Quyết định 595/QĐ-BHXH về quy trình thu và quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT

Chủ đề   RSS   

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #452772   28/04/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Tương ứng với bố cục của Quyết định 595 bao gồm 8 Chương và 51 Điều, mình sẽ chia bài viết này thành các phần của các chương:

    Chương I: Quy định chung

    Chương II: Đối tượng, mức đóng và phương thức đóng

    Chương III: Hồ sơ và thời hạn giải quyết

    Chương IV: Quy trình thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT

    Chương V: Quy trình khai thác, phát triển đối tượng tham gia và quản lý, đôn đốc thu nợ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN

    Chương VI: Quản lý thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT

    Chương VII: Hệ thống chứng từ, mẫu biểu và chế độ thông tin, báo cáo

    Chương VIII: Tổ chức thực hiện

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    ThucNguyenHuu (29/04/2017) Dungtvbhxhpy (09/05/2017)
  • #452781   28/04/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Chương I: Quy định chung

    1. Bổ sung cụm từ “bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp” vào phạm vi áp dụng

    - Văn bản này hướng dẫn về hồ sơ, quy trình nghiệp vụ, quyền và trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, đơn vị và cơ quan bảo hiểm xã hội trong thực hiện thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp, ghi, quản lý và sử dụng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.

    - Việc quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp, ghi, quản lý và sử dụng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế trong lực lượng vũ trang do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn, phù hợp với đặc thù của từng Bộ và đồng bộ với các hướng dẫn tại Văn bản này để thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thống nhất trong toàn quốc.

    (Căn cứ Điều 1 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    2. Bổ sung những cụm từ được viết tắt

    - BHTNLĐ, BNN: là viết tắt của cụm từ "bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp".

    - CNTT: là chữ viết tắt của "công nghệ thông tin".

    - KCB: là chữ viết tắt của "khám bệnh, chữa bệnh".

    (Căn cứ Khoản 1.4; 1.12; 1.13 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    3. Bổ sung cụm từ “BHTNLĐ, BNN” vào một số khái niệm

    - Đơn vị: gọi chung cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

    - Người tham gia: gọi chung cho người lao động tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; người tham gia BHXH tự nguyện, người tham gia BHYT; trừ trường hợp nêu cụ thể.

    - Hoàn trả: là việc cơ quan BHXH chuyển trả lại số tiền được xác định không phải tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN hoặc đóng thừa khi ngừng giao dịch với cơ quan BHXH; đóng trùng cho cơ quan, đơn vị, cá nhân đã nộp cho cơ quan BHXH.

    - Bản sao: là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.

    Đơn vị, người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN khi nộp "bản sao" theo hướng dẫn tại Văn bản này phải kèm theo bản chính để cơ quan BHXH kiểm tra, đối chiếu và trả lại cho đơn vị, người tham gia.

    - Nợ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: là tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đối với người lao động theo quy định của pháp luật nhưng đơn vị chưa đóng cho cơ quan BHXH. Tiền nợ bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định của pháp luật nhưng đơn vị chưa đóng.

    - Xác nhận sổ BHXH: là ghi thời gian đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN trên sổ BHXH của người tham gia.

    (Căn cứ Khoản 2.1, 2.2, 2.5, 2.7, 2.11, 2.12 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    4. Bổ sung khái niệm “truy thu”

    Là việc cơ quan BHXH thu khoản tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của trường hợp trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

    (Căn cứ Khoản 2.4 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    5. Sửa tên “bộ phận một cửa” thành “Phòng/Tổ tiếp nhận & Quản lý hồ sơ”

    Phòng/Tổ Tiếp nhận & Quản lý hồ sơ: là tên gọi chung cho Phòng/Tổ Tiếp nhận & Quản lý hồ sơ của BHXH huyện hoặc Phòng/Tổ Tiếp nhận & Quản lý hồ sơ thuộc Phòng Tiếp nhận và Trả kết quả thủ tục hành chính của BHXH tỉnh.

    (Căn cứ Khoản 2.6 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    6. Bổ sung quy định giải thích về “thành phần hồ sơ”

    Thành phần hồ sơ quy định tại văn bản này nếu không quy định là bản chính thì có thể nộp bản chính hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu, bản sao được chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc.

    (Căn cứ Khoản 2.10 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    7. Bổ sung quy định về “mã số BHXH”

    Mã số BHXH là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT.

    (Căn cứ Khoản 2.13 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    8. Sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp quản lý

    - Hoạt động thu, giải quyết truy thu, hoàn trả sẽ bao gồm cả thu BHTNLĐ, BNN (trước đây chỉ bao gồm BHXH, BHYT, BHTN)

    - BHXH cấp huyện có trách nhiệm thu tiền đóng BHYT của đối tượng do ngân sách nhà nước đóng; ghi thu tiền đóng BHYT của đối tượng do quỹ BHXH, quỹ BHTN đảm bảo, ngân sách trung ương hỗ trợ học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục do Bộ, cơ quan Trung ương quản lý theo phân cấp của BHXH tỉnh. (quy định bổ sung)

    - Bãi bỏ trách nhiệm thu BHYT đối với hộ gia đình của BHXH cấp huyện.

    - BHXH cấp tỉnh có trách nhiệm thu tiền đóng BHYT của đối tượng do ngân sách nhà nước đóng; ghi thu tiền đóng BHYT của đối tượng do quỹ BHXH, quỹ BHTN đảm bảo, ngân sách trung ương hỗ trợ học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục do Bộ, cơ quan Trung ương quản lý.

    - Về việc cấp, ghi và xác nhận trên sổ BHXH:

    Thay vì trách nhiệm ghi thời gian đóng BHTN đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì quy định mới lại quy định trách nhiệm ghi thời gian đóng BHXH chưa đựơc hưởng trợ cấp thất nghiệp.

    Đồng thời, phải có trách nhiệm ghi  thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN .

    - BHXH tỉnh căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương để phân cấp thu cho BHXH huyện, từ năm 2019 trở đi phân cấp tối thiểu 90% tổng số đơn vị quản lý.

    (Căn cứ Điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    Còn nữa…

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    ntnp258 (16/10/2017) ThucNguyenHuu (29/04/2017) Dungtvbhxhpy (09/05/2017)
  • #452796   29/04/2017

    thamtu_gamo
    thamtu_gamo

    Female
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:06/03/2012
    Tổng số bài viết (36)
    Số điểm: 495
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 12 lần


    Than ôi, Chính sách về BHXH và hệ thống các văn bản thay đổi xoành xoạch, nản.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thamtu_gamo vì bài viết hữu ích
    ThucNguyenHuu (29/04/2017)
  • #453030   05/05/2017

    admin có file pdf không cho tôi xin với

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn strongbigstone vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (05/05/2017)
  • #453038   05/05/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    strongbigstone viết:

    admin có file pdf không cho tôi xin với

    Chào bạn strongbigstone, ý bạn hỏi file PDF văn bản đúng không? Nếu vậy thì ở đầu topic mình đã đính kèm rồi đó bạn (bạn lưu ý là xem trên máy tính mới thấy được file tải về nhé) 

     
    Báo quản trị |  
  • #453207   09/05/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Chương II: Đối tượng, mức đóng và phương thức đóng

    Mục 1: Bảo hiểm xã hội bắt buộc

    9. Hướng dẫn cụ thể đối với người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

    Cụ thể, người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia BHXH theo Nghị định 115/2015/NĐ-CP được áp dụng đối với các hợp đồng sau:

    - Hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài với DN hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài;

    - Hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài với DN trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài;

    - Hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;

    - Hợp đồng cá nhân.

    (Căn cứ Khoản 1.7 Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    10. Được cử đi học mà vẫn hưởng lương trong nước cũng phải tham gia BHXH bắt buộc

    NLĐ (ngoại trừ người đi làm việc ở nước ngoài) thuộc nhóm tham gia BHXH bắt buộc mà được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương trong nước cũng phải đóng BHXH bắt buộc.

    (Căn cứ Khoản 1.9 Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    11. Thêm quy định hướng dẫn trường hợp không phải đóng BXHH bắt buộc

    Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi và từ 01/01/2018 là người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng nếu là người giúp việc gia đình, NLĐ đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng và trợ cấp hàng tháng dưới đây sẽ không phải đóng BHXH bắt buộc:

    - Người đang hưởng lương hưu hàng tháng.

    - Người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Nghị định 09/1998/NĐ-CP

    - Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

    - Người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg

    - Quân nhân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg; Quyết định 38/2010/QĐ-TTg; Quyết định 53/2010/QĐ-TTg; Quyết định 62/2011/QĐ-TTg.

    (Căn cứ Khoản 4 Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    12. Không phải NLĐ đi làm việc ở nước ngoài nào cũng đóng mức 8%

    Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia BHXH theo Nghị định 115/2015/NĐ-CP ký kết hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài với DN trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài thì mức đóng là 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí, tử tuất.

    Còn lại vẫn hưởng như mức cũ.

    (Căn cứ Khoản 1.1 Điều 5 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    13. Mức đóng của người hưởng chế độ phu nhân, NLĐ nước ngoài

    Trước đây, Quyết định 959/QĐ-BHXH năm 2015 không hướng dẫn chi tiết đối với các đối tượng này.

    Tuy nhiên, Quyết định 595/QĐ-BHXH hướng dẫn cụ thể đối với người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu nhân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và từ 01/01/2018 là NLĐ nước ngoài có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đóng BHXH với mức đóng hàng tháng vào quỹ hưu trí, tử tuất là 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ trước đó đối với NLĐ đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc và 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với NLĐ chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH 1 lần.

    (Căn cứ Khoản 1.4 Điều 5 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    14. Quy định mức đóng BHXH đối với người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH

    Mức đóng của NLĐ thuộc nhóm bắt buộc tham gia BHXH và người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tuất hàng tháng: 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của NLĐ trước khi nghỉ việc hoặc chết vào quỹ hưu trí và tử tuất.

    (Căn cứ Khoản 1.6 Điều 5 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    15. Bỏ 1% quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ra khỏi quỹ BHXH của người sử dụng lao động

    Mức đóng hàng tháng trên quỹ tiền lương đóng BHXH của NLĐ là:

    - 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

    - 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

    (Căn cứ Khoản 2.1 Điều 5 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    16. Hướng dẫn mới về tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc  (áp dụng đối với tiền lương do đơn vị quyết định)

    Từ ngày 01/01/2016 – 31/12/2017: tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH

    Phụ cấp lương theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH là các  khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như:

    - Phụ cấp chức vụ, chức danh;

    - Phụ cấp trách nhiệm;

    - Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

    - Phụ cấp thâm niên;

    - Phụ cấp khu vực;

    - Phụ cấp lưu động;

    - Phụ cấp thu hút

    - Các phụ cấp có tính chất tương tự.

    Từ ngày 01/01/2018 trở đi: tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp theo quy định trên và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH.

    Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ, phúc lợi khác như:

    - Tiền thưởng theo Điều 103 Bộ luật lao động.

    - Tiền thưởng sáng kiến.

    - Tiền ăn giữa ca.

    - Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ.

    - Hỗ trợ khi NLĐ có thân nhân bị chết, NLĐ có thân nhân kết hôn, sinh nhật của NLĐ, trợ cấp cho NLĐ gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    - Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo Khoản 11 Điều 4 Nghị định 05/2015/NĐ-CP

    Tiền lương tháng đóng BHXH đối với một số đối tựơng đặc biệt:

    Đối tượng đặc biệt

    Chủ thể quyết định

    Người quản lý DN có hưởng tiền lương

    DN quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu

    Người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương

    Đại hội thành viên quyết định

    Người đại diện phần vốn góp Nhà nước không chuyên trách tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty nhà nước sau cổ phần hóa, công ty TNHH 2 thành viên trở lên

    (Áp dụng theo chế độ tiền lương của cơ quan, tổ chức đang công tác trước khi được cử đại diện phần vốn Nhà nước)

    Người đại diện phần vốn góp Nhà nước chuyên trách tại các tập đoàn, tổng công ty, công ty

    Tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty quyết định

    NLĐ làm công việc hoặc chức danh có điều kiện động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

    (Căn cứ Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    17. Không phải bất kỳ NLĐ đi làm việc ở nước ngoài cũng đóng BHXH theo 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng hoặc đóng trước 1 lần theo thời hạn ghi trong HĐLĐ

    Cụ thể, là trường hợp này:

    Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia BHXH bắt buộc theo Nghị định 115/2015/NĐ-CP đối với hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài với DN trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài

    (Căn cứ Khoản 4 Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    18. Hướng dẫn phương thức đóng BHXH đối với người hưởng chế độ phu nhân, phu quân

    Đối với người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì đóng hàng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần thông qua đơn vị quản lý cán bộ, công chức có phu nhân hoặc phu quân để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

    (Căn cứ Khoản 5 Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    19. Hướng dẫn phương thức đóng đối với trường hợp đang bảo lưu mà chết

    Đối với người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc hoặc thân nhân của NLĐ chết thì đóng BHXH 1 lần cho số tháng còn thiếu (số tháng thiếu nhỏ hơn 6) tại cơ quan BHXH huyện nơi cư trú.

    Trước đây: Không nói rõ là cơ quan BHXH cấp huyện nào.

    (Căn cứ Khoản 6.2 Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    Còn nữa...

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 09/05/2017 01:44:58 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    Dungtvbhxhpy (09/05/2017)
  • #453208   09/05/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Chương II: Đối tượng, mức đóng và phương thức đóng

    Mục 2: Bảo hiểm xã hội tự nguyện

    20. Hướng dẫn cụ thể đối tượng tham gia BHXH tự nguyện

    Đó là người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định pháp luật về BHXH, bao gồm:

    - NLĐ làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01/01/2018; NLĐ làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01/01/2018 trở đi;

    - Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;

    - Người lao động giúp việc gia đình;

    - Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;

    - Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

    - Người nông dân, NLĐ tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;

    - NLĐ đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu;

    - Người tham gia khác.

    Ngoài ra, còn Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến BHXH tự nguyện.

    (Căn cứ Điều 8 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    21. Nói rõ về việc đóng 01 lần cho nhiều năm về sau

    Cụ thể là không quá 05 năm/lần.

    (Căn cứ Khoản 1.5 Điều 9 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    22. Hướng dẫn chi tiết phương thức đóng 01 lần cho những năm còn thiếu

    Áp dụng đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu:

    Ví dụ 1: Bà A tính đến tháng 3/2017 đủ 55 tuổi và có 15 năm 9 tháng đóng BHXH. Bà A có nguyện vọng tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng và lựa chọn phương thức đóng hằng tháng. Đến tháng 4/2017 bà A 55 tuổi 1 tháng và có 15 năm 10 tháng đóng BHXH. Tháng 5/2017 bà A lựa chọn phương thức đóng một lần cho 4 năm 2 tháng còn thiếu và đóng ngay trong tháng này. Như vậy, tính đến hết tháng 5/2017, bà A 55 tuổi 2 tháng và có 20 năm đóng BHXH, đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định. Thời điểm tính hưởng lương hưu của bà A kể từ tháng 6/2017.

    Đồng thời, Quyết định 595/QĐ-BHXH cũng quy định đối với trường hợp người tham gia BHXH đã đủ tuổi nghỉ hưu mà thời gian đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm

    Nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng BHXH tự nguyện theo một trong các phương thức đóng hàng tháng, đóng 03 tháng/lần, đóng 06 tháng/lần, đóng 12 tháng/lần và đóng 01 lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 05 năm/lần cho đến khi thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng 01 lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu như đã đề cập trên.

    Ví dụ 2: Ông B tính đến tháng 8/2016 đủ 60 tuổi và có 8 năm đóng BHXH. Ông B có nguyện vọng tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng và lựa chọn phương thức đóng 2 năm một lần cho giai đoạn từ tháng 9/2016 đến tháng 8/2018. Tháng 9/2018 ông B có đủ 10 năm đóng BHXH và đóng một lần cho 10 năm còn thiếu. Như vậy, tính đến hết tháng 9/2018, ông B có 20 năm đóng BHXH, đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định. Thời điểm tính hưởng lương hưu của ông B kể từ tháng 10/2018.

    (Căn cứ Khoản 1.6 và Khỏan 2 Điều 9 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    23. Thêm hướng dẫn thay đổi phương thức đóng BHXH tự nguyện

    - Người đang tham gia BHXH tự nguyện được thay đổi phương thức đóng BHXH tự nguyện khi thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó.

    - Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đã lựa chọn một trong các phương thức đóng quy định trên mà đủ điều kiện đóng một lần cho những năm còn thiếu (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và thời gian đóng BHXH còn thiếu tối đa 10 năm) thì được lựa chọn đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu ngay khi đủ điều kiện mà không phải chờ thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó.

    Ví dụ 3: Ông C tham gia BHXH tự nguyện từ tháng 8/2016 và đăng ký với cơ quan BHXH theo phương thức đóng 03 tháng một lần. Sau đó ông C có nguyện vọng được chuyển phương thức đóng sang 06 tháng một lần. Thì việc thay đổi trên được thực hiện sớm nhất là từ tháng 11/2016. Tuy nhiên, tháng 01/2017 ông C đủ 60 tuổi và đã có thời gian đóng BHXH là 10 năm thì ông C được lựa chọn đóng một lần cho những năm còn thiếu tại tháng 01/2017 để hưởng lương hưu.

    (Căn cứ Khoản 3 Điều 9 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    24. Mức đóng BHXH tự nguyện

    Mức đóng hằng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện như sau:

    Mdt = 22% x Mtnt

    Trong đó:

    - Mdt: Mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng.

    - Mtnt: mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.

    Mtnt = CN + m x 50.000 (đồng/tháng)

    Trong đó:

    - CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm đóng (đồng/tháng).

    - m: Tham số tự nhiên có giá trị từ 0 đến n.

    Mức thu nhập tháng người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

    Ví dụ 4: Bà A nêu ở ví dụ 1 đăng ký tham gia BHXH tự nguyện với mức thu nhập tháng lựa chọn là 4.000.000 đồng/tháng. Mức đóng BHXH tự nguyện tháng 4/2017 của bà A sẽ là 880.000 đồng (22% x 4.000.000 đồng).

    Đưa ra ví dụ đối với từng phương thức đóng BHXH tự nguyện:

    Mức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác định bằng mức đóng hằng tháng theo quy định vừa nêu trên nhân với 3 đối với phương thức đóng 03 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 06 tháng; nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.

    Ví dụ 5: Bà A nêu ở ví dụ 1, đến tháng 4/2017 bà A đăng ký tham gia BHXH tự nguyện vẫn với mức thu nhập tháng lựa chọn là 4.000.000 đồng/tháng nhưng theo phương thức đóng 06 tháng một lần. Mức đóng BHXH tự nguyện 6 tháng của bà A sẽ là 5.280.000 đồng (6 tháng x 880.000 đồng/tháng).

    Công thức tính mức đóng 01 lần cho nhiều năm về sau:

    Được tính bằng tổng mức đóng của các tháng đóng trước, chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng:

    Trong đó:

    - T1: Mức đóng một lần cho n năm về sau (đồng).

    - Mi: Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện chọn tại thời điểm đóng (đồng/tháng).

    - r: Lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng).

    - n: Số năm đóng trước do người tham gia BHXH chọn, nhận một trong các giá trị từ 2 đến 5.

    - i: Tham số tự nhiên có giá trị từ 1 đến (n x 12).

    Ví dụ 6: Ông B nêu ở ví dụ 2 đăng ký tham gia BHXH tự nguyện từ tháng 9/2016 với mức thu nhập tháng lựa chọn là 3.000.000 đồng/tháng, phương thức đóng một lần cho 2 năm về sau. Giả định lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm 2015 là 0,628%/tháng. Mức đóng BHXH tự nguyện cho 2 năm (từ tháng 9/2016 đến tháng 8/2018) của ông B sẽ là:

    Công thức tính mức đóng 01 lần cho những năm còn thiếu:

    Được tính bằng tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng:

    Trong đó:

    - T2: Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu (đồng).

    - Mi: Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện chọn tại thời điểm đóng (đồng/tháng).

    - r: Lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng).

    - t: Số tháng còn thiếu, nhận một trong các giá trị từ 1 đến 120.

    - i: Tham số tự nhiên có giá trị từ 1 đến t.

    Ví dụ 7: Ông B ở ví dụ 2, tháng 9/2018 lựa chọn phương thức đóng một lần cho 10 năm còn thiếu với mức thu nhập tháng lựa chọn là 3.000.000 đồng/tháng. Giả định lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm 2017 là 0,826%/tháng và mức thu nhập tháng ông B lựa chọn cao hơn mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời điểm tháng 9/2018. Mức đóng BHXH tự nguyện cho 10 năm (120 tháng) còn thiếu của ông B sẽ là:

    Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định mà trong thời gian đó Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn thì không phải điều chỉnh mức chênh lệch số tiền đã đóng.

    Công thức tính số tiền hoàn trả đã đóng trước đó trong trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện chuyển sang tham gia BHXH bắt buộc, hưởng BHXH 1 lần hoặc bị chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết

    Số tiền hoàn trả cho người tham gia BHXH tự nguyện hoặc hoàn trả cho thân nhân người lao động theo quy định được tính bằng số tiền đã đóng tương ứng với thời gian còn lại so với thời gian đóng theo phương thức đóng nêu trên và không bao gồm tiền hỗ trợ đóng của Nhà nước (nếu có):

    Trong đó:

    - HT: Số tiền hoàn trả (đồng).

    - Mi: Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện chọn tại thời điểm đóng (đồng/tháng).

    - T: Số tiền hỗ trợ đóng của Nhà nước (nếu có).

    - r: Lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%).

    - n: Số năm đã đóng trước do người tham gia BHXH chọn, nhận một trong các giá trị từ 2 đến 5.

    - t: Số tháng còn lại của phương thức đóng mà người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng.

    - i: Tham số tự nhiên có giá trị từ (nx12-t+1) đến (nx12).

    Ví dụ 8: Ông B ở ví dụ 6, tại thời điểm tháng 9/2016 đóng BHXH tự nguyện cho 2 năm về sau (từ tháng 9/2016 đến tháng 8/2018). Tuy nhiên, từ tháng 01/2018, ông B tham gia BHXH bắt buộc, số tiền hoàn trả cho ông B được xác định bằng tổng số tiền đã đóng cho các tháng từ tháng 01/2018 đến tháng 8/2018 và trừ đi số tiền hỗ trợ đóng của Nhà nước (giả định là 123.200 đồng) là:

    Người đang tham gia BHXH tự nguyện được thay đổi mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng khi thực hiện xong phương thức đóng của mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện đã chọn trước đó.

    Thêm hướng dẫn thay đổi mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng

    Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đã lựa chọn mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện mà đủ điều kiện đóng một lần cho những năm còn thiếu (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm) thì được lựa chọn mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu ngay khi đủ điều kiện mà không phải chờ thực hiện xong mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện đã chọn trước đó.

    Ví dụ 9: Ông C nêu ở ví dụ 3 tham gia BHXH tự nguyện từ tháng 8/2016 và đăng ký với cơ quan BHXH theo phương thức đóng 03 tháng một lần, mức thu nhập tháng lựa chọn là 4.500.000 đồng/tháng. Sau đó ông C có nguyện vọng được chuyển phương thức đóng sang 6 tháng một lần và thay đổi mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện là 5.000.000 đồng/tháng. Thì việc thay đổi trên được thực hiện sớm nhất là từ tháng 11/2016. Tuy nhiên, tháng 01/2017 ông C đủ 60 tuổi và đã có thời gian đóng BHXH là 10 năm thì ông C được lựa chọn đóng một lần cho những năm còn thiếu và thay đổi mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện tại tháng 01/2017 để hưởng lương hưu.

    (Căn cứ Điều 10 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    25. Hướng dẫn chi tiết thời điểm đóng BHXH

    - Thời điểm đóng BHXH tự nguyện được thực hiện như sau:

    + Trong tháng đối với phương thức đóng hằng tháng;

    + Trong 03 tháng đối với phương thức đóng 03 tháng một lần;

    + Trong 04 tháng đầu đối với phương thức đóng 06 tháng một lần;

    + Trong 07 tháng đầu đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.

    - Thời điểm đóng BHXH đối với trường hợp đóng một lần cho nhiều năm về sau hoặc đóng một lần cho những năm còn thiếu được thực hiện tại thời điểm đăng ký phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng.

    - Quá thời điểm đóng BHXH mà người tham gia BHXH tự nguyện không đóng BHXH thì được coi là tạm dừng đóng BHXH tự nguyện.

    Người đang tạm dừng đóng BHXH tự nguyện, nếu tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH với cơ quan BHXH. Trường hợp có nguyện vọng đóng bù cho số tháng chậm đóng trước đó thì số tiền đóng bù được tính bằng tổng mức đóng của các tháng chậm đóng, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng, mức đóng bù cho số tháng chậm đóng được xác định theo công thức sau:

    T3 = M x (1+r)t

    Trong đó:

    - T3: Mức đóng bù cho số tháng chậm đóng;

    - Mđ: Mức đóng hằng tháng; mức đóng 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng một lần.

    - t: Số tháng chậm đóng;

    - r: Lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng);

    Ví dụ 10: Ông C ở ví dụ 9 thay đổi phương thức đóng BHXH tự nguyện theo phương thức 06 tháng một lần với mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng là 5.000.000 đồng/tháng, số tiền phải đóng là: 6.600.000 đồng (5.000.000 đồng/tháng x 22% x 6 tháng).

    Tuy nhiên, ông C không thực hiện đóng trong khoảng thời gian từ tháng 11/2016 đến tháng 02/2017. Đến tháng 6/2017, ông C tới cơ quan BHXH đề nghị đóng bù cho 6 tháng chưa đóng, số tháng chậm đóng từ tháng 03/2017 đến tháng 6/2017 là 4 tháng. Giả định lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của 2016 là 0,826%. Mức đóng bù của ông C là: 6.820.781 đồng [6.600.000 đồng x (1 + 0,00826)4 = 6.820.781 đồng].

    Trường hợp, đến tháng 3/2017 ông C đến cơ quan BHXH đề nghị đóng bù cho phương thức 06 tháng chưa đóng. Số tháng chậm đóng từ tháng 3/2017 đến tháng 3/2017 là 1 tháng. Giả định lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm 2016 là 0,826%. Mức đóng bù của ông C là: 6.654.516 đồng [6.600.000 đồng x (1 + 0,00826) = 6.654.516 đồng].

    (Căn cứ Điều 11 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    26. Hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện

    * Đối tựơng hỗ trợ và tỷ lệ hỗ trợ đóng BHXH của Nhà nước:

    Người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ % trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể:

    a) Bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo;

    b) Bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;

    c) Bằng 10% đối với các đối tượng khác.

    * Mức hỗ trợ:

    Mức hỗ trợ tiền đóng hằng tháng được tính bằng công thức sau:

    Mhtt = k x 22% x CN

    Trong đó:

    - k: là tỷ lệ % hỗ trợ của Nhà nước, cụ thể: k = 30% với người tham gia thuộc hộ nghèo; k = 25% với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; và k = 10% với các đối tượng khác.

    - CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn làm căn cứ xác định mức hỗ trợ là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời điểm đóng (đồng/tháng).

    Mức hỗ trợ tiền đóng đối với người tham gia BHXH đóng theo phương thức 03 tháng một lần, 06 tháng một lần, 12 tháng một lần hoặc một lần cho nhiều năm về sau được tính bằng công thức sau:

    Mht = n x k x 22% x CN

    Trong đó:

    - n: số tháng được hỗ trợ tương ứng với các phương thức đóng 03 tháng một lần, 06 tháng một lần, 12 tháng một lần hoặc một lần cho nhiều năm về sau.

    - k: là tỷ lệ % hỗ trợ của Nhà nước %, cụ thể: k= 30% với người tham gia thuộc hộ nghèo; k= 25% với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; và k= 10% với các đối tượng khác.

    - CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn làm căn cứ xác định mức hỗ trợ là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời điểm đóng (đồng/tháng).

    Mức hỗ trợ tiền đóng đối với người tham gia BHXH đóng theo phương thức một lần cho những năm còn thiếu:

    Trong đó:

    - k: là tỷ lệ % hỗ trợ của Nhà nước;

    - CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn làm căn cứ xác định mức hỗ trợ là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời điểm đóng (đồng/tháng).

    - r: Lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng).

    - t: Số tháng còn thiếu, nhận một trong các giá trị từ 1 đến 120.

    - i: Tham số tự nhiên có giá trị từ 1 đến t.

    Số tiền hỗ trợ đối với người tham gia BHXH tự nguyện đóng theo phương thức một lần cho những năm còn thiếu được Nhà nước chuyển toàn bộ một lần vào quỹ hưu trí và tử tuất trong cùng năm đóng.

    Ví dụ 11: Bà H thuộc hộ gia đình cận nghèo tham gia BHXH tự nguyện từ tháng 6/2018 với mức thu nhập tháng lựa chọn là 800.000 đồng/tháng, phương thức đóng 12 tháng một lần. Giả định mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm tháng 6/2018 là 700.000 đồng/tháng, số tiền đóng BHXH tự nguyện của bà H cho thời gian từ tháng 6/2018 đến tháng 5/2019 sẽ là: 1.650.000 đồng [(22% x 800.000 đồng/tháng - 25% x 22% x 700.000 đồng/tháng) x 12 tháng].

    - Từ tháng 01/2019 bà H không còn thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo, tuy nhiên do đã đóng đến hết tháng 5/2019 nên không điều chỉnh mức chênh lệch số tiền đã đóng.

    - Từ tháng 6/2019, bà H chuyển sang phương thức đóng hằng tháng vẫn với mức thu nhập tháng lựa chọn là 800.000 đồng/tháng (giả định mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm tháng 6/2019 vẫn là 700.000 đồng/tháng). Số tiền đóng BHXH tự nguyện hằng tháng của bà H từ tháng 6/2019 sẽ là: 160.600 đồng/tháng (22% x 800.000 đồng/tháng - 10% x 22% x 700.000 đồng/tháng).

    - Trường hợp bà H tham gia BHXH tự nguyện liên tục từ tháng 6/2018 đến hết tháng 5/2028 thì thời gian dừng hỗ trợ tiền đóng đối với bà H từ tháng 6/2028.

    * Thời gian hỗ trợ: tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người, nhưng không quá 10 năm (120 tháng)

    * Phương thức hỗ trợ:

    - Người tham gia BHXH tự nguyện thuộc đối tượng được hỗ trợ nộp số tiền đóng BHXH phần thuộc trách nhiệm đóng của mình cho cơ quan BHXH hoặc đại lý thu;

    - Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan BHXH tổng hợp số đối tượng được hỗ trợ, số tiền thu của đối tượng và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ (mẫu D06-TS), gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ BHXH;

    - Cơ quan tài chính căn cứ quy định về phân cấp quản lý ngân sách của địa phương và bảng tổng hợp đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ do cơ quan BHXH chuyển đến, có trách nhiệm chuyển kinh phí vào quỹ BHXH mỗi quý một lần; chậm nhất đến ngày 31/12 hằng năm phải thực hiện xong việc chuyển kinh phí hỗ trợ vào quỹ BHXH của năm đó.

    * Hoàn trả tiền hỗ trợ đóng BHXH của Nhà nước

    - Số tiền Nhà nước đã hỗ trợ tiền đóng đối với người hưởng BHXH một lần (trừ người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế) và người tham gia BHXH tự nguyện được hoàn trả một phần số tiền đã đóng, được hoàn trả cho ngân sách nước.

    - Số tiền hoàn trả bằng số tiền Nhà nước đã hỗ trợ tiền đóng BHXH đối với người tham gia BHXH tự nguyện.

    Lưu ý quan trọng:

     Việc hỗ trợ tiền đóng BHXH của Nhà nước đối với người tham gia BHXH tự nguyện được thực hiện từ ngày 01/01/2018. Không hỗ trợ tiền đóng đối với thời gian đóng BHXH tự nguyện trước ngày 01/01/2018, trừ trường hợp đóng một lần cho những năm còn thiếu.

    Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng theo các phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau mà trong đó có thời gian sau thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng thì không áp dụng hỗ trợ tiền đóng đối với thời gian đã đóng BHXH tự nguyện.

    (Căn cứ Điều 12 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    Còn nữa...

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 09/05/2017 04:07:47 CH Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 09/05/2017 02:35:46 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    Dungtvbhxhpy (09/05/2017)
  • #453214   09/05/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Chương II: Đối tượng, mức đóng và phương thức đóng

    Mục 3: Bảo hiểm thất nghiệp

    27. Bãi bỏ quy định Nhà nước hỗ trợ đóng BHTN

    Cụ thể, bãi bỏ quy định “Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng BHTN của những người lao động đang tham gia BHTN và do ngân sách trung ương bảo đảm.”

    (Căn cứ Điều 14 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    Mục 4: Bảo hiểm y tế

    28. Bổ sung đối tượng tham gia BHYT

    Nhóm do người lao động và đơn vị đóng, bao gồm:

    - Đối tượng do người lao động, Công an đơn vị, địa phương đóng BHYT:

    + Công dân được tạm tuyển trước khi chính thức được tuyển chọn vào Công an nhân dân;

    + Công nhân Công an;

    + NLĐ làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên.

    Nhóm do tổ chức BHXH đóng, bao gồm:

    Người đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng do bị tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp không làm việc và hưởng lương tại đơn vị.

    Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng, bao gồm:

    - Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân được hưởng chế độ theo Quyết định 53/2010/QĐ-TTg;

    - Quân nhân được hưởng chế độ theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg và Quyết định 38/2010/QĐ-TTg;

    - Dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế theo quy định tại Quyết định 49/2015/QĐ-TTg.

    - Sinh viên là người nước ngoài đang học tập tại trường Công an nhân dân được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam; học sinh trường văn hóa Công an nhân dân.

    - Nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú được nhà nước phong tặng thuộc hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người hằng tháng thấp hơn mức lương cơ sở do Chính phủ quy định, gồm:

    + Người đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ và đủ 60 tuổi trở lên đối với nam không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng;

    + Người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng;

    + Người mắc một trong các bệnh cần chữa trị dài ngày theo danh mục do Bộ Y tế quy định;

    + Các đối tượng còn lại không thuộc đối tượng quy định nêu trên.

    - Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại tổ chức cơ yếu thuộc các Bộ (trừ Bộ Quốc phòng), ngành, địa phương;

    - Thân nhân sĩ quan, hạ sĩ quan đang công tác, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, học viên Công an nhân dân đang học tập tại các trường trong và ngoài Công an nhân dân hưởng sinh hoạt phí từ ngân sách nhà nước; thân nhân của người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại các Bộ (không bao gồm đối tượng do BHXH Bộ Quốc phòng cấp thẻ BHYT), ngành, địa phương, gồm:

    + Bố đẻ, mẹ đẻ của cán bộ, chiến sĩ; bố đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng cán bộ, chiến sĩ; người nuôi dưỡng hợp pháp của cán bộ, chiến sĩ, của vợ hoặc chồng cán bộ, chiến sĩ;

    + Vợ hoặc chồng cán bộ, chiến sĩ;

    + Con đẻ, con nuôi hợp pháp của cán bộ, chiến sĩ chưa đủ 18 tuổi; con đẻ, con nuôi hợp pháp của cán bộ, chiến sĩ từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị tàn tật, mất khả năng lao động theo quy định pháp luật;

    + Thành viên khác trong gia đình mà cán bộ, chiến sĩ hoặc người làm công tác cơ yếu có trách nhiệm nuôi dưỡng theo quy định pháp luật hôn nhân và gia đình chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị tàn tật, mất khả năng lao động theo quy định pháp luật.

    Nhóm do ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng:

    - Sinh viên hệ dân sự đang học tập tại các trường Công an nhân dân.

    Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình:

    - Các đối tượng được bổ sung theo quy định của cơ quan có thẩm quyền

    Trường hợp khác:

    Đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì đóng theo thứ tự như sau: do tổ chức BHXH đóng, do ngân sách nhà nước đóng, do đối tượng và UBND cấp xã đóng.

    (Căn cứ Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    29. Mức đóng, trách nhiệm đóng BHYT

    - Đối với các đối tượng do người lao động, Công an đơn vị, địa phương đóng BHYT theo quy định nêu trên: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng theo ngạch bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (đối với NLĐ thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định) hoặc 4,5% tiền lương tháng ghi trong HĐLĐ (đối với NLĐ hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của NSDLĐ); trong đó, Công an đơn vị, địa phương đóng 3%, người lao động đóng 1,5%.

    - Đối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú được nhà nước phong tặng thuộc hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người hằng tháng thấp hơn mức lương cơ sở do Chính phủ quy định: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở do ngân sách nhà nước đóng.

    - Đối với thân nhân sĩ quan, hạ sĩ quan đang công tác, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, học viên Công an nhân dân đang học tập tại các trường trong và ngoài Công an nhân dân hưởng sinh hoạt phí từ ngân sách nhà nước; thân nhân của người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại các Bộ (không bao gồm đối tượng do BHXH Bộ Quốc phòng cấp thẻ BHYT), ngành, địa phương: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở do ngân sách nhà nước đóng.

    - Đối với người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại tổ chức cơ yếu thuộc các Bộ (trừ Bộ Quốc phòng), ngành, địa phương: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng theo ngạch bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

    30. Phương thức đóng BHYT

    - Đối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú được nhà nước phong tặng thuộc hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người hằng tháng thấp hơn mức lương cơ sở do Chính phủ quy định và thân nhân sĩ quan, hạ sĩ quan đang công tác, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, học viên Công an nhân dân đang học tập tại các trường trong và ngoài Công an nhân dân hưởng sinh hoạt phí từ ngân sách nhà nước; thân nhân của người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại các Bộ (không bao gồm đối tượng do BHXH Bộ Quốc phòng cấp thẻ BHYT), ngành, địa phương: hàng quý, cơ quan tài chính, cơ quan quản lý đối tượng chuyển tiền đóng BHYT vào quỹ BHYT, chậm nhất đến ngày 31/12 hàng năm phải thực hiện xong việc chuyển kinh phí vào quỹ BHYT của năm đó.

    - Đối với người thuộc hộ gia đình nghèo và người thuộc hộ gia đình cận nghèo được NSNN hỗ trợ 100% mức đóng: trong trường hợp có hướng dẫn khác của cơ quan có thẩm quyền thì thực hiện theo hướng dẫn.

    - Đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo; người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình: định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, đại diện hộ gia đình, cá nhân đóng phần thuộc trách nhiệm phải đóng cho Đại lý thu hoặc đóng tại cơ quan BHXH. Trường hợp không tham gia đúng thời hạn được hưởng chính sách theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền, khi tham gia thì phải tham gia hết thời hạn còn lại theo quyết định được hưởng chính sách. Trường hợp tham gia vào các ngày trong tháng thì số tiền đóng BHYT được xác định theo tháng kể từ ngày đóng tiền BHYT

    - Đối với người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại tổ chức cơ yếu thuộc các Bộ (trừ Bộ Quốc phòng), ngành, địa phương: hàng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị đóng BHYT theo quy định vào quỹ BHYT.

    - Đối với học sinh, sinh viên: có thể đóng định kỳ 03 tháng (trước đây chỉ được đóng định kỳ 06 tháng, 12 tháng)

    (Căn cứ Khoản 3, 6 Điều 19 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    31. Hoàn trả tiền đóng BHYT

    Quy định cụ thể nhóm đối tượng do người lao động, đơn vị đóng hoặc do tổ chức BHXH đóng hoặc do ngân sách nhà nước đóng được hoàn trả tiền đóng BHYT là người tham gia đựơc cấp thẻ BHYT theo nhóm đối tượng mới, nay báo giảm giá trị sử dụng thẻ đã cấp trước đó (có thứ tự đóng xếp sau đối tượng mới theo quy định tại Điều 12 Luật BHYT).

    Số tiền hoàn trả tính theo mức đóng BHYT và thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ, thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ đựơc tính từ thời điểm sau:

    - Từ thời điểm thẻ BHYT được cấp theo nhóm mới bắt đầu có giá trị sử dụng đối với người tham gia được cấp thẻ BHYT theo nhóm đối tượng mới, nay báo giảm giá trị sử dụng thẻ đã cấp trước đó (có thứ tự đóng xếp sau đối tượng mới theo quy định tại Điều 12 Luật BHYT.

    - Từ thời điểm quyết định của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực đối với đối tượng được NSNN điều chỉnh tăng hỗ trợ mức đóng BHYT

    - Từ thời điểm thẻ có giá trị sử dụng đối với đối tượng bị chết trước khi thẻ BHYT có giá trị sử dụng.

    (Căn cứ Điều 20 Quyết định 595/QĐ-BHXH) 

    Còn nữa...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    Dungtvbhxhpy (09/05/2017)
  • #453215   09/05/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Chương II: Đối tượng đóng, mức đóng và phương thức đóng

    Mục 5: Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    Được tách ra từ quỹ BHXH, do vậy, nội dung tại mục này là quy định mới.

    32. Đối tượng tham gia

    - Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Việt Nam làm việc theo HĐLĐ thuộc đối tượng tham gia BHTNLĐ, BNN bắt buộc, bao gồm:

    + Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;

    + Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn và HĐLĐ có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên và người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018). Không bao gồm người lao động là người giúp việc gia đình;

    + Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý Điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

    + Trường hợp người lao động giao kết HĐLĐ với nhiều NSDLĐ thì NSDLĐ phải đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ đã giao kết nếu NLĐ thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc.

    - NSDLĐ theo quy định.

    - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến BHTNLĐ, BNN.

    (Căn cứ Điều 21 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    33. Mức đóng và phương thức đóng

    - Từ ngày 01/6/2017, NSDLĐ hằng tháng đóng bằng 0.5% trên quỹ tiền lương đóng BHXH của NLĐ đến hết tháng 5/2017.

    - Trường hợp NSDLĐ là DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm hoặc khoán được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.

    (Căn cứ Điều 22 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    Còn nữa...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    Dungtvbhxhpy (09/05/2017)
  • #453223   09/05/2017

    Bạn ơi, bạn có thể gửi cho mình xin bản mềm đầy đủ của nội dung bạn đang chia sẻ này được không ạ, nếu được bạn gửi giúp mình vào địa chỉ email:

    dungtvbhxhpy@gmail.com

    mình cảm ơn bạn nhiều.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dungtvbhxhpy vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (09/05/2017)
  • #453226   09/05/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Dungtvbhxhpy viết:

    Bạn ơi, bạn có thể gửi cho mình xin bản mềm đầy đủ của nội dung bạn đang chia sẻ này được không ạ, nếu được bạn gửi giúp mình vào địa chỉ email:

    dungtvbhxhpy@gmail.com

    mình cảm ơn bạn nhiều.

    Chào bạn Dungtvbhxhpy, thông thường sau khi viết xong các điểm mới mình có đính kèm bên dưới bài viết, vì vậy, bạn đón chờ bài viết của mình nhé! 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    Dungtvbhxhpy (09/05/2017)
  • #453227   09/05/2017

    Vâng, cảm ơn bạn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dungtvbhxhpy vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (11/05/2017)
  • #453353   11/05/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Chương III: Hồ sơ và thời hạn giải quyết

    Mục 1: Hồ sơ tham gia, đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và cấp sổ BHXH, thẻ BHYT

    34. Hồ sơ đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT

    * Đối với NLĐ:

    - NLĐ đang làm việc tại đơn vị:

    Làm rõ trường hợp NLĐ được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: Giấy tờ chứng minh (nếu có) thực hiện theo Phụ lục 03.

    - Đối với NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài với DN hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với DN đưa NLĐ đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề; hợp đồng cá nhân:

    + Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

    + HĐLĐ có thời hạn ở nước ngoài hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng.

    * Đối với đơn vị:

    - Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).

    - Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).

    - Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

    (Căn cứ Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    35. Đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng BHXH tự nguyện; cấp sổ BHXH

    *  Thành phần hồ sơ:

    - Người tham gia: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

    - Đại lý thu/Cơ quan BHXH (đối với trường hợp người tham gia đăng ký trực tiếp tại cơ quan BHXH): Danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05-TS).

    * Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

    (Căn cứ Điều 24 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    36. Đăng ký đóng, cấp thẻ BHYT đối với người chỉ tham gia BHYT

    Bổ sung hồ sơ đối với người tham gia đăng ký đóng, cấp thẻ BHYT đối với người chỉ tham gia BHYT được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.

    UBND xã; Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội; Đại lý thu/Nhà trường; Cơ quan BHXH: Danh sách người chỉ tham gia BHYT (Mẫu D03-TS).

    Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

    (Căn cứ Điều 25 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    37. Bỏ quy định phải nộp thẻ BYHYT còn hạn sử dụng đối với người tham gia BHYT

    Đồng thời, bổ sung sổ BHXH đối với người có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau nộp tất cả các sổ BHXH. 

    (Căn cứ Khoản 1.2 Điều 26 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    Mục 2: Hồ sơ cấp lại sổ BHXH, thẻ BHYT và điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT

    38. Bỏ quy định hướng dẫn gộp sổ

    Đồng thời, bỏ yêu cầu cung cấp sổ BHXH đã cấp đối với trường hợp cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng; thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; Ghi xác nhận thời gian đóng BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH; điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trước năm 1995

    Sửa đổi yêu cầu nộp hồ sơ trong trường hợp cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH:

    Người tham gia:

    - Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

    Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

    (Căn cứ Khoản 1 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    39. Hướng dẫn mới về thủ tục cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc, quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH

    Không cần phải nộp lại sổ BHXH, mà chỉ cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

    Đối với người tham gia: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) và Hồ sơ kèm theo (Mục 3,4 Phụ lục 01).

    Đối với đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS)

    Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

     (Căn cứ Khoản 2 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    40. Hướng dẫn thủ tục cộng nối thời gian tham gia BHXH

    Ghi xác nhận thời gian đóng BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH và điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trước năm 1995, hồ sơ cần chuẩn bị gồm:

    - Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1 -TS);

    - Hồ sơ kèm theo (Mục 1, 2 Phụ lục 01);

     (Căn cứ Khoản 3 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    41. Thủ tục cấp lại, đổi thẻ BHYT

    Không cần phải chuẩn bị thẻ BHYT mà chỉ cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

    - Đối với người tham gia:

    + Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);

    + Đối với người được hưởng quyền lợi cao hơn: giấy tờ chứng minh theo Phụ lục 03.

    - Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01 -TS).

    (Căn cứ Khoản 4 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    Mục 3: Thời hạn giải quyết hồ sơ  (đang làm)

    42. Rút ngắn thời hạn truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ,BNN

    - Đối với trường hợp vi phạm quy định pháp luật đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

    - Đối với trường hợp điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

    Trước đây: cả 2 trường hợp trên có thời hạn thực hiện truy thu không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

    (Căn cứ Khoản 2 Điều 28 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    43. Rút ngắn thời hạn hoàn trả BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN

    - Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, người tham gia BHYT theo hộ gia đình và người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. (trước đây là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ)

    - Đối tượng cùng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. (trước đây là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ)

    (Căn cứ Khoản 3 Điều 28 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    44. Rút ngắn thời hạn tham gia BHXH

    - Cấp mới: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, bao gồm cả tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện

    Trước đây: Đối với người tham gia BHXH bắt buộc thì không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, còn đối với người tham gia BHXH tự nguyện thì không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

    - Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. (trước đây là 15 ngày)

    Nếu cần xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi NLĐ có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho NLĐ biết.

    - Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hổ sơ (trước đây không quá 10 ngày làm việc)

    - Xác nhận sổ BHXH: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (trước đây là 07 ngày làm việc)

    (Căn cứ Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    45. Rút ngắn thời hạn cấp thẻ BHYT

    - Cấp mới: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (trước đây không quá 07 ngày làm việc)

    - Cấp lại, đổi thẻ BHYT:

    Nếu không thay đổi thông tin: không quá 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Từ ngày 01/01/2019 trở đi: trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

    Nếu thay đổi thông tin: không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

    Trường hợp người tham gia đang điều trị tại các cơ sở KCB, thực hiện trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

    Trước đây: không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ bất kể có thay đổi thông tin hay không.

    (Căn cứ Điều 30 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    Còn nữa...

     
    Báo quản trị |  
  • #467039   08/09/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Chương IV: Quy trình thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT

    46. Hướng dẫn kê khai, nộp hồ sơ đối với người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài

    - Người tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN kê khai hồ sơ theo quy định trên và nộp hồ sơ cho đơn vị nơi đang làm việc.

    - NLĐ ở nước ngoài theo hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài với DN hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa NLĐ đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề; hợp đồng cá nhân thì kê khai hồ sơ và nộp như sau:

    + Trường hợp đóng qua đơn vị đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài: Kê khai hồ sơ theo quy định tại Tiết b Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 23 Quyết định 595 nộp cho đơn vị.

    + Trường hợp đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi cư trú của NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài: Kê khai hồ sơ theo quy định tại Tiết b Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 23 Quyết định 595 nộp cho cơ quan BHXH.

    + Trường hợp NLĐ được gia hạn hợp đồng hoặc ký HĐLĐ mới ngay tại nước tiếp nhận lao động truy nộp sau khi về nước: Kê khai hồ sơ theo quy định tại Tiết b Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 23 nộp cho đơn vị hoặc nộp cho cơ quan BHXH.

    - Các trường hợp cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH: kê khai hồ sơ theo quy định tại Điều 27 Quyết định 595 và nộp hồ sơ như sau:

    - Người đang làm việc nộp cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH.

    - Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, người đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đề nghị cấp lại, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH: nộp cho cơ quan BHXH.

    (Căn cứ Khoản 1.1 Điều 31 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    47. Hướng dẫn đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đối với NLĐ đóng BHXH chưa đủ 15 năm

    Cụ thể, NLĐ có thời gian đóng BHXH chưa đủ 15 năm (kể cả lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH), nếu còn thiếu tối đa 06 tháng mà bị chết, nếu thân nhân đủ điều kiện hưởng chế độ tuất hàng tháng theo Khoản 2 Điều 25 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì thân nhân NLĐ lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS), kèm theo sổ BHXH của NLĐ, để đóng tiền vào quỹ hưu trí và tử tuất với mức đóng hàng tháng bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH trước khi chết tại BHXH huyện nơi cư trú cho số tháng còn thiếu để được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.

    (Căn cứ Khoản 1.2 Điều 31 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    48. Người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc hoặc BHXH, BHYT tự nguyện nhận kết quả

    - Thông báo mã số BHXH.

    - Sổ BHXH, thẻ BHYT.

    - Tờ rời sổ BHXH (hằng năm).

    (Căn cứ Khoản 1.3, 2.3 Điều 31 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    49. Người chỉ tham gia BHYT đang hưởng trợ cấp thất nghiệp khi cấp lại, đổi thẻ BHYT:

    Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.

    (Căn cứ Khoản 3.1 Điều 31 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    50. Người chỉ tham gia BHYT nhận kết quả

    - Thông báo mã số BHXH.

    - Thẻ BHYT.

    (Căn cứ Khoản 3.3 Điều 31 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    51. Hướng dẫn quy trình thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đối với đơn vị sử dụng lao động

    * Kê khai và nộp hồ sơ

    + Đăng ký; điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT hằng tháng: theo quy định đã đề cập tại Quyết định 595.

    + Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT theo quy định đã đề cập tại Quyết định 595.

    Trường hợp NLĐ nộp hồ sơ thông qua đơn vị: đơn vị nhận hồ sơ, lập Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS), các giấy tờ liên quan ngoài Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

    - Đối với NLĐ nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH: xác nhận Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) đối với người điều chỉnh họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh, giới tính đã ghi trên sổ BHXH.

    + Ghi mã số BHXH:

    - Đối với trường hợp người tham gia đã được cơ quan BHXH cấp mã số BHXH và cung cấp cho đơn vị thì đơn vị ghi mã số BHXH vào các mẫu biểu tương ứng.

    - Đối với trường hợp người tham gia chưa cấp được mã số BHXH (kể cả người tham gia không nhớ mã số BHXH): phối hợp cơ quan BHXH hoặc Bưu điện Văn hóa xã để cấp mã số BHXH.

    - Đối với người tham gia chưa được cấp được mã số BHXH Lưu ý: Đơn vị có thể tra cứu mã số BHXH, mã hộ gia đình của người tham gia tại địa chỉ: http://baohiemxahoi.gov.vn.

    * Nộp hồ sơ: nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH thông qua bưu điện.

    - Đóng tiền: Nộp tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo quy định.

    - Nhận kết quả:

    + Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu C12-TS) hằng tháng để kiểm tra, đối chiếu, nếu có sai lệch, phối hợp với cơ quan BHXH để giải quyết.

    + Thông báo đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của người lao động (Mẫu C13-TS) để niêm yết công khai tại đơn vị.

    + Phối hợp với cơ quan BHXH/Bưu điện trả Sổ BHXH, Thẻ BHYT và Thông báo mã số BHXH cho người lao động.

    (Căn cứ Khoản 1 Điều 32 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    52. Hướng dẫn quy trình thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đối với đại lý thu/nhà trường

    - Kê khai và nộp hồ sơ:

    + Kê khai hồ sơ theo quy định tại Điều 24, Điều 25 và Điều 27 Quyết định 595.

    + Ghi mã số BHXH:

    Đối với người tham gia đã được cấp mã số BHXH: ghi mã số BHXH vào các mẫu biểu tương ứng.

    Đối với người tham gia chưa được cấp được mã số BHXH (kể cả người tham gia không nhớ mã số BHXH): phối hợp cơ quan BHXH hoặc Bưu điện Văn hóa xã để cấp mã số BHXH.

    Lưu ý: Đơn vị có thể tra cứu mã số BHXH, mã hộ gia đình của người tham gia tại địa chỉ: http://baohiemxahoi.gov.vn.

    - Nộp hồ sơ: nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH hoặc thông qua bưu điện.

    - Đóng tiền:

    + Thu tiền đóng BHXH của người tham gia BHXH tự nguyện; tiền đóng BHYT phần thuộc trách nhiệm đóng của người tham gia BHYT; cấp biên lai thu tiền cho người tham gia theo quy định.

    + Nộp số tiền đã thu của người tham gia cho cơ quan BHXH theo quy định.

    + Đối chiếu biên lai thu tiền và số tiền đã thu theo Mẫu C17-TS.

    - Nhận kết quả:

    + Sổ BHXH, thẻ BHYT và Thông báo mã số BHXH để trả cho người tham gia.

    + Danh sách người tham gia đến hạn phải đóng BHXH tự nguyện, BHYT  (Mẫu D08a-TS) để thông báo và vận động người tham gia tiếp tục tham gia theo quy định.

    (Căn cứ Khoản 2 Điều 32 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    53. Hướng dẫn quy trình thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đối với UBND xã

    - Nhận hồ sơ:

    + Hồ sơ của người tham gia theo quy định.

    + Danh sách người có công với cách mạng, thân nhân người có công cách mạng do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện chuyển đến.

    - Kê khai và nộp hồ sơ

    + Kê khai hồ sơ theo quy định đã đề cập tại Quyết định 595.

    + Ghi mã số BHXH:

    Đối với người tham gia đã được cấp mã số BHXH: ghi mã số BHXH vào các mẫu biểu tương ứng.

    Đối với người tham gia chưa được cấp được mã số BHXH (kể cả người tham gia không nhớ mã số BHXH): phối hợp cơ quan BHXH hoặc Bưu điện Văn hóa xã để cấp mã số BHXH.

    Lưu ý: Đơn vị có thể tra cứu mã số BHXH, mã hộ gia đình của người tham gia tại địa chỉ: http://baohiemxahoi.gov.vn.

    - Nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH hoặc thông qua bưu điện.

    - Nhận kết quả:

    + Thẻ BHYT và Thông báo mã số BHXH để trả cho người tham gia.

    + Danh sách người chỉ tham gia BHYT (Mẫu D03-TS) do tổ chức BHXH đóng và người đã hiến bộ phận cơ thể người, xác nhận gửi lại cơ quan BHXH.

    - Xác định, rà soát tăng, giảm đối tượng tham gia BHYT trên địa bàn theo quy định.

    (Căn cứ Khoản 3 Điều 32 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    54. Hướng dẫn quy trình thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đối với cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành LĐTBXH

    - Nhận hồ sơ của người tham gia theo quy định.

    - Kê khai hồ sơ:

    + Kê khai hồ sơ: theo quy định tại Điều 25, Khoản 4 Điều 27.

    + Ghi mã số BHXH:

    Đối với người tham gia đã được cấp mã số BHXH: ghi mã số BHXH vào các mẫu biểu tương ứng.

    Đối với người tham gia chưa được cấp được mã số BHXH (kể cả người tham gia không nhớ mã số BHXH): phối hợp cơ quan BHXH hoặc Bưu điện Văn hóa xã để cấp mã số BHXH.

    Lưu ý: Đơn vị có thể tra cứu mã số BHXH, mã hộ gia đình của người tham gia tại địa chỉ: http://baohiemxahoi.gov.vn.

    - Nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH hoặc thông qua bưu điện.

    - Đóng tiền: Tổng hợp, chuyển kinh phí hoặc đề nghị cơ quan tài chính chuyển kinh phí vào quỹ BHYT theo quy định.

    - Nhận kết quả: Thẻ BHYT và Thông báo mã số BHXH để trả cho người tham gia.

    (Căn cứ Khoản 4 Điều 32 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    55. Hướng dẫn quy trình thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đối với cơ quan quản lý đối tượng

    - Nhận và rà soát hồ sơ:

    + Danh sách người chỉ tham gia BHYT (Mẫu D03-TS) do UBND xã gửi đến.

    + Chủ trì, phối hợp với cơ quan BHXH cấp huyện rà soát, đối chiếu Danh sách người chỉ tham gia BHYT (Mẫu D03-TS).

    - Đóng tiền: Tổng hợp, đối chiếu, chuyển kinh phí hoặc đề nghị cơ quan tài chính chuyển kinh phí vào quỹ BHYT theo quy định.

    - Chuyển Danh sách người có công với cách mạng, thân nhân người có công cách mạng cho UBND xã để làm căn cứ lập danh sách tham gia BHYT.

    Trường hợp giao dịch bằng hồ sơ điện tử thì thực hiện quy trình thu; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT theo quy định về giao dịch điện tử trong việc thực hiện thủ tục tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT.

    (Căn cứ Khoản 5 Điều 32 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    56. Hướng dẫn quy trình thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đối với cơ quan BHXH tỉnh/huyện

    Sửa đổi, bổ sung các quy định sau:

    - Phòng/Tổ Tiếp nhận & Quản lý hồ sơ:

    Nhận hồ sơ

    Nhận hồ sơ và dữ liệu (nếu có) do người tham gia; đơn vị, UBND xã, Đại lý thu/nhà trường, Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành LĐTBXH, cơ quan quản lý đối tượng và Bưu điện chuyển đến; kiểm tra, đối chiếu các chỉ tiêu trên mẫu biểu, hồ sơ với dữ liệu quản lý

    Trường hợp dữ liệu quản lý và hồ sơ chưa khớp đúng: Lập Phiếu trả hồ sơ (Mẫu C02-TS).

    Trường hợp dữ liệu quản lý và hồ sơ khớp đúng: Viết giấy hẹn.

    Đối với người tham gia nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH:

    + Hướng dẫn người tham gia lập hồ sơ quy định tại Điều 23, 24, 25, 26, 27 Quyết định 595. Đối với các trường hợp có hồ sơ kèm theo thì sao và xác nhận, trả bản chính.

    + Ghi mã số BHXH:

    Đối với người tham gia đã được cấp mã số BHXH: ghi mã số BHXH vào các mẫu biểu tương ứng.

    Đối với người tham gia chưa được cấp được mã số BHXH (kể cả người tham gia không nhớ mã số BHXH): phối hợp cơ quan BHXH hoặc Bưu điện Văn hóa xã để cấp mã số BHXH.

    Lưu ý: Đơn vị có thể tra cứu mã số BHXH, mã hộ gia đình của người tham gia tại địa chỉ: http://baohiemxahoi.gov.vn.

    + Hướng dẫn người tham gia nộp tiền theo quy định.

    + Viết giấy hẹn.

    Chuyển hồ sơ:

    - Phòng/Tổ Quản lý thu: Hồ sơ theo quy định tại Điều 23, 24, 25, 26 và Khoản 2, 4 Điều 27 Quyết định 595.

    - Phòng/Tổ Cấp sổ, thẻ:

    + Hồ sơ theo quy định tại Khoản 1, 3 Điều 27 Quyết định 595.

    + Hồ sơ cộng nối thời gian không phải đóng BHXH; Hồ sơ điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thời gian trước ngày 01/01/1995.

    Nhận lại hồ sơ:

    - Từ Phòng/Tổ Quản lý thu:

    + Hồ sơ các trường hợp không đúng, đủ để trả lại nơi nộp hồ sơ.

    + Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu C12-TS).

    - Từ Phòng/Tổ Cấp sổ, thẻ:

    + Thông báo Mã số BHXH, Sổ BHXH, thẻ BHYT.

    +Thông báo đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của người lao động (Mẫu C13-TS).

    + Tờ rời sổ BHXH (hằng năm).

    + Hồ sơ các trường hợp không đúng, đủ để trả lại nơi nộp hồ sơ.

    - Lưu hồ sơ còn lại.

    - Phòng/Tổ Quản lý thu:

    Hướng dẫn chi tiết, tuần tự so với Quyết định 959/QĐ-BHXH:

    Nhận hồ sơ:

    Nhận hồ sơ và dữ liệu (nếu có) do Phòng/Tổ Tiếp nhận & Quản lý hồ sơ; Phòng/Tổ Cấp sổ, thẻ; Phòng/Tổ Chế độ BHXH chuyển đến; kiểm tra, đối chiếu các chỉ tiêu trên mẫu biểu, hồ sơ với dữ liệu quản lý:

    - Trường hợp dữ liệu quản lý và hồ sơ chưa khớp đúng: Lập Phiếu trả hồ sơ (Mẫu C02-TS).

    - Đối với hồ sơ đề nghị điều chỉnh thông tin theo quy định tại Khoản 2, Khoản 4, Điều 27: trình Lãnh đạo phê duyệt trước khi điều chỉnh dữ liệu.

    - Trường hợp dữ liệu quản lý và hồ sơ khớp đúng:

    + Cập nhật dữ liệu vào chương trình quản lý, ghi quá trình đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN vào từng quỹ tương ứng để tính thời gian tham gia BHXH, BHYT, BHTN của từng người tham gia.

    +Thực hiện ghi dữ liệu vào chương trình quản lý, in:

    Các bản Tổng hợp danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT đối với mỗi đơn vị tham gia BHXH, BHYT (Mẫu D02a-TS, D03a-TS, D05a-TS).

    Tổng hợp danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02a-TS) đối với người lao động giảm, đồng thời nộp hồ sơ hưởng chế độ hưu trí hoặc nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau dài ngày.

    Nhiệm vụ hằng tháng:

    Hằng tháng, sau khi chốt dữ liệu vào chương trình quản lý, in:

    - Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu C12-TS).

    - Tổng hợp số phải thu (Mẫu C69-HD ban hành kèm theo Thông tư 178/2012/TT-BTC)

    - Báo cáo chi tiết đơn vị nợ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu B03-TS).

    - Danh sách người chỉ tham gia BHYT (Mẫu D03-TS) do tổ chức BHXH đóng; người đã hiến bộ phận cơ thể người gửi UBND xã xác nhận.

    - Danh sách đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT trước 30 ngày đến hạn phải đóng (Mẫu D08a-TS) để gửi đại lý thu/nhà trường.

    - Báo cáo nghiệp vụ (Mẫu B01-TS, Mẫu B06-TS).

    - Đối chiếu biên lai thu tiền và số tiền đã thu theo Mẫu C17-TS với Phòng/Tổ KH-TC và Đại lý thu/nhà trường.

    Nhiệm vụ hằng quý:

    Hằng quý, in:

    - Tổng hợp số thẻ và số phải thu theo nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu (Mẫu B05-TS).

    - Báo cáo nghiệp vụ (Mẫu B02a-TS, Mẫu B02a-TS lũy kế từ đầu năm; Mẫu B02b-TS, Mẫu B02b-TS lũy kế từ đầu năm; Mẫu B04a-TS, Mẫu B04b-TS).

    Phối hợp với cơ quan quản lý đối tượng rà soát, đối chiếu Danh sách người chỉ tham gia BHYT (Mẫu D03-TS).

    Hướng dẫn, đôn đốc hoặc thực hiện việc nhập thông tin trên Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) đối với trường hợp người tham gia chưa được cấp mã số BHXH của Bưu điện/đơn vị được giao nhiệm vụ, đảm bảo không quá 01 ngày.

    Phối hợp với Phòng/Tổ Cấp sổ, thẻ điều chỉnh thông tin tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

    Phối hợp với các Phòng/Tổ Cấp sổ, thẻ, Phòng/Tổ KH-TC lập hồ sơ các trường hợp hoàn trả, trình Giám đốc BHXH phê duyệt.

    Trường hợp chưa cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, điều chỉnh dữ liệu chưa khớp đúng do Phòng/Tổ Cấp sổ, thẻ, Phòng/Tổ Chế độ BHXH chuyển đến.

    Chuyển:

    + Phòng/Tổ Cấp sổ, thẻ: Hồ sơ, dữ liệu và Mẫu D02a-TS, D03a-TS, D05a-TS.

    + Phòng/Tổ Chế độ BHXH: Mẫu D02a-TS đối với người lao động giảm hưởng chế độ hưu trí hoặc nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau dài ngày.

    - Phòng/Tổ cấp sổ, thẻ

    Nhận hồ sơ:

    - Nhận hồ sơ và dữ liệu (nếu có) do Phòng/Tổ Tiếp nhận & Quản lý hồ sơ, Phòng/Tổ Quản lý thu, Phòng/Tổ chế độ BHXH chuyển đến; kiểm tra, đối chiếu các chỉ tiêu trên mẫu biểu, hồ sơ với dữ liệu quản lý.

    + Trường hợp dữ liệu chương trình và hồ sơ chưa khớp đúng:

    Lập Phiếu trả hồ sơ (Mẫu C02-TS).

    Phối hợp với Phòng/Tổ Quản lý thu kiểm tra, giải quyết hồ sơ các trường hợp nêu tại Điểm 2.6 Khoản 2 Điều này.

    - Đối với hồ sơ đề nghị điều chỉnh thông tin theo quy định tại Khoản 3 Điều 27: trình Lãnh đạo phê duyệt trước khi chuyển Phòng/Tổ quản lý thu điều chỉnh dữ liệu.

    - Trường hợp dữ liệu chương trình và hồ sơ khớp đúng, thực hiện in:

    + Sổ BHXH, thẻ BHYT; danh sách cấp sổ BHXH (Mẫu D09a-TS), danh sách cấp thẻ BHYT (Mẫu D10a-TS).

    + Tờ rời sổ BHXH khi phát sinh trường hợp:

    Xác nhận sổ BHXH cho người lao động khi dừng đóng BHXH, giải quyết chế độ BHXH.

    Xác nhận quá trình đóng BHTNLĐ, BNN đến thời điểm người tham gia bị TNLĐ, BNN.

    Xác nhận, xác nhận lại quá trình đóng BHTN cho người tham gia khi còn thời gian chưa hưởng.

    Xác nhận quá trình đóng BHXH, BHTN khi có đề nghị của đơn vị hoặc cơ quan thanh tra, kiểm tra.

    Điều chỉnh thông tin tham gia BHXH, BHTN (kể cả các trường hợp đã giải quyết chế độ BHXH).

    + Bìa sổ BHXH và tờ rời sổ BHXH đối với trường hợp người tham gia giải quyết BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN.

    Nhiệm vụ hằng tháng:

    In Báo cáo chỉ tiêu quản lý thu; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT (Mẫu B01-TS).

    Nhiệm vụ hằng quý:

    In Báo cáo tổng hợp danh sách cộng nối thời gian tham gia BHXH (Mẫu B04c-TS).

    Nhiệm vụ hằng năm:

    In:

    - Tờ rời sổ BHXH.

    - Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu C13-TS).

    Lập Phiếu sử dụng phôi bìa sổ BHXH (Mẫu C06-TS), Phiếu sử dụng phôi thẻ BHYT (C07-TS) và Mở sổ theo dõi tình hình cấp sổ BHXH, thời hạn sử dụng thẻ BHYT; tình hình sử dụng phôi sổ BHXH, phôi thẻ BHYT (Mẫu S04-TS, S05-TS, S06-TS, S07-TS). Các loại Phiếu sử dụng và Sổ theo dõi được quản lý trong cơ sở dữ liệu, chỉ thực hiện in khi có yêu cầu của Lãnh đạo, đoàn kiểm tra hoặc cơ quan có thẩm quyền.

    Chuyển:

    - Phòng/Tổ Quản lý thu: Hồ sơ cộng nối thời gian không phải đóng BHXH; Hồ sơ điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thời gian trước ngày 01/01/1995.

    - Phòng/Tổ Chế độ BHXH: Hồ sơ giải quyết, điều chỉnh hưởng chế độ BHXH của người lao động.

    - Phòng/Tổ Tiếp nhận & Quản lý hồ sơ:

    + Sổ BHXH, thẻ BHYT kèm theo danh sách cấp sổ BHXH (Mẫu D09a-TS), thẻ BHYT (Mẫu D10a-TS) và hồ sơ, giấy tờ bản chính (nếu có) để chuyển trả đơn vị, người tham gia.

    + Tờ rời sổ BHXH (hằng năm).

    + Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu C13-TS).

    - Phòng/Tổ KH-TC:

    Nhận hồ sơ (chứng từ chuyển tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; hồ sơ các trường hợp hoàn trả...), kiểm tra, đối chiếu các chỉ tiêu trên mẫu biểu, hồ sơ với dữ liệu quản lý:

    - Trường hợp dữ liệu quản lý và hồ sơ chưa khớp đúng: lập Phiếu trả hồ sơ (Mẫu C02-TS).

    - Trường hợp dữ liệu quản lý và hồ sơ khớp đúng:

    + Cập nhật dữ liệu vào chương trình quản lý thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT: số tiền đã thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của đơn vị, ngân sách nhà nước, Đại lý thu/nhà trường, người tham gia.

    + Ghi thu số tiền đóng BHYT của đối tượng tham gia BHYT do ngân sách Trung ương và quỹ BHXH, BHTN đảm bảo.

    + Thu tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT của người tham gia ký, đóng dấu xác nhận đã thu tiền vào bản Tổng hợp danh sách người chỉ tham gia BHYT (Mẫu D03a-TS), bản Tổng hợp danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05a-TS).

    Nhiệm vụ hằng tháng

    - Tổng hợp số phải thu hằng tháng (Mẫu C69-HD) đối với mỗi đơn vị tham gia BHXH, BHYT để hạch toán.

    - Tổng hợp số tiền phải đóng và số thẻ đăng ký khám chữa bệnh ban đầu (Mẫu B05-TS).

    - Đối chiếu biên lai thu tiền và số tiền đã thu (Mẫu C17-TS) với Phòng/Tổ Quản lý thu.

    Nhiệm vụ định kỳ:

    Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, phối hợp với Phòng/Tổ Quản lý thu tổng hợp số thẻ BHYT đã phát hành, số tiền thu của đối tượng và số tiền ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ đóng BHYT theo quy định gửi cơ quan quản lý đối tượng, cơ quan tài chính chuyển kinh phí tương ứng vào quỹ BHYT.

    Trường hợp cập nhật sai số liệu thì lập chứng từ điều chỉnh, trình Giám đốc BHXH ký duyệt, 01 bản lưu tại Phòng/Tổ KH-TC để làm căn cứ điều chỉnh, 01 bản chuyển Phòng/Tổ Quản lý thu để theo dõi và đối chiếu với đơn vị.

    Chuyển

    - Phòng/Tổ Tiếp nhận & Quản lý hồ sơ: Biên lai thu tiền đóng BHXH, BHYT để trả cho người tham gia.

    - Phòng/Tổ Quản lý thu

    + Hồ sơ điều chỉnh số thu (nếu có) để theo dõi và đối chiếu với đơn vị.

    + Bản Tổng hợp số thẻ BHYT đã phát hành, số tiền thu của đối tượng và số tiền ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ đóng BHYT theo quy định gửi cơ quan quản lý đối tượng, cơ quan tài chính chuyển kinh phí tương ứng vào quỹ BHYT để phối hợp đôn đốc.

    - Phòng/Tổ Cấp sổ, thẻ: Mẫu D03-TS, Mẫu D03a-TS và hồ sơ kèm theo (nếu có).

    Lưu hồ sơ, chứng từ theo quy định.

    - Phòng/Tổ chế độ BHXH:

    Nhận hồ sơ và dữ liệu (nếu có) do Phòng/Tổ Tiếp nhận & Quản lý hồ sơ, Phòng/Tổ Quản lý thu, Phòng/Tổ Cấp sổ, thẻ chuyển đến; kiểm tra, đối chiếu hồ sơ với dữ liệu về tiền lương, thời gian tham gia BHXH, cấp thẻ BHYT đối với trẻ em dưới 6 tuổi trong dữ liệu thu, sổ BHXH, thẻ BHYT.

    - Trường hợp dữ liệu quản lý và hồ sơ chưa khớp đúng: Lập Phiếu trả hồ sơ (Mẫu C02-TS).

    - Trường hợp dữ liệu quản lý và hồ sơ khớp đúng: Giải quyết chế độ BHXH, BHTN theo quy định.

    Chuyển

    - Phòng/Tổ Quản lý thu

    + Dữ liệu và Danh sách người chỉ tham gia BHYT (Mẫu D03-TS) đối với người tham gia do tổ chức BHXH đóng; người lao động báo giảm hưởng chế độ hưu trí hoặc nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau dài ngày đang trong thời gian chờ quyết định của cơ quan BHXH.

    + Hồ sơ người giải quyết chế độ BHXH một lần đối với trường hợp người tham gia có thời gian đóng BHTN chưa hưởng để cập nhật dữ liệu.

    - Phòng/Tổ Cấp sổ, thẻ: hồ sơ người tham gia chấm dứt, dừng, hủy hưởng trợ cấp thất nghiệp cho để đối chiếu dữ liệu, xác nhận lại tổng thời gian đóng BHTN chưa hưởng.

    - Phòng/Tổ Giám định BHYT:

    Nhận bảng tổng hợp số tiền phải đóng và số thẻ đăng ký khám chữa bệnh ban đầu do Phòng/Tổ Quản lý thu chuyển đến (Mẫu B05-TS).

    Chuyển: Danh sách cơ sở khám chữa bệnh có hợp đồng khám chữa bệnh ban đầu cho Phòng/Tổ Quản lý thu và Phòng/Tổ CNTT.

    - Phòng/Tổ CNTT:

    + Quản lý, liên thông dữ liệu thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, giải quyết chính sách BHXH; dữ liệu khám chữa bệnh và thanh toán BHYT.

    + Cập nhật danh sách cơ sở khám chữa bệnh có hợp đồng khám chữa bệnh ban đầu vào chương trình quản lý thu.

    + Trường hợp điều chỉnh dữ liệu phải có phê duyệt của Giám đốc BHXH tỉnh/huyện.

    + Cung cấp, hướng dẫn phần mềm cho các đơn vị /UBND xã/Đại lý thu/nhà trường/Bưu điện/đơn vị được giao nhiệm vụ để tra cứu, cập nhật, xác định mã số BHXH của người tham gia và giao dịch điện tử.

    Trường hợp cơ quan BHXH và đơn vị giao dịch bằng hồ sơ điện tử thì thực hiện quy trình thu; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT theo quy định về giao dịch điện tử trong việc thực hiện thủ tục tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT.

    (Căn cứ Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 33 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    (Còn nữa)…

     
    Báo quản trị |  
  • #467208   09/09/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Chương V: Quy trình khai thác, phát triển đối tượng tham gia & quản lý, đôn đốc thu nợ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN

    57. Khai thác, phát triển đối tượng cùng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN

    Đây được xem là nội dung mới tại Quyết định 595, cụ thể:

    BHXH Việt Nam

    - Trung tâm CNTT:

    + Căn cứ dữ liệu do Tổng cục Thuế cung cấp, rà soát, đối chiếu với dữ liệu đang quản lý, phân loại dữ liệu theo các chỉ tiêu tại mẫu biểu như sau:

    Danh sách đơn vị cơ quan Thuế đang quản lý chưa tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu số D04a-TS).

    Danh sách đơn vị cơ quan BHXH đang quản lý chưa tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đầy đủ cho người lao động (Mẫu số D04b-TS).

    Danh sách đơn vị giải thể, phá sản, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh (Mẫu số D04c-TS).

    Danh sách đơn vị trả thu nhập theo kế hoạch thanh tra của cơ quan thuế (Mẫu số D04d-TS).

    + Phân quyền cho Ban Thu và BHXH tỉnh để tổng hợp, phân loại, theo dõi đôn đốc, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện.

    - Ban Thu:

    + Căn cứ vào phân quyền do Trung tâm CNTT cung cấp để rà soát, đối chiếu, phân tích, xử lý dữ liệu và lập Danh sách đơn vị đề nghị thanh tra đột xuất (Mẫu số D04m-TS), gửi Vụ Thanh tra - Kiểm tra và BHXH tỉnh.

    + Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn BHXH tỉnh tổ chức thực hiện khai thác phát triển đối tượng theo quy định.

    + Cung cấp thông tin các đơn vị chưa tham gia hoặc tham gia chưa đầy đủ về lao động, số tiền đóng đến cơ quan có thẩm quyền, cơ quan truyền thông để tuyên truyền, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra và xử lý theo quy định.

    - Vụ Thanh tra - Kiểm tra:

    + Căn cứ Mẫu số D04m-TS do Ban Thu chuyển đến, rà soát, xây dựng kế hoạch thanh tra thường xuyên, đột xuất của ngành; kế hoạch thanh tra liên ngành.

    + Phối hợp Thanh tra Thuế thanh tra việc chấp hành pháp luật về thuế, về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo kế hoạch đối với đơn vị.

    + Tổng hợp, theo dõi, đôn đốc việc thanh tra, kiểm tra; đôn đốc việc chấp hành kết luận thanh tra, kiểm tra theo quy định.

    Làm rõ trách nhiệm của BHXH tỉnh/huyện

    - Phòng/Tổ CNTT:

    + Căn cứ phân quyền sử dụng dữ liệu của cơ quan thuế cung cấp từ Trung tâm CNTT, dữ liệu từ cơ quan Thuế cùng cấp (nếu có) để rà soát, đối chiếu với cơ sở dữ liệu đang quản lý lập:

    Danh sách đơn vị cơ quan Thuế đang quản lý chưa tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu số D04a-TS).

    Danh sách đơn vị cơ quan BHXH đang quản lý chưa tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đầy đủ cho người lao động (Mẫu số D04b-TS).

    Danh sách đơn vị giải thể, phá sản, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh (Mẫu số D04c-TS).

    Danh sách đơn vị trả thu nhập theo kế hoạch thanh tra của cơ quan thuế (Mẫu số D04d-TS).

    + Phân quyền cho các Phòng liên quan và BHXH huyện tỉnh để tổng hợp, theo dõi đôn đốc, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện.

    - Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ:

    + Căn cứ Mẫu số D04a-TS, Mẫu số D04b-TS, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện khai thác, phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN:

    Gửi Thông báo về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động (Mẫu D04e-TS) và đôn đốc đơn vị đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đầy đủ cho NLĐ, 15 ngày/lần.

    Sau 15 ngày kể từ ngày gửi thông báo lần thứ hai mà đơn vị không đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho NLĐ thì thực hiện như sau:

    Phối hợp với Phòng/Tổ Quản lý thu trực tiếp đến đơn vị đôn đốc, hướng dẫn đơn vị đăng ký tham gia và đóng đủ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho NLĐ theo quy định pháp luật, lập Biên bản làm việc về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho NLĐ (Mẫu số D04h-TS). Sau 15 ngày kể từ ngày lập Mẫu số D04h-TS, đơn vị vẫn chưa đóng cho NLĐ, chuyển hồ sơ (gồm 02 mẫu D04e-TS và Mẫu số D04h-TS) cho Phòng Thanh tra - Kiểm tra/Tổ kiểm tra.

    Sau thời gian 03 tháng kể từ ngày gửi Thông báo về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho NLĐ (Mẫu số D04e-TS) lần đầu, đơn vị vẫn không đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN thì phối hợp Phòng Thanh tra - Kiểm tra/Tổ kiểm tra lập Mẫu số D04m-TS để ra quyết định thành lập thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định hoặc phối hợp với cơ quan quản lý lao động, cơ quan Thuế thành lập đoàn thanh tra liên ngành.

    + Hằng tháng

    Phối hợp với Phòng/Tổ Quản lý thu, Phòng Thanh tra - Kiểm tra/Tổ kiểm tra theo dõi, đôn đốc đơn vị đăng ký đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho NLĐ. Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh, truyền hình) DN chưa đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho NLĐ.

    Nhận từ Phòng Thanh tra - Kiểm tra/Tổ kiểm tra: Hồ sơ thanh tra để theo dõi, đôn đốc đơn vị thực hiện.

    + Hằng quý

    Phối hợp với Phòng/Tổ Quản lý thu, Phòng Thanh tra - Kiểm tra/Tổ kiểm tra tham mưu với Giám đốc báo cáo UBND các cấp tình hình chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN tình hình thu, cấp thẻ BHYT cho NLĐ của các đơn vị trên địa bàn.

    Kiến nghị, đề xuất xử lý theo quy định các trường hợp đơn vị vi phạm pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: không đăng ký tham gia hoặc đăng ký đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN không đủ số lao động, không đúng thời hạn theo quy định.

    + Hằng năm: Báo cáo tình hình khai thác, phát triển đối tượng của các đơn vị cùng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu số D04k-TS).

    - Phòng/Tổ Quản lý thu:

    + Phối hợp với Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ, Phòng Thanh tra - Kiểm tra/Tổ kiểm tra để đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các đơn vị không đăng ký tham gia hoặc đăng ký đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN không đủ số lao động, không đúng thời hạn theo quy định.

    + Kiểm tra, rà soát, xác định tình trạng đơn vị giải thể, phá sản, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh (Mẫu số D04c-TS) để đôn đốc đơn vị đóng tiền, chốt số tiền phải đóng và tiền lãi chậm đóng đến thời điểm đơn vị ngừng hoạt động.

    - Phòng Thanh tra - Kiểm tra/Tổ kiểm tra:

    + Căn cứ hồ sơ, dữ liệu từ các Phòng/Tổ chuyển đến, rà soát, đối chiếu kế hoạch thanh tra trên địa bàn của cơ quan có thẩm quyền:

    Trường hợp đơn vị có trong kế hoạch thanh tra, có văn bản (kèm theo danh sách các đơn vị thanh tra) đề nghị phối hợp thanh tra việc chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

    Trường hợp đơn vị không có trong kế hoạch thanh tra và các trường hợp đã đề nghị phối hợp thực hiện thanh tra nhưng không thực hiện được thì lập Mẫu số D04m-TS để tổ chức thanh tra chuyên ngành theo quy định.

    + Chủ trì, phối hợp với Phòng/Tổ khai thác và thu nợ, Phòng/Tổ quản lý thu:

    Xây dựng kế hoạch và tổ chức thanh tra đột xuất chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

    Tổng hợp hồ sơ, tham mưu với Giám đốc chuyển hồ sơ sang cơ quan công an đề nghị điều tra khi có dấu hiệu phạm tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho NLĐ theo pháp luật hình sự.

    Chuyển 01 bản kết luận thanh tra cho Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ để theo dõi, đôn đốc đơn vị thực hiện.

    (Căn cứ Điều 34 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    58. Khai thác, phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, đối tượng tham gia BHYT được NSNN hỗ trợ một phần mức đóng và đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình

    Đây được xem là nội dung mới tại Quyết định 595, cụ thể:

    - Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ:

    Căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội, dân số, số người đã tham gia BHXH, BHYT, dữ liệu hộ gia đình tham gia BHYT; dữ liệu quản lý từ cơ quan Thuế trên địa bàn:

    + Xây dựng, giao chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT cho BHXH huyện/đại lý thu.

    + Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc đại lý thu, nhân viên đại lý thu đến các địa bàn dân cư để tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT.

    Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đại lý thu kỹ năng khai thác, vận động thu, tuyên truyền, chế độ, chính sách BHXH, BHYT.

    Hằng tháng phối hợp với Phòng/Tổ quản lý thu rà soát, đối chiếu số người đã tham gia và số người chưa tham gia BHYT để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tháng tiếp theo.

    Cung cấp danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo đã được phê duyệt kịp thời cho Đại lý thu để có cơ sở xác định đối tượng tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được NSNN hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện.

    - Phòng/Tổ quản lý thu: Hằng tháng phối hợp với Phòng/Tổ khai thác và thu nợ rà soát, đối chiếu số người đã tham gia và số người chưa tham gia BHYT để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tháng tiếp theo.

    (Căn cứ Điều 35 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    59. Quản lý nợ; đôn đốc thu nợ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN

    * Phân loại nợ:

    Thay đổi tên gọi nợ chậm đóng thành nợ phát sinh và nợ đọng thành nợ chậm đóng.

    - Nợ phát sinh: các trường hợp nợ phát sinh có thời gian nợ dưới 1 tháng. (trước đây gọi là nợ chậm đóng)

    - Nợ chậm đóng: các trường hợp có thời gian nợ từ 1 tháng đến dưới 3 tháng. (trước đây gọi là nợ đọng)

    * Hồ sơ xác định nợ:

    Đối với nợ chậm đóng, nợ đọng, nợ kéo dài theo quy định trên:

    Thay “Biên bản đối chiếu thu nộp BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu C05-TS)” thành “Biên bản làm việc về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho NLĐ (Mẫu D04h-TS) nếu có”

    Đối với nợ khó thu của đơn vị không còn tại địa điểm đăng ký kinh doanh (đơn vị mất tích): Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan Thuế (trước đây không có cơ quan thuế)

    Đối với nợ khó thu của đơn vị đang trong thời gian làm thủ tục giải thể, phá sản; đơn vị có chủ là người nước ngoài bỏ trốn khỏi Việt Nam; đơn vị không hoạt động, không có người quản lý, điều hành: Văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng doanh nghiệp hoặc cơ quan thuế. (trước đây không có cơ quan thuế)

    Đối với nợ khó thu của đơn vị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật: Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt hoạt động, giải thể doanh nghiệp; quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án hoặc cơ quan thuế. (trước đây không có cơ quan thuế)

    Trách nhiệm của Tổ chức thu và thu nợ tại BHXH huyện, BHXH tỉnh:

    Sửa đổi quy định đối với Phòng/Tổ khai thác và thu nợ:

    - Tiếp nhận hồ sơ đôn đốc thu hồi nợ từ Phòng/Tổ Quản lý thu.

    - Căn cứ hồ sơ do Phòng/Tổ Quản lý thu bàn giao, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đôn đốc đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho NLĐ.

    - Sau thời gian 03 tháng kể từ lập Biên bản làm việc về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động (Mẫu D04h-TS) và thực hiện các biện pháp đôn đốc mà đơn vị vẫn không đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, phối hợp với Phòng Thanh tra - Kiểm tra/Tổ kiểm tra lập Danh sách đơn vị đề nghị thành lập đoàn thanh tra đột xuất (Mẫu số D04m-TS) để tổ chức thanh tra chuyên ngành theo quy định hoặc phối hợp với cơ quan quản lý lao động, cơ quan Thuế thành lập đoàn thanh tra liên ngành.

    - Đối với chủ đơn vị có dấu hiệu bỏ trốn khỏi Việt Nam thì phối hợp với cơ quan công an để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

    - Nhận kết luận thanh tra, kiểm tra từ Phòng Thanh tra - Kiểm tra/Tổ kiểm tra theo dõi, đôn đốc đơn vị thực hiện.

    Trách nhiệm của Phòng Thanh tra – Kiểm tra/Tổ Kiểm tra:

    - Nhận hồ sơ từ Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ chuyển đến, thực hiện thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

    - Chuyển 01 bản kết luận thanh tra cho Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ để theo dõi, đôn đốc đơn vị thực hiện.

    - Trường hợp đơn vị có dấu hiệu phạm tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động, phối hợp chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền đề nghị điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.

    Đánh giá, báo cáo tình hình nợ, thu nợ:

    - Hằng tháng: Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ thông báo danh sách đơn vị cố tình không đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN trên các phương tiện thông tin đại chúng.

    - Hằng quý, Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ lập, gửi báo cáo đánh giá tình hình thu nợ (Mẫu B03a-TS) kèm theo dữ liệu điện tử chi tiết đơn vị nợ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu B03-TS) của tháng cuối quý gửi BHXH cấp trên. (trước đây không có trách nhiệm gửi dữ liệu điện tử)

    (Căn cứ Điều 36 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    60. Tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN

    Hướng dẫn mới về công thức tính lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN:

    Lcđi = Pcđi x k (đồng)            (1)

    Trước đây:  Lcdi = (Pcdi + Lcdi-1) x k (đồng)             (1)

    Trong đó:

    * Lcđi: tiền lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN tính tại tháng i (đồng).

    * Pcđi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN chậm đóng quá thời hạn phải tính lãi tại tháng i (đồng), được xác định như sau:

    Pcđi = Plki - Spsi (đồng)              (2)

    Trong đó:

    Plki: tổng số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (không bao gồm số tiền lãi chậm đóng, lãi truy thu các kỳ trước còn nợ nếu có – trước đây: nợ mang sang tháng tính lãi).

    Spsi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, xác định như sau:

    + Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức hằng tháng: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh bằng số tiền phát sinh của tháng trước liền kề tháng tính lãi;

    + Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức 03 tháng, 06 tháng một lần: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh bằng tổng số tiền phải đóng phát sinh của các tháng trước liền kề tháng tính lãi chưa đến hạn phải đóng.

    * k: lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%), xác định như sau:

    - Đối với BHXH bắt buộc, BHTN, BHTNLĐ, BNN, k tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân năm trước liền kề theo tháng do BHXH Việt Nam công bố. (trước đây: Đối với BHXH bắt buộc thì k tính bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân năm trước liền kề do BHXH Việt Nam công bố chia cho 12.)

    - Đối với BHYT, k tính bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng tính theo tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của NHNNVN của năm trước liền kề. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng.

    Ví dụ 12: Tính lãi chậm đóng đối với đơn vị đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo phương thức đóng hàng tháng:

    DN B đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo phương thức đóng hàng tháng. Tính đến hết tháng 02/2016 DN nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN là 200.000.000 đồng, nợ tiền đóng BHYT là 35.000.000 đồng; trong đó: số tiền phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN phát sinh của tháng 2/2016 là 100.000.000 đồng, số tiền phải đóng BHYT phát sinh của tháng 2/2016 là 20.000.000 đồng. Giả sử mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN bình quân năm 2016 là 6,39%/năm; mức lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố là 6,5%/năm, thì lãi suất tính lãi chậm đóng BHXH, BHTN, BHYT, BHTNLĐ, BNN như sau:

    Lãi suất chậm đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN: kbhxh = 2 x 6,39%/12= 1,0650%

    Lãi suất tính lãi chậm đóng BHYT: kbhyt = 2 x 6,5%/12 = 1,0833%

    Áp dụng công thức trên để tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đối với DN B tại thời điểm ngày 01/3/2016 như sau:

    Tiền lãi chậm đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN là 1.065.000 đồng [(200.000.000 đồng - 100.000.000 đồng) x 1,0650%].

    Tiền lãi chậm đóng BHYT là 162.495 đồng [(35.000.000 đồng - 20.000.000 đồng) x 1,0833].

    Tổng số tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải thu đối với DN M tại thời điểm tháng 3/2016 là 1.227.495 đồng (1.065.000 đồng + 162.495 đồng).

    Ví dụ 13: Tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đối với đơn vị đóng theo phương thức đóng 03 tháng, hoặc 06 tháng một lần một lần (để đơn giản, dưới đây nêu ví dụ tính lãi chậm đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Việc tính lãi chậm đóng BHYT thực hiện tương tự).

    DN C đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo phương thức đóng 03 tháng một lần (tháng đầu tiên theo phương thức đóng từ tháng 01/2016). Tính đến hết tháng 5/2016 DN C còn nợ tiền đóng BHXH, BHTN là 350.000.000 đồng, trong đó, số tiền phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN phát sinh của tháng 4/2016 là 100.000.000 đồng, số tiền phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN phát sinh của tháng 5/2016 là 110.000.000 đồng.

    Tại thời điểm tháng 5/2016 và tháng 6/2016 tính lãi chậm đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN đối với DN C như sau:

    Theo công thức (2), số tiền chậm đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải tính lãi (Pcđ6) mỗi tháng (tháng 5/2016 và tháng 6/2016) là: 140.000.000 đồng (350.000.000 đồng - 100.000.000 đồng - 110.000.000 đồng);

    Giả sử lãi suất tính lãi BHXH tính theo Ví dụ 1 là 1,0650%, theo công thức (1) tiền lãi chậm đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN tại tháng 5/2016 và tháng 6/2016 (Lcđ6) mỗi tháng là 1.491.000 đồng (140.000.000 đồng x 1,0650%).

    Số tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải thu trong tháng, gồm: số tiền lãi chậm đóng lũy kế đến cuối tháng trước liền kề chuyển sang và số tiền lãi chậm đóng tính trên số tiền chậm đóng phát sinh trong tháng được xác định theo quy định.

    Ví dụ 14. Cũng DN B nêu tại Ví dụ 12 trên, giả sử đến hết tháng 3/2016 vẫn không nộp BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (số tiền chuyển đóng là 0 đồng) thì sang tháng 4/2016, ngoài việc phải nộp tổng số tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đến hết tháng 02/2016 nêu trên là 235.000.000 đồng, tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phát sinh của tháng 3/2016 và tháng 4/2016 là 240.000.000 đồng, tiền lãi chậm đóng tính tại tháng 3/2016 là 1.227.495 đồng, DN B còn phải nộp tiền lãi chậm đóng tính trên số tiền nợ lũy kế đến hết tháng 02/2016 là:

    Tiền lãi chậm đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN là 2.130.000 đồng (200.000.000 đồng x 1,0650%);

    Tiền lãi chậm đóng BHYT là 379.155 đồng (35.000.000 đồng x 1,0833%);

    Tổng tiền lãi chậm đóng là 2.509.155 đồng (2.130.000 đồng + 379.155 đồng);

    Tổng số tiền phải nộp trong tháng 04/2016 (tiền nợ và tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phát sinh, tiền lãi chậm đóng còn nợ và tiền lãi phát sinh) là 478.736.650 đồng (475.000.000 đồng + 1.227.495 đồng + 2.509.155 đồng).

    Trường hợp đơn vị không còn tại địa điểm đăng ký kinh doanh (đơn vị mất tích) đã được cơ quan BHXH chốt số tiền phải đóng và tiền lãi chậm đóng đến thời điểm đơn vị không còn tại địa điểm đăng ký kinh doanh, khi đơn vị đề nghị giao dịch lại, ngoài số tiền nợ phải đóng và tiền lãi, còn phải đóng tiền lãi phát sinh của số tiền nợ phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN từ thời điểm đơn vị ngừng giao dịch theo mức lãi suất từng thời kỳ.

    Ví dụ 15:

    Đơn vị A không còn tại điểm đăng ký kinh doanh, cơ quan BHXH chốt số tiền nợ phải đóng là 50.000.000 đồng, nợ tiền lãi là 7.000.000 đồng từ tháng 01/2016. Tháng 07/2017 đơn vị tiếp tục tham gia, giả sử mức lãi suất BHXH, BHYT, BHTN năm 2016 là 1%/tháng; mức lãi suất BHXH, BHYT, BHTN năm 2017 là 1,2%/tháng, ngoài số tiền nợ phải đóng là 50.000.000 đồng và nợ tiền lãi là 7.000.000 đồng còn phải đóng số tiền lãi từ tháng 01/2016 đến 30/6/2017 là 9.600.000 đồng (=50.000.000 đồng x 1% x 12 tháng + 50.000.000 đồng x 1,2% x 6 tháng).

    Hằng năm, trong thời hạn 15 ngày đầu của tháng 01, BHXH Việt Nam thông báo mức lãi suất bình quân theo tháng trên cơ sở mức lãi suất bình quân quy định tại Điểm a và b Khoản 3 Điều 6 Quyết định 60/2015/QĐ-TTg cho BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an để thống nhất thực hiện.

    (Căn cứ Điều 37 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    61. Truy thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN

    * Các trường hợp truy thu:

    - Truy thu do trốn đóng: Trường hợp đơn vị trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (sau đây gọi là trốn đóng) do cơ quan BHXH kết luận thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN, cơ quan thanh tra nhà nước có thẩm quyền kết luận từ ngày 01/01/2016 thì ngoài việc truy thu số tiền phải đóng theo quy định, còn phải truy thu số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian trốn đóng và mức lãi suất chậm đóng như sau:

    + Toàn bộ thời gian trốn đóng trước ngày 01/01/2016, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với năm 2016;

    + Đối với thời gian trốn đóng từ ngày 01/01/2016 trở đi, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với từng năm áp dụng tại thời điểm phát hiện trốn đóng.

    - Truy thu đối với NLĐ sau khi chấm dứt HĐLĐ về nước truy đóng BHXH cho thời gian đi làm việc ở nước ngoài theo HĐLĐ chưa đóng: trường hợp sau 06 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ về nước mới thực hiện truy đóng BHXH thì số tiền truy thu BHXH được tính bao gồm: số tiền phải đóng BHXH theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng.

    - Truy thu do điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho NLĐ: trường hợp sau 06 tháng kể từ ngày người có thẩm ký quyết định hoặc HĐLĐ (phụ lục HĐLĐ) nâng bậc lương, nâng ngạch lương, điều chỉnh tăng tiền lương, phụ cấp tháng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động mới thực hiện truy đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN thì số tiền truy thu BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN được tính bao gồm: số tiền phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng.

    - Các trường hợp khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

    * Làm rõ điều kiện truy thu:

    Trường hợp đơn vị đề nghị truy thu cộng nối thời gian dưới 6 tháng kèm theo Mẫu D04h-TS hoặc kết luận kiểm tra, từ 06 tháng trở lên kèm kết luận thanh tra của cơ quan BHXH hoặc cơ quan thanh tra hoặc Quyết định xử lý vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền.

    * Tỷ lệ truy thu:

    Tỷ lệ truy thu: tính bằng tỷ lệ (%) tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN từng thời kỳ do Nhà nước quy định.

    * Số tiền truy thu:

    Tổng số tiền truy thu bằng tổng số tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và tiền lãi.

    Số tiền lãi truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN được tính như sau:

    https://thuvienphapluat.vn/doc2htm/00348047_files/image008.gif         (3)

    Trong đó:

    Ltt: tiền lãi truy thu;

    v: số tháng trốn đóng trong năm j phải truy thu;

    y: số năm phải truy thu;

    Pttij: Số tiền phải truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của tháng i trong năm j;

    Nij: thời gian trốn đóng tính bằng số tháng kể từ tháng trốn đóng i của năm j đến tháng trước liền kề tháng thực hiện truy thu, theo công thức sau:

    Nij = (T0 - Tij) - 1                    (4)

    Trong đó:

    T0: tháng tính tiền truy thu (theo dương lịch);

    Tij: tháng phát sinh số tiền phải đóng Pttij (tính theo dương lịch);

    kj: lãi suất tính lãi chậm đóng (%).

    Trường hợp truy thu thời gian trốn đóng trước ngày 01/01/2016, k tính bằng mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với các tháng của năm 2016 theo quy định tại Khoản 3 Điều 37;

    Ví dụ 15: Doanh nghiệp M trốn đóng BHXH đối với người lao động; tháng 5/2016 cơ quan BHXH phát hiện và truy thu BHXH đối với Doanh nghiệp M. Diễn biến số tiền trốn đóng BHXH phải truy thu và số tiền lãi truy thu theo bảng sau:

    (Đơn vị tính: đồng)

    Số TT

    Tháng trốn đóng

    Số tiền trốn đóng/tháng

    Thời gian trốn đóng phải tính lãi (tháng)

    Lãi suất tính lãi (%/tháng)

    Số tiền lãi

    1

    1/2015

    50.000.000

    15

    1,065%

    7.987.500

    2

    2/2015

    60.000.000

    14

    1,065%

    8.946.000

    3

    5/2015

    65.000.000

    11

    1,065%

    7.614.750

    4

    6/2015

    70.000.000

    10

    1,065%

    7.455.000

     

    Cộng

    245.000.000

     

     

    32.003.250

    Trường hợp trong tháng 5/2016 Doanh nghiệp M không nộp số tiền truy thu BHXH 245.000.000 đồng và tiền lãi truy thu 32.003.250 đồng thì sang tháng 6/2016, ngoài việc vẫn phải nộp đủ số tiền truy thu BHXH (245.000.000 đồng) và tiền lãi (32.003.250 đồng), tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phát sinh của tháng 6/2016 và tiền nợ và tiền lãi chậm đóng (nếu có) theo quy định tại Điểm 4.1 Khoản 4, Doanh nghiệp M còn phải nộp thêm tiền lãi chậm đóng tính trên số tiền BHXH truy đóng còn nợ là 2.609.250 đồng (245.000.000 đồng x 1,065%).

    (Căn cứ Điều 38 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    62. Kiểm tra hồ sơ đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN

    Sửa đổi theo hướng rút gọn nội dung cần thiết:

    Hằng năm, cán bộ chuyên quản thu, cấp sổ - thẻ xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra hồ sơ đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT tại đơn vị sử dụng lao động ít nhất đạt 50% số đơn vị trên địa bàn, cụ thể:

    - Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ đơn vị quản lý với nội dung kê khai khi tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT, nhân thân, làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN như: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK01-TS), Quyết định/Hợp đồng lao động/Hợp đồng làm việc, Bảng thanh toán tiền lương, tiền công, Bảng chấm công, chứng từ chuyển tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN...

    - Lập biên bản kiểm tra theo quy định và hướng dẫn đơn vị khắc phục các sai sót (nếu có) theo đúng quy định.

    - Trường hợp phát hiện đơn vị có dấu hiệu hoặc cố tình vi phạm như trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; đóng không đúng tiền lương của NLĐ, thu tiền của NLĐ nhưng không đóng, đóng không kịp thời, đóng không đủ số tiền phải đóng; khai man, giả mạo hồ sơ thì báo đề xuất với lãnh đạo Phòng để tổ chức thanh tra chuyên ngành và xử lý theo quy định của pháp luật.

    (Căn cứ Điều 39 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    63. Kế họach sử dụng phôi sổ BHXH, thẻ BHYT

    Điều chỉnh kế hoạch: BHXH tỉnh, huyện căn cứ nhu cầu thực tế lập điều chỉnh kế hoạch sử dụng phôi sổ BHXH, thẻ BHYT (Mẫu K02-TS) gửi về BHXH Việt Nam (Ban Sổ - Thẻ) trước ngày 01/7 của năm thực hiện.

    (Căn cứ Khoản 3 Điều 41 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    64. Quản lý đối tượng thu

    Sửa đổi một số quy định:

    - Đối với NLĐ làm việc theo HĐLĐ:

    NLĐ làm việc theo HĐLĐ (không bao gồm người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP) trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN căn cứ tiền lương ghi trong HĐLĐ.

    - Đối với NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên:

    NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và NLĐ không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho NLĐ.

    Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ BHXH theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản NLĐ được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.

    NLĐ đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

    + Trường hợp HĐLĐ hết thời hạn trong thời gian NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến khi HĐLĐ hết thời hạn được tính là thời gian đóng BHXH, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản sau khi HĐLĐ hết thời hạn không được tính là thời gian đóng BHXH.

    + Thời gian hưởng chế độ thai sản của NLĐ chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi không được tính là thời gian đóng BHXH.

    + Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng BHXH, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ và đơn vị phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

    + Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản mà không nghỉ việc thì người lao động và đơn vị vẫn phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

    - Đối với NLĐ bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra:

    NLĐ mà bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì NLĐ và đơn vị được tạm dừng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn phải đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà NLĐ được hưởng theo quy định pháp luật.

    Sau thời gian tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác nếu được cơ quan có thẩm quyền xác định bị oan, sai, không vi phạm pháp luật thì thực hiện việc đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN trên tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc và truy đóng BHYT trên số tiền lương được truy lĩnh, không tính lãi đối với số tiền truy đóng; trường hợp cơ quan có thẩm quyền xác định NLĐ là có tội thì không thực hiện việc đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN và không phải truy đóng BHYT cho thời gian bị tạm giam.

    - Đối với NLĐ ngừng việc mà vẫn hưởng lương:

    NLĐ ngừng việc theo quy định pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì NLĐ và đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc.

    (Căn cứ Khoản 2, 6, 7, 8 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    65. Quản lý tiền thu

    Sau khi nhận được tiền đóng của đơn vị có trách nhiệm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, cơ quan BHXH thực hiện như sau:

    - Thu tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN kể cả tiền lãi chậm đóng đối với NLĐ đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho NLĐ theo quy định pháp luật (nếu có);

    - Số tiền còn lại, hạch toán thu theo thứ tự sau đây:

    + Thu đủ số tiền phải đóng vào quỹ BHYT và tiền lãi phạt chậm đóng, trốn đóng BHYT (nếu có);

    + Thu đủ số tiền phải đóng vào quỹ BHTN và tiền lãi phạt chậm đóng, trốn đóng BHTN (nếu có);

    + Thu đủ số tiền phải đóng vào quỹ BHTNLĐ, BNN và tiền lãi phạt chậm đóng, trốn đóng BHTNLĐ, BNN (nếu có);

    + Thu tiền đóng vào quỹ BHXH và tiền lãi phạt chậm đóng, trốn đóng BHXH (nếu có).

    Ví dụ 17:

    DN N đăng ký đóng BHXH, BHYT, BHTN từ tháng 01/2017 cho 10 NLĐ với mức tiền lương làm căn cứ đóng là 10.000.000 đồng/người/tháng. Từ tháng 01 đến tháng 5/2017, đơn vị không nộp tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN cho cơ quan BHXH; giả sử mức lãi suất tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN theo cùng một mức với tỷ lệ là 1%/tháng. Tính đến tháng 5/2017, đơn vị nợ BHXH, BHYT, BHTN số tiền là 165.750.000 đồng, trong đó:

    Nợ phải đóng vào quỹ BHYT là 22.500.000 đồng; nợ tiền lãi phạt chậm đóng BHYT là 450.000 đồng;

    Nợ phải đóng vào quỹ BHTN là 10.000.000 đồng; nợ tiền lãi phạt chậm đóng BHTN là 200.000 đồng;

    Nợ phải đóng vào quỹ BHXH là 130.000.000 đồng; nợ tiền lãi phạt chậm đóng BHXH là 2.600.000 đồng;

    Ngày 01/6/2017, bà A làm việc tại đơn vị nêu trên đủ điều kiện nghỉ hưu và ngày 02/6/2017 đơn vị chuyển tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN vào quỹ là 140.000.000 đồng thì tính thu như sau:

    Thu tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN và tiền lãi của riêng bà A là 16.575.000 đồng (= 16.250.000 đồng + 325.000 đồng), trong đó:

    16.250.000 đồng là tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN (=10.000.000 đồng x 32,5% x 5 tháng);

    325.000 đồng là tiền lãi tính riêng của số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với bà A từ tháng 01 đến tháng 4/2017.

    Số tiền còn lại là 149.175.000 đồng (= 165.750.000 đồng - 16.575.000 đồng) của bà A được tính thu như sau:

    Thu đủ số tiền phải đóng vào quỹ BHYT là 22.500.000 đồng và số tiền nợ lãi phạt chậm đóng BHYT là 450.000 đồng;

    Thu đủ số tiền phải đóng vào quỹ BHTN là 10.000.000 đồng và số tiền nợ lãi phạt chậm đóng BHTN là 200.000 đồng;

    Thu số tiền còn lại 116.025.000 đồng (= 149.175.000 đồng - 22.500.000 đồng - 450.000 đồng - 10.000.000 đồng - 200.000 đồng) vào quỹ BHXH.

    Như vậy, số tiền còn thiếu đến tháng 5/2017 là 25.750.000 đồng (= 165.750.000 đồng - 140.000.000 đồng) và được tính như sau:

    Thiếu tiền lãi phạt chậm đóng BHXH là 2.600.000 đồng.

    Thiếu tiền phải đóng vào quỹ BHXH là 23.150.000 đồng (= 25.750.000 đồng - 2.600.000 đồng);

    Trong thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN tháng 6/2017 của DN N ghi như sau:

    Kết quả đơn vị đã đóng BHXH cho 09 lao động đến hết tháng 4/2017;

    Kết quả đơn vị đã đóng BHTN cho 09 lao động đến hết tháng 5/2017.

    Bổ sung các trường hợp hoàn trả:

    - Trường hợp một người có từ 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau thì cơ quan BHXH thực hiện hoàn trả cho NLĐ số tiền đơn vị và NLĐ đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và số tiền đã đóng vào quỹ BHTN (bao gồm cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng BHXH, BHTN của NSDLĐ), không bao gồm tiền lãi.

    - Trường hợp đóng BHXH cho NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

    Sửa đổi trình tự hoàn trả:

    Hồ sơ đề nghị hoàn trả:

    - Đối với đơn vị giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc di chuyển nơi đăng ký tham gia đã đóng thừa tiền BHXH, BHYT, BHTN: đơn vị lập hồ sơ theo quy định về đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT

    - Đối với các  trường hợp hoàn trả BHXH tự nguyện, BHYT; trường hợp một người có từ 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau thì cơ quan BHXH thực hiện hoàn trả cho NLĐ số tiền đơn vị và NLĐ đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và số tiền đã đóng vào quỹ BHTN (bao gồm cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng BHXH, BHTN của người sử dụng lao động), không bao gồm tiền lãi: cá nhân lập hồ sơ theo quy định về hoàn trả tiền đã đóng đối với người tham gia BHXH tự nguyện, người có từ 2 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau, người tham gia BHYT theo hộ gia đình, người tham gia BHYT được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng.

    Đối với trường hợp hoàn trả tiền đóng BHYT cho nhiều người trong cùng đối tượng, UBND xã, đại lý thu/nhà trường lập danh sách đề nghị hoàn trả theo Mẫu D03-TS gửi cơ quan BHXH.

    (Căn cứ Khoản 2, 3 Điều 43 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    66. Quản lý phôi bìa sổ BHXH và phôi thẻ BHYT

    Trách nhiệm quản lý phôi bìa sổ BHXH, phôi thẻ BHYT

    - Ban Sổ - Thẻ:

    + Tổng hợp nhu cầu sử dụng phôi bìa sổ BHXH, phôi thẻ BHYT trên toàn quốc trình Tổng Giám đốc kế hoạch sử dụng.

    + Phối hợp đôn đốc, kiểm tra chất lượng và tiến độ in phôi bìa sổ BHXH, phôi thẻ BHYT đảm bảo đúng quy định.

    + Theo dõi, điều tiết việc cấp phát, sử dụng phôi sổ BHXH, thẻ BHYT.

    - Đơn vị được giao tổ chức in phôi bìa sổ BHXH, phôi thẻ BHYT

    + Tổ chức thực hiện kế hoạch in phôi bìa sổ BHXH, phôi thẻ BHYT theo đúng quy định đã được Tổng Giám đốc phê duyệt.

    + Chủ trì, phối hợp Ban Sổ - Thẻ đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện, chất lượng phôi bìa sổ BHXH, phôi thẻ BHYT theo hợp đồng.

    + Theo dõi, đôn đốc nhà in chuyển phôi bìa sổ BHXH, phôi thẻ BHYT cho BHXH các tỉnh đảm bảo đúng thời gian, số lượng.

    + Chuyển một bản sao vận đơn gửi bìa sổ BHXH, thẻ BHYT cho Ban Sổ - Thẻ để theo dõi tiến độ thực hiện.

    - BHXH tỉnh/huyện:

    + Văn phòng/Phòng/Tổ KH-TC

    Tiếp nhận phôi bìa sổ BHXH, phôi thẻ BHYT, trường hợp phát hiện phôi sổ BHXH, phôi thẻ BHYT không đảm bảo số lượng, số seri, chất lượng lập biên bản báo cáo về BHXH Việt Nam (Ban Sổ - Thẻ).

    Căn cứ kế hoạch cấp phôi bìa sổ BHXH, phôi thẻ BHYT được lãnh đạo phê duyệt thực hiện việc xuất kho theo quy định.

    Chủ trì trong việc tổ chức tiếp nhận, quản lý phôi sổ BHXH, phôi thẻ BHYT đã nhận; lưu giữ sổ BHXH, thẻ BHYT hỏng do Phòng Cấp sổ, thẻ/ BHXH cấp huyện chuyển về đúng quy định.

    + Phòng/Tổ Cấp sổ, thẻ

    Tổng hợp số lượng, theo dõi, điều tiết việc sử dụng phôi bìa sổ BHXH, phôi thẻ BHYT.

    Cấp phát phôi bìa sổ BHXH, phôi thẻ BHYT cho từng cán bộ làm công tác in sổ BHXH, thẻ BHYT để sử dụng. Khi cấp cho cán bộ sử dụng phải viết phiếu giao nhận phôi bìa sổ BHXH, phôi thẻ BHYT (Mẫu C08-TS).

    Cán bộ trực tiếp in sổ BHXH, thẻ BHYT có trách nhiệm bảo quản phôi bìa sổ BHXH, phôi thẻ BHYT được cấp (kể cả số phôi bìa sổ BHXH, phôi thẻ BHYT bị hư hỏng trong quá trình tác nghiệp, trường hợp in hỏng phải được cắt góc).

    Trước ngày 01/02 hàng năm, Phòng Cấp sổ, thẻ/BHXH huyện lập danh mục sổ BHXH, thẻ BHYT hỏng năm trước (do in, do bảo quản) để bàn giao cho BHXH tỉnh.

    (Căn cứ Khoản 3 Điều 44 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    67. Kiểm kê, hủy phôi bìa sổ BHXH, thẻ BHYT

    Hủy sổ BHXH, thẻ BHYT hỏng

    - Thành lập Hội đồng hủy sổ BHXH, thẻ BHYT do Lãnh đạo BHXH tỉnh làm Chủ tịch, đại diện lãnh đạo các Phòng: KH-TC; Cấp sổ, thẻ; Thanh tra - Kiểm tra, Văn phòng và cán bộ Ban Sổ - Thẻ làm ủy viên.

    - Định kỳ trước 15/3 hàng năm tổ chức hủy sổ BHXH, thẻ BHYT hỏng đã có thời gian lưu giữ trên 01 năm tại kho của Văn phòng; đồng thời lập biên bản hủy sổ BHXH, thẻ BHYT (Mẫu C10-TS).

    (Căn cứ Khoản 2 Điều 45 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    68. Sửa đổi quy định về cấp và quản lý sổ BHXH

    - Ghi, xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN trong sổ BHXH

    +  Nội dung ghi trong sổ BHXH phải đầy đủ theo từng giai đoạn tương ứng với mức đóng và điều kiện làm việc của người tham gia BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN (kể cả thời gian NLĐ không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng như nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, thai sản; nghỉ việc không hưởng tiền lương; tạm hoãn HĐLĐ).

    +  Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu NLĐ đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho NLĐ.

    Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.

    - NLĐ có thời gian công tác trước năm 1995 được tính là thời gian công tác liên tục (chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, BHXH một lần) chưa được cấp sổ BHXH, khi cấp sổ BHXH nộp hồ sơ quy định tại Mục 1, 2 Phụ lục 01 kèm theo Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

    - NLĐ bảo lưu quá trình đóng BHXH trước ngày 01/01/2008 sau đó đăng ký tham gia tiếp, phải cung cấp thêm sổ BHXH.

    - Trường hợp đơn vị di chuyển trong địa bàn tỉnh, đơn vị thay đổi tên không thực hiện xác nhận sổ BHXH.

    - Thẩm quyền ký trên sổ BHXH

    + Giám đốc BHXH tỉnh, huyện quét chữ ký trong phần mềm để in trên bìa và tờ rời sổ BHXH. (trước đây Giám đốc BHXH tỉnh, huyện ký hoặc ủy quyền cho phó Giám đốc BHXH tỉnh, huyện; Trưởng, Phó Phòng Cấp sổ, thẻ ký trực tiếp)

    +  Giám đốc BHXH tỉnh, huyện chịu trách nhiệm về việc quản lý con dấu theo quy định hiện hành của BHXH Việt Nam.

    (Căn cứ Khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    69. Sửa đổi quy định về quản lý dữ liệu, giá trị sử dụng thẻ BHYT

    - Dữ liệu thẻ BHYT được quản lý tập trung và liên thông với dữ liệu thu. Các cơ sở KCB khi tiếp nhận thẻ BHYT của bệnh nhân đến khám bệnh thực hiện tra cứu thông tin về dữ liệu thẻ BHYT trên cổng tiếp nhận dữ liệu hệ thống thông tin giám định BHYT để xác định giá trị sử dụng của thẻ BHYT. Trên cơ sở kết quả tra cứu, cơ sở KCB BHYT thực hiện:

    + Thanh toán chi phí KCB BHYT đối với các trường hợp người tham gia BHYT đang đóng BHYT và thẻ BHYT còn giá trị sử dụng.

    + Không thanh toán chi phí KCB BHYT đối với các trường hợp người tham gia đã báo giảm đóng BHYT nhưng tại thời điểm KCB thẻ BHYT vẫn còn giá trị sử dụng.

    - Thẻ BHYT có giá trị sử dụng tương ứng số tiền đóng BHYT, thời điểm thẻ BHYT có giá trị sử dụng như sau:

    - Đối tượng quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 17: thẻ BHYT có giá trị kể từ ngày đóng BHYT, trừ một số đối tượng thẻ BHYT có giá trị sử dụng như sau:

    + Đối với người hưởng trợ cấp thất nghiệp, thẻ BHYT có giá trị sử dụng kể từ ngày hưởng trợ cấp thất nghiệp ghi trong quyết định của CQNN cấp có thẩm quyền.

    + Đối với người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo: Thẻ BHYT giá trị sử dụng từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm đó.

    + Đối với người thuộc hộ gia đình nghèo, người thuộc hộ gia đình cận nghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm đó. Trường hợp cơ quan BHXH nhận được danh sách đối tượng tham gia BHYT kèm theo Quyết định phê duyệt danh sách người thuộc hộ gia đình nghèo, người thuộc hộ gia đình cận nghèo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau ngày 01/01 thì thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT từ ngày Quyết định này có hiệu lực.

    - Đối tượng quy định tại Khoản 4 và 5 Điều 17 có thời gian tham gia BHYT liên tục, thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày đóng BHYT. Trường hợp tham gia BHYT lần đầu hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày kể từ ngày người tham gia nộp tiền đóng BHYT.

    - Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 17 chậm đóng BHYT từ 30 ngày trở lên, thẻ BHYT hết giá trị sử dụng. Khi người lao động phát sinh chi phí KCB trong thời hạn thẻ BHYT hết giá trị sử dụng, cơ quan BHXH thực hiện thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh theo quy định sau khi đơn vị đã đóng đủ số tiền chậm đóng BHYT.

    NLĐ hưởng chế độ ốm đau, thai sản tiếp tục sử dụng thẻ BHYT đã cấp, không thực hiện đổi thẻ BHYT. Đối với NLĐ nghỉ không lương mà trong thời gian đó đơn vị lập hồ sơ nghỉ hưởng chế độ thai sản thì ghi giá trị sử dụng từ tháng nghỉ thai sản đến hết giá trị sử dụng của thẻ BHYT đã cấp.

    Ví dụ 18: Bà Nguyễn Thị A làm việc và đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN tại Công ty M từ tháng 7/2016. Tháng 02/2017, Bà A xin nghỉ không lương từ tháng 3/2017, được đơn vị đồng ý và lập hồ sơ báo giảm Bà A nghỉ không lương với cơ quan BHXH từ tháng 3/2017, cơ quan BHXH giảm giá trị sử dụng của thẻ BHYT từ ngày 01/3/2017. Tháng 5/2017, đơn vị lập hồ sơ báo giảm Bà A nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ tháng ngày 01/5/2017, cơ quan BHXH ghi giá sử dụng từ ngày 01/5/2017 đến hết thời hạn của thẻ BHYT đã cấp.

    NLĐ nghỉ ốm đau dài ngày hoặc nghỉ hưởng chế độ hưu trí, thẻ BHYT đã cấp tiếp tục được sử dụng đến hết tháng đơn vị có báo giảm. Cơ quan BHXH căn cứ danh sách báo giảm để lập Danh sách người chỉ tham gia BHYT (Mẫu D03-TS) theo đối tượng ốm đau dài ngày hoặc đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng. Thẻ BHYT mới có giá trị sử dụng từ ngày đầu của tháng kế tiếp của tháng báo giảm.

    (Căn cứ Khoản 1, 2, 4, 5 Điều 47 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    Còn nữa...

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 09/09/2017 05:07:04 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #467209   09/09/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Chương VII: HỆ THỐNG CHỨNG TỪ, MẪU BIỂU VÀ CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO

    Không thay đổi so với trước.

    Chương VIII: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    70. Trách nhiệm của người tham gia, đơn vị, Đại lý thu

    Đối với đơn vị, Đại lý thu

    Bổ sung quy định “Trường hợp đơn vị lập danh sách báo giảm chậm, đơn vị phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.”

    (Căn cứ Khoản 2.1 Điều 50 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    71. Trách nhiệm của cơ quan BHXH

    Đối với BHXH huyện:

    Sửa đổi quy định phân công, giao nhiệm vụ cho cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ:

    Phân công, giao nhiệm vụ cho cán bộ , công chức, viên chức và người lao động theo từng lĩnh vực trong Tổ nghiệp vụ để thực hiện đúng các nội dung của Tổ nghiệp vụ quy định tại Văn bản này để thực hiện quy trình thu; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về những nội dung được giao kể cả khi nghỉ chế độ hoặc chuyển công tác.

    Đồng thời, hướng dẫn các cơ sở KCB BHYT thực hiện việc tra cứu thông tin về thẻ BHYT trên Cổng tiếp nhận dữ liệu Hệ thống thông tin Giám định BHYT.

    Đối với BHXH tỉnh:

    Bổ sung trách nhiệm:

    - Tổng hợp, báo cáo thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và tiền lãi chậm đóng; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT hằng quý, năm theo quy định.

    - Thực hiện quy trình khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu đúng chức năng, nhiệm vụ và quy trình thu; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đối với BHXH tỉnh, BHXH huyện theo quy định.

    - Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

    - Phân công nhiệm vụ, quy định mối quan hệ phối hợp của các Phòng nghiệp vụ và cán bộ, công chức, viên chức và người lao động để thực hiện quy trình thu; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT. Không được phân công, phân cấp trái với hướng dẫn này. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về những nội dung được giao kể cả khi nghỉ chế độ hoặc chuyển công tác.

    - Hướng dẫn các cơ sở KCB BHYT thực hiện việc tra cứu thông tin về thẻ BHYT trên Cổng tiếp nhận dữ liệu Hệ thống thông tin Giám định BHYT.

    Đối với BHXH Việt Nam:

    - Ban Thu, Ban Sổ - Thẻ:

    Bổ sung trách nhiệm: Kịp thời tháo gỡ khó khăn; vướng mắc trong quá trình thực hiện.

    - Trung tâm CNTT:

    Sửa đổi trách nhiệm:

    + Xây dựng phần mềm quản lý đáp ứng đầy đủ các quy định tại Văn bản này; hướng dẫn, triển khai và kịp thời giải quyết vướng mắc trong quá trình sử dụng phần mềm.

    + Bảo mật, phân cấp, phân quyền nhằm quản lý chặt chẽ dữ liệu trong phần mềm. Theo quy định cán bộ nghiệp vụ đã ghi dữ liệu thì không tự ý sửa dữ liệu, trường hợp có sửa dữ liệu chỉ phân quyền cho Trưởng phòng nghiệp vụ thực hiện sau khi có ý kiến của Giám đốc BHXH bằng văn bản nhưng chỉ thực hiện trong năm tài chính.

    + Tổ chức quản lý, vận hành phần mềm, cơ sở hạ tầng CNTT đảm bảo kết nối, chia sẻ thông tin, tiếp nhận dữ liệu liên quan đến đơn vị, doanh nghiệp và người dân.

    - Vụ Thanh tra - Kiểm tra: Phối hợp các đơn vị tổ chức triển khai đầy đủ các quy định tại Văn bản này.

    Trong thời hạn 15 ngày đầu của tháng 01 hằng năm, Vụ Quản lý đầu tư quỹ có trách nhiệm thông báo mức lãi suất bình quân theo tháng trên cơ sở mức lãi suất bình quân quy định tại Khoản 5 Điều 37 gửi BHXH tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân để thống nhất thực hiện.

    Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, BHXH tỉnh báo cáo BHXH Việt Nam xem xét, giải quyết./.

    (Căn cứ Điều 51 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    Hết

     
    Báo quản trị |  
  • #467210   09/09/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Đã cập nhật xong điểm mới Quyết định 595/QĐ-BHXH về quy trình thu và quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT

    Chào mọi người, mình đã cập nhật xong điểm mới Quyết định 595, mọi người có thể tải về xem và áp dụng tại file đính kèm bên dưới. 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #467573   13/09/2017

    Cho tôi xin hỏi!

    Công chức cấp xã làm việc theo hợp đồng lao động (hợp đồng do UBND huyện ký) làm ở các chức danh thuộc biên chế công chức xã (như Văn phòng - Thống kê, Kế toán - Tài chính....) có được tham gia đóng BHXH bắt buột hay không.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Thanhluong220978 vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (13/09/2017)
  • #467575   13/09/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Thanhluong220978 viết:

    Cho tôi xin hỏi!

    Công chức cấp xã làm việc theo hợp đồng lao động (hợp đồng do UBND huyện ký) làm ở các chức danh thuộc biên chế công chức xã (như Văn phòng - Thống kê, Kế toán - Tài chính....) có được tham gia đóng BHXH bắt buột hay không.

    Có nhé bạn Thanhluong220978, bạn xem tại Quyết định 595/QĐ-BHXH:

    Điều 4. Đối tượng tham gia theo quy định tại Điều 2 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

    1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

    1.1. Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

    1.2. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);

    1.3. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;

     
    Báo quản trị |  
  • #467595   13/09/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Phần lớn người lao động ít am hiểu những quy định về bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội lắm. Người sử dụng lao động bảo trích nhiêu từ tiền lương thì họ đều chấp nhận mà chưa biết được chính đáng quyền lợi của minh. Ngược lại, các văn bản áp dụng về những loại bảo hiểm này thì thay đổi thường xuyên nên việc nắm bắt của người dân phần nào cũng hạn chế.

     
    Báo quản trị |