tế của nguyên đơn để buộc bị đơn bồi thường đúng quy định của pháp luật.

     

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 24/05/2013 04:43:32 CH
     
    5784 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận