Quyết định 03/QĐ-TANDTC: Kế hoạch thanh tra TAND năm 2023

Chủ đề   RSS   
  • #597035 12/01/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Quyết định 03/QĐ-TANDTC: Kế hoạch thanh tra TAND năm 2023

    Ngày 09/01/2023, Tòa án nhân dân tối cao vừa có Quyết định 03/QĐ-TANDTC năm 2023 về phê duyệt kế hoạch thanh tra năm 2023.
     
    Theo đề nghị của Trưởng ban Ban Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao, thực hiện việc thanh tra đối với các đối tượng sau đây:
     
    quyet-dinh-03-qd-tandtc-ke-hoach-thanh-tra-tand-nam-2023
     
    (1) Đối tượng thanh tra
     
    - Các Tòa án nhân dân cấp cao.
     
    - Một số TAND cấp tỉnh và TAND cấp huyện thuộc TAND cấp tỉnh được thanh tra.
     
    - Về số lượng: Năm 2023, thanh tra, kiểm tra đối với 09 đơn vị TAND; trong đó: 
     
    + 03 đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo lãnh thổ của TAND cấp cao tại Hà Nội.
     
    + 02 đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo lãnh thổ của TAND cấp cao tại Đà Nẵng.
     
    +  04 đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo lãnh thổ của TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh (đối tượng cụ do lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo quý).
     
    (2) Nội dung thanh tra
     
    Cụ thể, căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ của đối tượng thanh tra, nội dung thanh tra công vụ được lựa chọn tất cả hoặc một số nội dung như sau:
     
    - Về nội dung thanh tra công vụ.
     
    Tổ thanh tra sẽ thực hiện kiểm tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật và các Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao.
     
    Thực hiện các Chỉ thị của Chánh án TAND tối cao trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các TAND.
     
    Thanh tra trách nhiệm về việc tổ chức thực hiện Quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong TAND (ban hành theo Quyết định 120/QĐ-TANDTC ngày 19/6/2017 của Chánh án TAND tối cao) của các TAND.
     
    - Về nội dung thanh tra công tác phòng, chống tham nhũng.
     
    Theo đó, thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng nhằm đánh giá, kết luận trách nhiệm của cơ quan, đơn vị và người đứng đầu cơ quan, đơn vị được thanh tra.
     
    Trong việc chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về công tác phòng, chống tham nhũng.
     
    - Về nội dung thanh tra công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp dân.
     
    Thanh tra về việc thực hiện các quy định của pháp luật; Chỉ thị của Chánh án TAND tối cao về giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp dân của các TAND.
     
    - Thanh tra công tác tài chính và công sản.
     
    Thanh tra, kiểm tra việc sử dụng kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ tại các đơn vị dự toán trong hệ thống TAND.
     
    Về việc quản lý, sử dụng tài sản cố định; các dự án đầu tư xây dựng cơ bản; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các TAND khi có yêu cầu của lãnh đạo TAND tối cao.
     
    (3) Trách nhiệm của đơn vị thanh tra
     
    - Tòa án nhân dân tối cao Tổ chức các Đoàn thanh tra:
     
    Triển khai thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo Kế hoạch này. Tại các TAND (đối tượng thanh tra) thực hiện lồng ghép các nội dung thanh tra trong một cuộc thanh tra bảo đảm thuận lợi, khoa học và công tác chuẩn bị cho đối tượng thanh tra.
     
    Trước khi tổ chức thành lập các đoàn thanh tra, cần khảo sát, đánh giá tình hình, đề xuất lãnh đạo TAND tối cao lựa chọn các đối tượng thanh tra và nội dung thanh tra cho phù hợp với tình hình thực hiện nhiệm vụ của các đối tượng thanh tra.
     
    - Trưởng ban Ban Thanh tra:
     
    Đề xuất lãnh đạo TAND tối cao ra quyết định thành lập các Đoàn thanh tra để triển khai thực hiện theo từng giai đoạn, phù hợp thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của các TAND.
     
    Đồng thời, thường xuyên báo cáo lãnh đạo TAND tối cao những khó khăn, vướng mắc phát sinh để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
     
    - Các Đoàn thanh tra:
     
    Thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo đúng mục đích, yêu cầu, nội dung, đối tượng theo Kế hoạch này và Quyết định thanh tra. 
     
    Khi kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng ban Ban Thanh tra TAND tối cao có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng dự thảo kết luận thanh tra trình Đồng chí Phó Chánh án TAND tối cao phụ trách và Chánh án TAND tối cao xem xét cho ý kiến chỉ đạo trước khi ký ban hành.
     
    Tổ chức thực hiện việc kết luận thanh tra tại các đơn vị Tòa án được thanh tra đúng quy định của pháp luật.
     
    Xem thêm Quyết định 03/QĐ-TANDTC có hiệu lực ngày 09/01/2023.
     
    532 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/01/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận