Quyết định giám đốc thẩm số 05/2008/KDTM-GĐT ngày 19-6-2008 về vụ án tranh chấp hợp đồng cho thuê tài chính

Chủ đề   RSS   
  • #264092 25/05/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Quyết định giám đốc thẩm số 05/2008/KDTM-GĐT ngày 19-6-2008 về vụ án tranh chấp hợp đồng cho thuê tài chính

    Số hiệu

    05/2008/KDTM-GĐT

    Tiêu đề

    Quyết định giám đốc thẩm số05/2008/KDTM-GĐT ngày 19-6-2008 về vụ án tranh chấp hợp đồng cho thuê tài chính

    Ngày ban hành

    19/06/2008

    Cấp xét xử

    Giám đốc thẩm

    Lĩnh vực

    Kinh tế

     

    Quyết  định giám đốc thẩm số05/2008/KDTM-GĐT ngày 19-6-2008 về vụ án tranh chấp hợp đồng cho thuê tài chính

    HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

                …….

                Ngày 19 tháng  năm 2006, tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao đã mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án kinh doanh thương mại tranh chấp về hợp đồng cho thuê  tài chính giữa các đương sự:

                Nguyên đơn: Công ty TNHH quảng cáo và hội chợ thương mại Thái Bình Dương (sau đây gọi tắt là Công ty Thái Bình Dương); có trụ sở tại D2 Hoàng Hoa Thám, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; có ông Phạm Thanh Huy làm đại diện theo Giấy ủy quyền ngày 29-7-2005 của Giám đốc Công ty.

                Bị đơn: Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (sau đây gọi tắt là Công ty cho thuê tài chính); có trụ sở tại tầng 12 tòa tháp Vincom – 191 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội; có bà Phạm Thị Dung – Trưởng phòng kinh doanh  I của Công ty cho thuê tài chính làm đại diện theo Giấy ủy quyền số138/QĐ-CTTC ngày 19-10-2005 của Giám đốc Công ty.

    NHẬN THẤY:

                Ngày 10-4-2002, Công ty cho thuê tài chính ký với Công ty Thái Bình Dương hợp đồng cho thuê tài chính (Hợp đồng không hủy ngang) số 44/2002/HĐCTTC có các nội dung chính (tóm tắt) có liên quan đến việc tranh chấp như sau:Công ty cho thuê tài chính cho Công ty Thái Bình Dương thuê một màn hình quảng cáo ngoài trời nhiều màu là từ các Diot phát quang (gọi là màn hình LED), mới 100%,sản xuất tại Hàn Quốc năm 2002 (được cung cấp bảo Kumgang Ad Sustem Coporation của Hàn Quốc – sau đây gọi tắt là tập đoàn Kumgang); lắp đặt tại thành phố Nha Trang; tổng số tiền đầu tư thiết bị là 311.950USD tương đương khoảng  4.741.000.000 đồng (trong đó có Công ty cho thuê tài chính tài trợ 2,2 tỷ đồng và phí bảo hiểm trong suốt thuê  (sau này, theo Phụ lục hợp đồng số 01 ngày 01-8-2002 thì Công ty cho thuê tài chính tài trợ 2,5 tỷ đồng bao gồm cả phí bảo hiểm trong suốt thời hạn thuê), số tiền còn lại do Công ty Thái Bình Dương trả trước…); tiền thuê: tổng số tiền thuê thiết bị bao gồm tổng số tiền đầu tư thiết bị và phí thuê ( được tính trên số dư nợ nhân (x) với lãi suất thuê/ quý); hợp đồng có thể bị chấm dứt trước thời hạn theo yêu cầu của các bên hoặc  “trong trường hợp tài sản cho thuê bị mất, hỏng không thể phục hồi sửa chữa”;phương thức mua sắm và giao nhận tài sản thuê:

                -Công ty Thái Bình Dương lựa chọn tài sản, nhà cung ứng, ký Thỏa thuận nguyên tắc với bên cung ứng về các điều kiện như chủng loại, số lượng, chất lượng, xuất xứ, giá cả, phương thức thanh toán, bảo hành…; Công ty Thái Bình Dương phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về các vấn đề đã thỏa thuận với bên cung ứng;

                -Công ty cho thuê tài chính ký hợp đồng mua thiêt bị với bên cung ứng căn cứ vào thỏa thuận nguyên tắc đã được ký giữa Công ty Thái Bình Dương và bên cung ứng. Tài sản được bàn giao giữa Công ty Thái Bình Dương và bên cung ứng. Trên cơ sở  đó đại diện có thẩm quyền của ba bên (Công ty cho thuê tài chính, Công ty Thái Bình Dương và bên cung ứng )sẽ ký vào biên bản nghiệm thu tài sản.

                Để thực hiện hợp đồng nêu trên, ngày 10-4-2002, Công ty cho thuê tài chính đã ký hợp đồng ủy thác nhập khẩu số 44/2002/UTNK ủy thác cho Công ty Thái Bình Dương ký hợp đồng mua bán với tập đoàn Kumgang và làm các thủ tục để nhập khẩu một màn hình LED mới 100%, do Hàn Quốc sản xuất năm 2002.

                Ngày 12-4-2002, Công ty Thái Bình Dương đã ký hợp đồng mua bán bảng thông tin LED số0010/IKK-02 với tập đoàn Kumgang.

                Ngày 12-7-2002, Công ty cho thuê tài chính làm thủ tục và được Công ty bảo hiểm Hà Nội cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm thiết bị điện tử (cho màn hình LED nêu trên) với tổng số phí bảo hiểm (bao gồm thuế GTGT) là 82.119.847 VNĐ; thời hạn bảo hiểm là 30 tháng, kể từ ngày 12-7-2002 đến hết ngày 12-01-2005.

                Ngày 03-8-2002, đại diện của Công ty cho thuê tài chính, Công ty Thái Bình Dương và tập đoàn Kumgang đã ký Biên bản xác nhận bàn giao, lắp đặt màn hình LED số 84BB/CT. Các bên xác nhận tài sản đã được bàn giao và lắp đặt phù hợp với quy định của hợp đồng mua bán và hợp đồng cho thuê tài chính.

                Công ty cho thuê tài chính đã thanh toán cho tập đoàn Kumgang 90% tổng giá trị đầu tư thiết bị là 280.755USD (4.304.245.996 VNĐ).

                Công ty Thái Bình Dương đã thanh toán cho Công ty cho thuê tài chính 2.386.365.483 đồng tiền thuê  gốc và 214.059.184 đồng tiền phí thuê tài chính; hiện còn nợ 2 tỷ đồng tiền thuê gốc và phí thuê tài chính.

                Cuối tháng 11 năm 2002, màn hình LED bộc lộ nhiều sai sót về chất lượng. Bên bán – tập đoàn Kumgang đã cho thay thế, sửa chữa nhưng màn hình vẫn bị hỏng liên tiếp. Nguyên nhân gây ra sự cố được tập đoàn Kumgang xác định là do màn hình không khép kín để nước mưa chảy vào trong gây hỏng . Công ty Thái Binh Dương đã làm đơn đề nghị Công ty bảo hiểm Hà Nội bồi thường thiệt hại cho tài sản đã được bảo hiểm. Sau đó có giám định , Công ty bảo hiểm Hà Nội từ chối bồi thường thiệt hại, với lý do “tổn thất là do linh kiện không phù hợp với điều kiện khí hậu và không phải do thiên tai, hỏa hoạn  hoặc cố ý phá hoại…, tổn thất này không thuộc phạm vi bảo hiểm mà thuộc trách nhiệm bảo hành của người bán sản phẩm”.

                Được sự ủy quyền của Công ty cho thuê tài chính, Công ty Thái Bình Dương đã khởi kiện tập đoàn Kumgang ra Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam yêu cầu tập đoàn Kumgang nhận lại màn hình, hoàn trả toàn bộ số tiền mua màn hình và bồi thường thiệt hại cho Công ty Thái Bình Dương do chất lượng hàng hóa cung cấp không đảm bảo theo hợp đồng.

                Ngày 03-6-2004, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam đã ra phán quyết vụ kiện số 10/03 theo đó tập đoàn Kumgang phải trả cho Công ty Thái Bình Dương 280.755 USD và bồi thường thiệt hại cho Công ty Thái Bình Dương 573.837.593 VNĐ. Tập đoàn Kumgang có đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài nói trên.Tại bán án kinh tế phúc thẩm số 11/KTPT ngày 14-01-2005, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao Hà Nội đã bác kháng cáo của tập đoàn Kumgang và giữ nguyên quyết định số 02/QĐKT ngày 31-8-2004 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về việc bác yêu cầu của tập đoàn Kumgang xin hủy quyết định nêu trên của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.

                Ngày 22-8-2005, Công ty Thái Bình Dương khởi kiện Công ty cho thuê tài chính tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội với yêu cầu:

                -Chấm dứt trước thời hạn hợp đồng cho thuê tài chính số 44/2002/HĐCTTC ngày 10-4-2002 giữa Công ty cho thuê tài chính với Công ty Thái Bình Dương và không tính lãi kể từ ngày màn hình LED gặp sự cố không thể khắc phục được và Công ty Thái Bình Dương chính thức nộp đơn khởi kiện ra Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam(ngày 30-4-2003).

                Công ty cho thuê tài chính phải có trách nhiệm thu hồi nợ từ tập đoàn Kumgang và trả lại cho Công ty Thái Bình Dương số tiền 2.386.365.843 đồng là số tiền mà Công ty Thái Bình Dương đã phải chi trả cho việc mua màn hình LED.

                Đối với yêu cầu khởi kiện của Công ty Thái Bình Dương, Công ty cho thuê tài chính có ý kiến như sau:

                -Đồng ý chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính trước thời hạn theo khoản 3 Điều 12 của Hợp đồng với điều kiện Công ty Thái Bình Dương phải trả đủ số tiền thuê và phí thuê theo quy định tại khoản 4 Điều 12 hợp đồng và khoản 4 Điều 28 của Nghị định16/NĐ-CP.

                -Phán quyết trọng tài có hiệu lực, người phải thi hành là công ty Thái Bình Dương và tập đoàn Kumgang, Công ty cho thuê tài chính không thể thi hành được và không có nghĩa vụ phải đòi nợ công tập đoàn Kumgang.

                -Về việc xin miễn lãi: Công ty cho thuê tài chính có thể xem xét miễn lãi nhưng Công ty Thái Bình Dương phải có hồ sơ xin miễn lãi.

                Tại bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số106/2005/KDTM-ST ngày 06, 08, 15-12-2005, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định:

                -“… Chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính số 44/2002/HĐCTTC ngày 10-4-2002 giữa Công ty cho thuê tài chính với Công ty Thái Bình Dương kể từ ngày 15-12-2005.

                -Buộc Công ty Thái Bình Dương phải trả cho Công ty cho thuê tài chính toàn bộ số tiền thuê còn lại là 2 tỷ đồng tiền thuê gốc và phí thuê tài chính là 584.020.000 đồng. Ghi nhận sự tự nguyện của Công ty cho thuê tài chính về việc không xem xét đối với khoản tiền lãi suất quá hạn trong vụ kiện này. Đăng ký giao dịch bảo đảm ngày 25-9-2002 của Công ty cho thuê tài chính đối với màn hình LED hêt hiệu lực kể từ ngày 20-12-2004. Công ty Thái Bình Dương có quyền thực hiện phán quyết số 10/03 ngày 03/6/2004 cảu Trung tâm trọng tài quốc tế bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC)…”

                Ngày 28-12-2005, Công ty Thái Bình Dương kháng cáo toàn bộ bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số106/2005/KDTM-ST ngày 06, 08, 15-12-2005 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

                Tại bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 102/2006/KTPT ngày f09-5-2006, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội quyết định sửa bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm  số106/2005/KDTM-ST ngày 06, 08, 15-12-2005 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, xử:

                -“…Chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính số 44/2002/HĐCTTC ngày 10-4-2002 giữa Công ty cho thuê tài chính với Công ty TNHH quảng cáo và hội chợ Thái Bình Dương kể từ ngày 24-7- 2003.

                -Bác yêu cầu của Công ty Thái Bình Dương kiện đòi Công ty cho thuê tài chính  2.386.365.843 đồng.

                -Hủy quyết định của án sơ thẩm phần buộc Công ty Thái Bình Dương phải trả cho Công ty cho thuê tài chính 2 tỷ đồng tiền thuê gốc và phí thuê tài chính là 584.020.000 đồng vì án sơ thẩm đã giải quyết ngoài phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu…”..

                Sau khi xét xử phúc thẩm, Công ty cho thuê tài chính và Công ty Thái Bình Dương đều có đơn đề nghị xem xét lại bản án phúc thẩm nêu trên theo thủ tục giám đốc thẩm.

                Tại quyết định kháng nghị số01/2008/KN-KT ngày 17-01-2008, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị  bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 102/2006/KTPT ngày 09-5-2006 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhan dân tối cao tại Hà Nội và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy bnar án kinh doanh thương mại sơ thẩm số106/2005/KDTM-ST ngày 06, 08, 15-12-2005 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 102/2006/KTPT ngày 09-5-2006 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại theo đứng quy định của pháp luật.

                Tại Kết luận số09/KL-VKSTC-V12 ngày 02-5-2008, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và tại phiên tòa hôm nay, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; đề nghị Hội đồng Thảm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm theo hướng hủy bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 102/2006/KTPT ngày 09-5-2006 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội và bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số106/2005/KDTM-ST ngày 06, 08, 15-12-2005 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử lại theo đúng quy định của pháp luật.

    XÉT THẤY:

                1-Về việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn

                -Trong quá trình giải quyết vụ án, cả nguyên đơn và bị đơn (tức bên thuê và bên cho thuê tài chính) đều đồng ý chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính số 44/2002/HĐCTTC ngày 10-42002 trước thời hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Hợp đồng (Hợp đồng cho thuê tài chính được chấm dứt trước hạn trong trường hợp tài sản cho thuê bị mất, hỏng không thể phục hồi sửa chữa). Tòa án các cấp sơ thẩm và phúc thẩm chấp nhận yêu cầu này của các đương  sự là có căn cứ, đúng pháp luật.

                -Việc xử lý hậu quả khi chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính trước thời hạn đã được các bên thỏa thuận tại mục 4.4 khoản 4 Điều 12 của hợp đồng; “Trường hợp hợp đồng cho thuê tài chính chấm dứt trước hạn theo khoản 3 của Điều này, sau khi bên B (Công ty Thái Bình Dương) đã trả đủ số tiền thuê phải trả cho bên A (Công ty cho thuê tài chính) theo hợp đồng thuê và khi bên A (Công ty cho thuê tài chính) đã nhận được tiền bảo hiểm do cơ quan bảo hiểm thanh toán thì bên A (Công ty cho thuê tài chính) sẽ hoàn trả lại cho bên B (Công ty Thái Bình Dương) số tiền bảo hiểm tài sản”.

                Thỏa thuận trên của các đương sự phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định số16/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 02-5-2001 về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính: “… Hợp đồng cho thuê tài chính được chấm dứt trước hạn cho thuê trong trường hợp tài sản cho thuê bị mất, hỏng không thể phục hồi sửa chữa” và khoản 4 Điều 28: “Trong trường hợp hợp đồng cho thuê tài chính chấm dứt trước hạn theo khoản 3 Điều 27 của Nghị định này, bên cho thuê phải hoàn trả lại cho bên cho thuê số tiền bảo hiểm tài sản khi bên thuê đã trả đủ số tiền thuê phải trả cho bên cho thuê và khi bên thuê đã nhận được tiền bảo hiểm do cơ quan bảo hiểm thanh toán…”

                Do vậy, Tòa án cấp sơ thẩm buộc Công ty Thái Bình Dương phải trả cho Công ty cho thuê tài chính số tiền gốc còn lại là 2 tỷ đồng và phí thuê tài chính là 584.020.000 đồng là có căn cứ, đúng pháp luật.

                Tòa án cấp phúc thẩm nhận định: “… Tại phiên Tòa phúc thẩm Công ty cho thuê tài chính khẳng định chưa bao giờ kiện đòi Công ty Thái Bình Dương về khoản tiền gốc và lãi trong Hợp đồng cho thuê tài chính, án sơ thẩm phán quyết buộc Công ty Thái Bình Dương phải bồi thường cho Công ty cho thuê tài chính là đã giải quyết việc mà đương sự không yêu cầu trái với quy định của khoản 1 Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự. Cần hủy phán quyết  về phần này của án sơ thẩm…”. Nhận định này của Tòa án cấp phúc thẩm là có căn cứ , vì: Theo biên bản phiên Tòa phúc thẩm thì đại diện của Công ty cho thuê tài chính không có lời khai nào như vậy; ngược lại, trong quá trình giải quyết vụ án, tại phiên tòa sơ thẩm và tại phiên tòa  phúc thẩm, đại diện của Công ty cho thuê tài chính đều khẳng định Công ty cho thuê tài chính chỉ chấp nhận chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với điều kiện Công ty Thái Bình Dương phải thanh toán hết tiền thuê gốc và phí thuê theo hợp đồng; hơn nữa, nghĩa vụ thanh toán  tiền thuê gốc  và lãi theo hợp đồng của Công ty Thái Bình Dương đã được hai bên thỏa thuận trước và là hâu quả pháp lý tất yếu của việc chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính trước thời hạn được quy định tại khoản  4 Điều 28 Nghị định số16/2001/NĐ-CP.

                Do đó, Tòa án cấp phúc thẩm xử hủy phần quyết định của bản án sơ thẩm buộc Công ty Thái Bình Dương phải trả cho Công ty cho thuê tài chính 2 tỷ đồng tiền thuê gốc và phí thuê tài chính là 584.020.000 đồng tức là chỉ mới xử chấm dứt hợp đồng trước thời hạn mà không giải quyết hậu quả của việc chấm dứt hợp đồng là không đúng pháp luật.

                2-Về bảo hiểm

                -Theo quy định tại khoản 9 Điều 10 của hợp đồng cho thuê tài chính thì:

                “Bên A(Công ty cho thuê tài chính) có trách nhiệm đăng ký quyền sở hữu,  đăng ký giao dich bảo đảm, làm thủ tục mua bảo hiểm đối với tài sản thuê”.

                -Theo quy định tại khoản 7 Điều 11 của hợp đồng cho thuê tài chính thì: “Trong mọi trường hợp, bên B (Công ty Thái Bình Dương) đều phải trả đầy đủ, đúng hạn tất cả tiền thuê (bao gồm tiền thuê gốc và phí thuê) và lãi quá hạn ( nếu có)…; thanh toán các chi phí có liên quan đến việc nhập khẩu , thuế, đăng ký quyền sở hữu, đăng ký giao dịch bảo đảm, bảo hiểm đối với tài sản thuê và các chi phí khác theo quy định của Nhà nước. Thực hiện đúng các cam kết về bảo đảm nghĩa vụ trả tiền thuê theo hợp đồng này.”

                Như vậy, hợp đồng cho thuê tài chính quy định bên A (Công ty cho thuê tài chính) có trách nhiệm là thủ tục mua bảo hiểm, còn bên B (Công ty Thái Bình Dương ) có trách nhiệm thanh toán phí bảo hiểm; không có thỏa thuận mua loại hình bảo hiểm cụ thể nào. Ngày 12-7-2002, Công ty cho thuê tìa chính đã làm thủ tục và được Công ty bảo hiểm Hà Nội cấp giấy chứng nhận bảo hiểm thiết bị điện tử (cho màn hình LED nêu trên) với tổng số phí bảo  hiểm (bao gồm thuế GTGT) là 82.119.847 VNĐ và đã chuyển cho Công ty Thái Bình Dương, Công ty Thái Bình Dương đã trả tiền phí bảo hiểm, không có khiếu nại gì về bảo hiểm lắp đặt.

                Công ty cho thuê tài chính đã thực hiện đúng nghĩa vụ của mình về việc làm thủ tục mua bảo hiểm tài sản cho thuê. Mặt khác, trong trường hợp này tổn thất không thuộc phạm vi bảo hiểm mà thuộc trách nhiệm bảo hành của người bán sản phẩm vì linh kiện không phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam. Điều này đã được tập đoàn Kumgang thừa nhận và được khẳng định tại phán quyết trọng tài số 10/03 ngày 03-6-2004 của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam

                3-Về trách nhiệm của Công ty cho thuê tài chính trong việc phối hợp với Công ty Thái Bình Dương đòi nợ tập đoàn Kumgang  

                Tại khoản 7 Điều 10 của hợp đồng cho thuê tài chính số 44/2002/HĐCTTC ngày 10-4-2002 quy định  về nghĩa vụ của bên A (Công ty cho thuê tài chính) như sau: “ Có nghĩa vụ ký hợp đồng mua bán, thanh toán tiền mua thiết bị với bên cung ứng (tập đoàn Kumgang) theo các điều khoản đã được bên B (Công ty Thái Bình Dương) và bên cung ứng thỏa thuận, phối hợp với bên B để yêu cầu bên cung ứng thực hiện các quy định tại hợp đồng mua bán đã ký giữa bên A và bên cung ứng. Bên A không chịu trách nhiệm về việc tài sản không được giao hoặc giao không đúng với các điều kiện do bên B đã thỏa thuận với bên cung ứng”.

                Thực tế Công ty cho thuê tài chính không trực tiếp ký hợp đồng mua bán mà đã ký hợp đồng ủy thác nhập khẩu số 44/2002/UTNK ngày 12-4-2002 ủy thác cho Công ty Thái Bình Dương ký hợp đồng mua bán màn hình LED với tập đoàn Kumgang. Theo quy định tại khoản 2 Điểu 5 của hợp đồng ủy thác nhập khẩu số 44/2002/UTNK ngaỳ 10-4-2002 thì bên B (Công ty Thái Bình Dương) “ Chịu trách nhiệm hoàn toàn về số lượng, chất lượng kỹ thuật của thiết bị theo thỏa thuận với bên bán”. Sự cố hỏng màn  hình xảy ra không thuộc phạm vi bảo hiểm mà thuộc trách nhiệm bảo hành của người bán sản phẩm vì linh kiện không  phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam . Điều này đã được tập đoàn Kumgang thừa nhận và cho sửa chữa nhiều lần nhưng không được. Công ty Thái Bình Dương đã khởi kiện tập đoàn Kumgang ra Trung tâm trọng tài quốc tế  Việt Nam và tai phán quyết trọng tài số 10/03 ngày 03-6-2004 Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam đã tuyên buộc tập  đoàn Kumgang phải trả lại  cho công ty Thái Bình Dương 280.75USD và bồi thường thiệt hại là 573.837.539 đồng. Trong vụ kiện này, Công ty Thái Bình Dương tham gia với tư cách là nguyên đơn. Công ty cho thuê tài chính không tham gia vụ kiện nên không có tư cách để yêu cầu thi hành án cũng như không có trách nhiệm trong việc đòi nợ tập đoàn Kumgang.Phán quyết trọng tài đã có hiệu lực , việc tập đoàn Kumgang chưa thực hiện phán quyết của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, chưa thanh toán cho Công ty Thái Bình Dương không  thuộc trách nhiệm của Công ty cho thuê tài chính. Tòa án hai cấp không chấp nhận yêu cầu của Công ty Thái Bình Dương yêu cầu Công ty cho thuê tài chính phải có trách nhiệm trong việc thu hồi nợ tập đoàn Kumgang là có căn cứ.

                Bởi các lẽ trên và căn cứ vào khoản 3 Điều 291, khoản 3 Điều 297 và Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự,

    QUYẾT ĐỊNH:

                1.Hủy bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 102/2006/KTPT ngày 09-5-2006 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội;

                2.Giao hồ sơ vụ án cho Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

                Lý do bản án phúc thẩm bị hủy:

                Tòa án cấp phúc thẩm xử hủy bản án sơ thẩm là không đúng pháp luật.

     

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 25/05/2013 10:51:11 SA
     
    4447 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận