Quyết định giám đốc thẩm đối với Nguyễn Thị Bích Phượng bị kết án về tội “phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia

Chủ đề   RSS   
  • #265497 30/05/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Quyết định giám đốc thẩm đối với Nguyễn Thị Bích Phượng bị kết án về tội “phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia

    Số hiệu

    30/2010/HS-GĐT

    Tiêu đề

    Quyết định giám đốc thẩm đối với Nguyễn Thị Bích Phượng bị kết án về tội “phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia

    Ngày ban hành

    01/11/2010

    Cấp xét xử

    Giám đốc thẩm

    Lĩnh vực

    Hình sự

     

    Ngày 01-11-2010, tại trụ sở Toà án nhân dân tối cao mở phiên toà giám đốc thẩm xét xử vụ án hình sự đối với:

    Nguyễn Thị Bích Phượng (Phước) sinh năm 1959; trú tại 60/2 Bạch Đằng, phường 5, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nghề nghiệp: làm chủ tàu cá; con ông Trần Văn Bảy và bà Nguyễn Thị Liễu; có chồng (đã ly hôn) và 02 con; bị bắt giam từ ngày 23-6-2007.

    (Trong vụ án này còn có các bị cáo Phạm Văn Kế, Nguyễn Đặng Quang, Trần Văn Hoàng và Lê Văn Mẹo đều bị kết án về tội “phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia”)

    Nguyên đơn dân sự:

    Công ty Viễn thông quốc tế thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án:

    Ngân hàng Công thương Việt Nam (Chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu); có địa chỉ tại số 10 Trương Trắc, phường 1, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

    NHẬN THẤY:

    Nguyễn Thị Bích Phượng là chủ sở hữu 03 tàu đánh cá mang các số hiệu: BV 5741 TS, BV 9342 TS và BV 9244 TS chuyên khai thác và đánh bắt hải sản trên biển. Vào ngày 24-11-2006, ngày 28-12-2006 và ngày 10-01-2007 Nguyễn Thị Bích Phượng ký hợp đồng tín dụng với Ngân hàng Công thương Việt Nam (Chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) thế chấp ba con tàu nêu trên để vay tổng số tiền 2.250.000.000 đồng.

    Khoảng đầu năm 2007, Đổng Văn Im giới thiệu Phượng với Phạm Văn Kế là người thông thạo vùng biển có cáp ngầm, Phượng liên lạc với Kế và thỏa thuận thuê Kế làm thuyền trưởng để đưa tàu ra khai thác cáp ngầm ngoài biển, đồng thời Phượng cũng nhờ Kế cùng em trai và con trai của Phượng đến Sóc Trăng để tìm mối tiêu thụ khi cắt được cáp với tỷ lệ ăn chia 6/4 (Sau khi trừ đi chi phí cho chuyến đi, còn lại chủ tàu được 06 phần, thuyền trưởng và các thuyền viên khác được 04 phần).

    Sau khi thỏa thuận, Phạm Văn Kế nhận hai tàu do Nguyễn Thị Bích Phượng giao, tàu BV 5741 TS do Kế làm thuyền trưởng và tàu BV 9244 TS do Lê Văn Mẹo làm thuyền trưởng; còn tàu BV 9342 TS Phượng giao cho Nguyễn Đặng Quang làm thuyền trưởng, Phượng đi mua dụng cụ để phục vụ cho việc cắt cáp.

    Ngày 02-3-2007, tàu của Phạm Văn Kế và Lê Văn Mẹo đi trước, tàu của Nguyễn Đặng Quang đi sau; sau 20 ngày, ba tàu cắt được 30.024 kg cáp. Nguyễn Thị Bích Phượng chỉ đạo chở cáp về cảng Trần Đề tại tỉnh Sóc Trăng để tiêu thụ. Ngày 15-4-2007, cả ba tàu bị Công an biên phòng tỉnh Sóc Trăng phát hiện, thu giữ toàn bộ số cáp trên tàu. Lê Văn Mẹo nhận thấy hành vi cắt cáp là vi phạm pháp luật nên bỏ việc, Nguyễn Thị Bích Phượng giao con tàu này cho Trần Văn Hoàng làm thuyền trưởng. Sau đó, ba tàu lại tiếp tục ra biển cắt cáp, đến ngày 22-5-2007 Công an biên phòng huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát hiện bắt giữ 03 tàu (hiện đang tạm giao cho gia đình Nguyễn Thị Bích Phượng bảo quản 03 con tàu) cùng toàn bộ số cáp quang bị cắt trên biển.

    Tại Kết luận giám định của Bộ thông tin và truyền thông ngày 05-9-2007 xác định: mẫu cáp gửi giám định là loại cáp quang được sử dụng cho tuyến cáp quang TVH do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT) khai thác và quản lý, là tuyến cáp quang viễn thông của Nhà nước Việt Nam đang sử dụng .

    Tổng số cáp quang TVH mà ba tàu cắt trộm là 6.988,10 m, trị giá 1.797.707.862 đồng.

    Tại bản án hình sự sơ thẩm số 83/2008/HSST ngày 04-4-2008, Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu áp dụng các điểm a và b khoản 2 Điều 231 điểm p khoản 1 Điều 46; Điều 42 Bộ luật hình sự; các Điều 605, 608 Bộ luật dân sự xử phạt Nguyễn Thị Bích Phượng 12 năm tù về tội “phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia”; buộc các bị cáo Nguyễn Thị Bích Phượng, Phạm Văn Kế, Nguyễn Đặng Quang, Lê Văn Mẹo và Trần Văn Hoàng phải liên đới bồi thường cho Công ty Viễn thông Quốc tế - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam số tiền là 1.797.707.862 đồng.

    Giành cho Công ty Viễn thông Quốc tế - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam được quyền khởi kiện vụ án dân sự về các khoản thiệt hại khác, khi có yêu cầu.

    Áp dụng Điều 41 Bộ luật hình sự; Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự:

    Tịch thu tiêu hủy 70 m dây thừng và 01 neo ra cáp. Tịch thu hóa giá sung công quỹ toàn bộ vật chứng còn lại (Biên bản giao nhận vật chứng đề ngày 31-5-2008 của cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

    Giao cho Công ty Viễn thông Quốc tế - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam bảo quản và xử lý 01 đoạn cáp dài khoảng 40 m và 2.765 đoạn cáp bằng 53.800 kg (theo 02 tờ Biên bản giao giữ hàng hóa cùng đề ngày 31-5-2007 của Đồn biên phòng 518, Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu).

    Giao cho Ngân hàng Công thương Việt Nam (Chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cùng đại diện gia đình bị cáo Nguyễn Thị Bích Phượng tiến hành thanh lý trước thời hạn ba hợp đồng tín dụng (có thế chấp ba tàu đánh cá số hiệu BV 5741 TS, BV 9342 TS và BV 9244 TS) bán hóa giá lấy tiền thu hồi nợ cho Ngân hàng (cả vốn và lãi). Số tiền còn lại (nếu có) giao cho cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quản lý để đảm bảo thi hành án.

    Tại Quyết định kháng nghị số 210/VKS ngày 18-4-2008, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh xét xử theo thủ tục phúc thẩm để sửa phần xử lý vật chúng theo hướng tịch thu ba tàu cá số hiệu BV 5741 TS, BV 9342 TS và BV 9244 TS để bán đấu giá vì đây là phương tiện phạm tội.

    San khi xét xử sơ thẩm, các bị cáo Nguyễn Thị Bích Phượng, Phạm Văn Kế, Nguyễn Đặng Quang, Lê Văn Mẹo và Trần Văn Hoàng đều kháng cáo xin giảm hình phạt.

    Tại bản án hình sự phúc thẩm số 1023/2008/HSPT ngày 19-9-2008, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh giữ nguyên quyết định về hình phạt đối với các bị cáo Nguyễn Thị Bích Phượng, Phạm Văn Kế, Nguyễn Đặng Quang, Lê Văn Mẹo và Trần Văn Hoàng tại bản án hình sự sơ thẩm số 83/2008/HSST ngày 04-4-2008 của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

    Áp dụng Điều 41 Bộ luật hình sự tịch thu ba tàu đánh cá số hiệu BV 5741 TS, BV 9342 TS và BV 9244 TS sung quỹ Nhà nước, giao cho cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quản lý, tổ chức bán hóa giá để sung quỹ Nhà nước.

    Tại Quyết định kháng nghị số15/2010/HS-TK ngày 22-6-2010, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hủy bản án hình sự phúc thẩm nêu trên về phần quyết định: “tịch thu ba tàu đánh cá số hiệu BV 5741 TS, BV 9342 TS và BV 9244 TS sung công quỹ Nhà nước, giao cho cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quản lý, tổ chức bán hóa giá để sung quỹ Nhà nước” và bản án hình sự sơ thẩm số 83/2008/HSST ngày 04-4-2008 của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về phần quyết định: “Giao cho Ngân hàng Công thương Việt Nam (Chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cùng đại diện gia đình bị cáo Nguyễn Thị Bích Phượng tiên hành thanh lý trước thời hạn ba hợp đồng tín dụng (có thêm chấp ba tàu đánh cá số hiệu BV 5741 TS, BV 9342 TS và BV 9244 TS) bán hóa giá lấy tiền thu hồi nợ cho Ngân hàng (cả vốn và lãi). Số tiền còn lại (nếu có) giao cho cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quản lý để đảm bảo thi hành án”. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

    Tạm đình chỉ thi hành bản án hình sự phúc thẩm số 1023/2008/HSPT ngày 19-9-2008 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh về quyết định: “tịch thu ba tàu đánh cá số hiệu BV 5741 TS, BV 9342 TS và BV 9244 TS sung công quỹ Nhà nước, giao cho cơ quan Thi hành án dân số tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quản lý, tổ chức bán hóa giá để sung quỹ Nhà nước”.

    Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham gia phiên tòa giám đốc thẩm nhất trí với Kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    XÉT THẤY:

    a. Về trách nhiệm hình sự:

    Nguyễn Thị Bích Phượng và các đồng phạm khác đã có hành vi sử dụng tàu đánh cá làm phương tiện ra biển cắt cáp quang TVH do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam khai thác và quản lý, là tuyến cáp quang viễn thông của Nhà nước Việt Nam đang sử dụng; gây thiệt hại trị giá 1.797.707.862 đồng; do đó, Tòa án cấp phúc thẩm kết án Nguyễn Thị Bích Phượng và các đồng phạm khác về tội “Phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia” là có căn cứ đúng pháp luật.

    b. Về xử lý vật chứng:

    Nguyễn Thị Bích Phượng là chủ sở hữu ba chiếc tàu đánh cá số hiệu BV 5741 TS, BV 9342 TS VÀ BV 9244 TS; tháng 3-2007, Phượng và các đồng phạm khác đã sử dụng ba chiếc tàu đánh cá này làm phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội, nhưng trước thời điểm thực hiện hành vi phạm tội thì ba chiếc tàu này đã được Phượng thế chấp tại Ngân hàng Công thương Việt Nam (Chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) theo các hợp đồng thế chấp số: 06120278 ngày 24-11-2006, 06120299 ngày 28-12-2006 và số 07.44.0003 ngày 10-01-20071 các hợp đồng thế chấp đều có nội dung: bên nhận thế chấp (bên A) là Ngân hàng Công thương Việt Nam (Chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), bên thế chấp (bên B) là Nguyễn Thị Bích Phượng cùng thỏa thuận bên B tự nguyện đem tài sản là tàu đánh cá số hiệu BV 5741 TS, BV 9342 TS và BV 9244 TS thế chấp cho bên A để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ theo các hợp đồng tín dụng số 06120278 ngày 24-11-2006 (thời hạn vay 12 tháng kể từ ngày 24-11-2006), số 06120299 ngày 28-12-2006 (thời hạn vay 12 tháng kể từ ngày 28-12-2006) và số 07.44.0003 ngày 10-01-2007 (thời hạn vay 60 tháng kể từ ngày 10-01-2007) do hai bên ký với tổng số tiền vay là 2.250.000.000 đồng để sửa chữa tàu cá và chi phí đánh bắt. Các hợp đồng tín dụng được ký kết giữa Nguyễn Thị Bích Phượng và Ngân hàng Công thương Việt Nam (Chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) là hợp pháp; hồ sơ bảo đảm thế chấp đúng với quy định của pháp luật dân sự và các văn bản pháp luật liên quan. Vào thời điểm các phương tiện bị tạm giữ thì các hợp đồng tín dụng này vẫn còn thời hạn, và cho đến giai đoạn xét xử thì Phượng vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho Ngân hàng Công thương Việt Nam (Chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Theo hướng dẫn tại điểm a, mục 5, phần I Thông tư liên tịch số 06/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTC-BTP ngày 24-10-1998 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ tư pháp và Bộ tài chính về bảo quản và xử lý tài sản là vật chứng (các quy định tại Thông tư này tương ứng với các Điều được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự và Bộ luật dân sự, Thông tư này đến nay vẫn còn hiệu lực pháp luật và chưa có văn bản pháp luật nào thay thế), thì Tòa án cấp sơ thẩm quyết định giao cho Ngân hàng Công thương Việt Nam (Chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cùng đại diện gia đình bị cáo Nguyễn Thị Bích Phượng tiến hành thanh lý trước thời hạn ba hợp đồng tín dụng (có thế chấp ba tàu đánh cá số hiện BV 574] TS, BV 9342 TS và BV 9244 TS) bán hóa giá 03 con tàu này lấy tiền thu hồi nợ cho Ngân hàng (cả vốn và lãi) là có căn cứ phù hợp với quy định của Thông tư trên và phù hợp với Điều 355, Điều 336 và Điều 338 Bộ luật dân sự năm 2005. Tuy nhiên, việc Tòa án cấp sơ thẩm quyết định: “Số tiền còn lại (nếu có) giao cho cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quản lý để đảm bảo thi hành án” là không đúng với quy định tại Điều 41 Bộ luật hình sự, mà số tiền này phải được tịch thu sung quỹ Nhà nước.

    Tòa án cấp phúc thẩm quyết định: “tịch thu ba tàu đánh cá số hiệu BV 5741 TS, Bộ 9342 TS và Bộ 9244 TS quỹ Nhà nước” là không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 06/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTC-BTP ngày 24-10-1998 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ tư pháp và Bộ tài chính về bảo quản và xử lý tài sản là vật chứng, trái với quy định tại Điều 355, Điều 336 và Điều 338 Bộ luật dân sự năm 2005, không bảo đảm lợi ích hợp pháp của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

    Tại Công văn số 604/THA ngày 09-7-2010 của Cục thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thông báo kết quả thi hành bản án hình sự phúc thẩm số 1023/2008/HSPT ngày 19-9-2008 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh; cụ thể: ngày 21-8-2009, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản đã bán 03 tàu cá số hiệu BV 5741 TS, BV 9342 TS và BV 9244 với giá 820.000.000 đồng. Sau khi trừ các chi phí (Hội đồng định giá, phí thẩm định giá, phí bán đấu giá và tiền thuê trông giá 03 tàu cá) hết tổng số 95.700.000 đồng, còn lại 724.300.000 đồng Cục thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã nộp sung quỹ Nhà nước. Như vậy, số tiền bán đấu giá 03 tàu cá số hiệu BV 5741 TS, BV 9342 TS và BV 9244 nộp sung quỹ Nhà nước 724.300.000 đồng ít hơn số tiền mà Ngân hàng Công thương Việt Nam phải thu hồi nợ đối với Nguyễn Thị Bích Phượng; do đó, không cần thiết phải giải quyết lại vụ án từ giai đoạn xét xử sơ thẩm mà chỉ cần xét xử phúc thẩm lại để thu hồi số tiền 724.300.000 đồng trả cho Ngân hàng Công thương Việt Nam trừ vào khoản nợ cho Nguyễn Thị Bích Phượng.

    Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 285 và Điều 287 Bộ luật tố tụng hình sự;

    QUYẾT ĐỊNH:

    Hủy bản án hình sự phúc thẩm số 1023/2008/HSPT ngày 19-9-2008 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh về phần quyết định: “tịch thứ ba tàu đánh cá số hiệu BV 5741 TS, BV 9342 TS và BV 9244 TS sung công quỹ Nhà nước, giao cho cơ quan Thi hành án dân sự tình Bà Rịa - Vũng Tàu quản lý, tổ chức bán hóa giá để sung quỹ Nhà nước”; giao hồ sơ vụ án cho Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh để xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. Các quyết định khác của Tòa án cấp phúc thẩm tiếp tục có hiệu lực pháp luật.

     

     
    6418 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận