Quyền từ chối nhận di sản của người thừa kế theo pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #592122 03/10/2022

    ngoclua1001

    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/08/2022
    Tổng số bài viết (117)
    Số điểm: 1260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 16 lần


    Quyền từ chối nhận di sản của người thừa kế theo pháp luật

    Căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, vợ/chồng của người mất thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật. Tuy nhiên, vợ/chồng có quyền từ chối nhận di sản thừa kế. Quy định về việc từ chối nhận di sản được quy định như sau:
     
    Thứ nhất, về điều kiện từ chối nhận di sản
    Căn cứ Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 người thừa kế được quyền từ chối nhận di sản khi đáp ứng các điều kiện sau:
     
    - Việc từ chối nhận di sản không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Điều kiện không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác được hiểu rằng pháp luật cho phép người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản thừa kế trong cả hai trường hợp: theo di chúc hoặc theo pháp luật. Tuy nhiên, việc từ chối này phải không được vì lý do trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản. Ví dụ như nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ nộp thuế,… đối với người khác.
     
    - Phải được lập thành văn bản trước thời điểm phân chia di sản và gửi đến người quản lý di sản, người thừa kế còn lại và người được giao nhiệm vụ phân chia di sản. Theo đó, nếu việc từ chối thừa kế được thực hiện sau thời điểm phân chia tài sản thì sẽ được xem là không có giá trị, người thừa kế được xác định là đồng ý nhận di sản thừa kế.
     
    Thứ hai, điều kiện về công chứng, chức thực văn bản từ chối nhận di sản
    - Địa điểm: tùy theo nhu cầu của người từ chối di sản, có thể lựa chọn theo hai phương thức:
    + Công chứng: phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng;
    + Chứng thực: UBND cấp xã.
     
    Thứ ba, trình tự, thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế
    - Hồ sơ từ chối nhận di sản thừa kế, bao gồm:
    + Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế;
    + Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân;
    + Sổ hộ khẩu;
    + Giấy chứng tử của người để lại di sản;
    + Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản.
    - Cơ quan công chứng, chứng thực xử lý hồ sơ từ chối nhận di sản thừa kế. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì trả văn bản từ chối nhận di sản đã được xác nhận, nếu hồ sơ bị thiếu thì từ chối xử lý đồng thời yêu cầu người yêu cầu bổ sung hoặc có thể từ chối công chứng/chứng thực nếu hồ sơ không hợp lệ.
     
    Như vậy, trong đa phần các trường hợp, người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, nhưng không được vì lý do trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản như nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ nộp thuế, nghĩa vụ cấp dưỡng … đối với người khác mà tránh việc nhận di sản thừa kế.
     
    345 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận