Đối với trường hợp bạn và ba mình cùng đứng tên mảnh đất thì bạn và bố là đồng sở hữu đối với mảnh đất ở trên, mỗi người sở hữu một nửa.
Theo đó tại điều 216 và khoản 1 điều 218 BLDS 2015 “ Các chủ sở hữu chung cùng quản lý tài sản chung theo nguyên tắc nhất trí , trừ trường hợp có quy định hoặc thỏa thuận khác “ và “Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình “.
Như vậy tài sản là nhà và đất là tài sản chung thì quyền sở hữu, sử dụng, định đoạt theo phần có quyền định phần quyền sở hữu của mình. Căn cứ theo quy định tại Điều 609 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Điều 609. Quyền thừa kế
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.”
Như vậy, cá nhân có quyền lập di chúc định đoạt tài sản của mình cho người thừa kế, để lại tài sản của mình cho người thừa kế hưởng di sản theo di chúc.
Trong trường hợp của bạn: ba bạn có quyền lập di chúc để lại tài sản thuộc di sản cho người thừa kế mà ba bạn muốn chia là em bạn. Do đó về di sản thừa kế thì căn cứ theo quy định tại Điều 612 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Điều 612. Di sản
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”
Vậy di sản thừa kế của một người bao gồm phần tài sản riêng và phần tài sản chung với người khác. Theo thông tin bạn cung cấp: miếng đất trên là tài sản chung của ba bạn và bạn nên ba bạn có quyền phần thửa đất thuộc quyền sử dụng, sở hữu của ba bạn.
Như vậy, ba bạn có quyền được để lại di sản thừa kế đối với phần thửa đất thuộc sở hữu của ba bạn trong thửa đất chung mà không có quyền để thừa kế toàn bộ diện tích mảnh đất.
Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377
Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.