Quyền xác định dân tộc trong BLDS 2005, 2015

Chủ đề   RSS   
  • #500543 26/08/2018

    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 83 lần


    Quyền xác định dân tộc trong BLDS 2005, 2015

    Điều 18 Bộ luật dân sự (BLDS) 2005 quy định quyền xác định dân tộc. Tuy nhiên, BLDS 2015 đã mở rộng quy định này thành quyền xác định, xác định lại dân tộc. Mặc dù Điều 28 BLDS 2005 có quy định về việc xác định lại dân tộc của cá nhân, nhưng với tiêu đề Quyền xác định dân tộc khiến cho phần nội hàm và ngoại diên của điều luật này không hoàn toàn phù hợp.

    Việc bổ sung quyền xác định lại dân tộc đã mở ra cơ hội cho các cá nhân muốn xác định lại dân tộc mình được thực hiện quyền tìm về nguồn cội của mình. Điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện của Việt Nam khi có đến 54 dân tộc khác nhau cùng sinh sống trên cùng lãnh thổ. Điều này đồng thời giúp cho các cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ cá nhân xác định lại dân tộc của mình.

    Có thể nói rằng quyền xác định, xác định lại dân tộc là một quyền cơ bản và quan trọng đối với mỗi cá nhân. Do đó, ở khoản 1 Điều 29 BLDS 2015 quyền này đã được khẳng định. So với BLDS 2005 thì sự khẳng định này của điều luật chính là cơ sở pháp lý đầu tiên và quan trọng để cá nhân trên cơ sở đó thực hiện quyền của mình. Ở đây, cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ, tức quy định việc xác định dân tộc dựa trên yếu tố huyết thống (theo cha đẻ hoặc mẹ đẻ). Tuy nhiên, BLDS mới đã có sự bổ sung theo hướng rõ hơn cách xác đinh dân tộc của con trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ mang hai dân tộc khác nhau. Trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.

                        

    BLDS 2005 không quy định trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ (đương nhiên không xác định được dân tộc cho trẻ trong trường hợp này). Điều này khiến cho việc xác định dân tộc của trẻ không được chính xác. Để khắc phục vấn đề này, BLDS 2015 đã có quy định Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dan tộc theo dân tộc của của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó. Đây là một quy định của BLDS, giúp tránh những lỗ hổng trên thực tế trong việc xác định dân tộc cho trẻ.

    Ngoài ra, BLDS 2005 cũng không dự liệu được trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi. Trong những trường hợp này, rõ ràng không thể xác định được dân tộc cho trẻ theo những cách thông thường. Các cơ quan nhà nước khi gặp phải yêu cầu này cũng khó thực hiện bởi không có cơ sở pháp lý. Để giải quyết những khó khăn này BLDS 2015 đã quy định Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em. Sự bổ sung quy định này của BLDS 2015 giúp cho việc xác định dân tộc của trẻ được thực hiện một cách triệt để.

     
    1902 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận