QUYỀN THỪA KẾ DI SẢN CỦA CON RIÊNG

Chủ đề   RSS   
  • #300767 05/12/2013

    HNPsbigboss

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2013
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 305
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    QUYỀN THỪA KẾ DI SẢN CỦA CON RIÊNG

    Nhờ luật sư giúp:

    Cuối tháng 7 vừa qua, bố tôi mất nhưng không để lại di chúc.Trong thời gian chung sống giữa bố tôi và mẹ tôi có chung một ngôi nhà 200m2 và nhiều tài sản có giá trị khác. Tuy nhiên, trước thời gian bố tôi chết, mẹ tôi có quan hệ với người đàn ông khác và có con riêng. Xin hỏi, trường hợp của tôi thì làm thế nào? Con riêng của mẹ tôi có quyền được hưởng phần di sản sau khi bố tôi qua đời không?

    Biển học là vô bờ!

     
    43145 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #300781   05/12/2013

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn .

    Luật dân sự quy định :

    Điều 679. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế

    Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật này.

    Như vậy, trường hợp bạn nêu như trên thì không được hưởng di sản của cha bạn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #300785   05/12/2013

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Về câu hỏi của bạn Luật sư Ngô Thế Thêm – VPLS Doanh Gia trả lời như sau:

    Bố bạn chết không để lại di chúc thì toàn bộ tài sản của bố bạn (gồm tài sản riêng, tài sản chung với mẹ bạn và chung với người khác nếu có…) sẽ được để lại thừa kế theo quy định của pháp luật. Những người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn gồm: Vợ, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết và mỗi người đều được hưởng một phần như nhau. Như vậy bạn có thể thấy rằng: Đã là con thì dù là con đẻ, con nuôi, là con trai, con gái đều được hưởng di sản, con riêng của vợ khộng thuộc diện được hưởng di sản thừa kế của bố dượng. Bạn có thể tham khảo những điều luật Dưới đây:

    Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật  (Bộ luật Dân sự)

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    Tuy nhiên, nếu là con riêng mà đáp ứng các điều kiện như là có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con thì được thừa kế di sản của nhau. Bạn tham khảo điều luật dưới đây:

    Điều 679. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế (Bộ luật Dân sự)

    Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật này.

    Câu chuyện của bạn cũng khó có thể trả lời là được hay không được hưởng di sản, miễn sao là người được hưởng di sản (con riêng) phải chứng minh  và đáp ứng được các điều kiện nêu trên, nếu muốn được hưởng di sản thừa kế.

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #300790   05/12/2013

    luatminhlong
    luatminhlong

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2013
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 151
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Chào bạn! Về câu hỏi của bạn chúng tôi xin có  trao đổi sau:

    Điểm a, khoản 1, khoản 2  Điều 676 Bộ Luật Dân sự quy định hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    Trường hợp bố bạn mất thì di sản thừa kế được xác định bằng 1/2 khối tài sản chung của vợ chồng.
    Do bố bạn không để lại di chúc nên những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn có mẹ bạn và bạn sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. 
     
    Người con riêng của mẹ bạn do không phải là người thừa kế theo pháp luật của bố bạn nên không được di sản thừa kế.
    Thân
    Cập nhật bởi luatminhlong ngày 05/12/2013 09:39:21 SA

    Công ty Luật Minh Long và Cộng sự.

    Điện thoại : (04) 62 54 56 58. Fax: 0462.75.54.95

    Hotline: 0914 66 86 85

    Đ/C: số nhà 115, ngõ 562 Đường Láng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

    Email: info@luatminhlong.com

    Website: www.luatminhlong.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatminhlong vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (05/12/2013)
  • #300794   05/12/2013

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào luatsungothethem !

    Sự việc đơn giản, nhưng không hiểu vì sao LS lại trích dẫn hàng loạt điều luật rồi kết luận "khó có thể trả lời là được hay không được hưởng di sản:-P.

     
    Báo quản trị |  
  • #300871   05/12/2013

    nguoiradi1
    nguoiradi1

    Sơ sinh

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2013
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    Theo khoản 1, Điều 27-Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định:1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.

     

    Vì trước khi qua đời, bố bạn không để lại di chúc. Do vậy, trường hợp nêu trên của bạn là chia di sản thừa kế theo pháp luật: “1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây: a) Không có di chúc.....(điểm a, khoản 1, Điều 675 Bộ luật Dân sự năm 2005).

     

    Về diện thừa kế theo pháp luật:1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết... 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”.

     

    Đối chiếu với quy định pháp luật hiện hành, thì phần tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của bố mẹ bạn được chia đôi (bao gồm: một ngôi nhà 200m2 và nhiều tài sản có giá trị khác). Và ½ tài sản còn lại của bố bạn được coi là di sản (Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác – Điều 634 Bộ luật Dân sự 2005) chia theo pháp luật là bạn được hưởng ½ và mẹ bạn được hưởng ½ trong khối di sản của bố bạn. Vì con riêng của mẹ bạn không thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên không được thừa kế phần di sản thuộc quyền sở hữu của bố bạn khi chết để lại.

    Tuy nhiên: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau” (Điều 679-Bộ luật Dân sự 2005).

    Vì vậy, nếu giữa bố bạn và người con riêng của mẹ bạn đã có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng như bố con thì người này cũng có thể được hưởng một phần di sản của bố bạn.

    Có thể câu trả lời chưa như mong muốn của bạn.

    Bạn có thể truy cập vàohttp://newvisionlaw.com.vn/vi/lien-he.html

    Hoặc điện thoại  hỗ trợ miễn phí: 04.6682.7986 / 6682.8986

     

    Dịch vụ đăng ký thương hiệu - dang ky thuong hieu - đăng ký nhãn hiệu - dang ky nhan hieu - đăng ký bảo hộ thương hiệu - dang ky bao ho thuong hieu nhanh chóng

     
    Báo quản trị |  
  • #300885   05/12/2013

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Không biết có phải nick của bạn có chữ big boss nên được các LS thay nhau vào trả lời hay không . Câu trả lời đầu tiên của hungmaiusa đã hoàn toàn đúng và đủ rồi

     
    Báo quản trị |  
  • #300891   05/12/2013

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào các bạn!

    Đúng là Điều 679 BLDS có quy định về việc thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu giữa họ có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con.

    Tuy nhiên, nếu vận dụng Điều 679 BLDS vào tình huống mà bạn  nêu ra để cho rằng người con riêng đó có thể được hưởng di sản là không đúng. Bởi lẽ theo bạn  trình bày thì mẹ của bạn ấy có con riêng với người đàn ông khác trong thời gian bố bạn ấy còn sống. Như vậy thì quan hệ giữa người con riêng đó và bố bạn ấy không phải là quan hệ CON RIÊNG - BỐ DƯỢNG. Vì vậy mà người con riêng đó không được quyền thừa kế tài sản của bố bạn .

    Tuy nhiên, việc xác định người con đó là con riêng hay con chung phải do Tòa án quyết định. Bởi về nguyên tắc thì con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân còn tồn tại đều là con chung, nếu có tranh chấp thì do Tòa án xác định.

     

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    ntdieu (05/12/2013) leanhthu (06/12/2013)
  • #300918   05/12/2013

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn BachThanhDC.

    Trên cơ sở câu hỏi là đã xác định : đứa bé không phải là con của người để lại di sản (việc xác định này là thủ tục riêng).

    Tuy nhiên, bạn nói : "quan hệ giữa người con riêng đó và bố bạn ấy không phải là quan hệ CON RIÊNG - BỐ DƯỢNG." thì tôi thấy lạ quá ! Vậy quan hệ đó là gì vậy bạn? Tôi thì nghĩ đó vẫn là  CON RIÊNG - BỐ DƯỢNG. Vì anh em họ vẫn là anh em cùng mẹ, khác cha.

     
    Báo quản trị |  
  • #300920   05/12/2013

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào bạn hungmaiusa!

    Có thể bạn nghĩ rằng đó vẫn là quan hệ CON RIÊNG - BỐ DƯỢNG, nhưng thực chất thì không.

    Về con riêng thì nó quá rõ ràng rồi, nên chúng ta không cần phải đề cập đến nữa.

    Còn bố dượng là gì? Theo cách hiểu truyền thống của người Việt thì khi một người phụ nữ đã có gia đình và có con, nhưng vì một lý do nào đó mà hai người không thể chung sống với nhau được nữa nên đã ly hôn hoặc người chồng chết đi, sau đo người vợ đi tiếp bước nữa (lấy chồng khác) thì lúc đó người chồng mới này được gọi là bố dượng của con người vợ với người chồng trước. Tương tự thì mẹ kế cũng như vậy.

    Chỉ chừng đo thôi thì đã đủ để khẳng định bố của bạn  không phải là bố dượng của người con riêng của vợ mình với người đàn ông khác khi quan hệ hôn nhân giữa hai người vẫn còn tồn tại, mà giữa họ chẳng hề có bất cứ một quan hệ gì cả. 

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    leanhthu (06/12/2013)
  • #300922   05/12/2013

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn BachThanhDC.

    Cám ơn bạn.

    Tôi nghĩ như vậy là con ngoài giá thú chứ không phải con riêng .:~

     
    Báo quản trị |  
  • #300926   05/12/2013

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào bạn hungmaiusa!

    Tôi cũng phải cảm ơn bạn là khi phản hồi ý kiến của bạn, có mỗi cái cụm từ "con ngoài giá thú" mà tôi nghĩ mãi không ra.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #301019   06/12/2013

    HNPsbigboss
    HNPsbigboss

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2013
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 305
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Cám ơn các luật sư đã giúp em.

    Cám ơn luật sư nguoiradi1 giúp e hiểu rõ hơn. Em ở Hà Nội. Luật sư cho biết làm sao để em liên hệ với luật sư để được tư vấn rõ hơn ạ!

    Biển học là vô bờ!

     
    Báo quản trị |  
  • #304048   25/12/2013

    lekhaixuanquynh
    lekhaixuanquynh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/12/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    cho mình hỏi một vấn đề : ngưởi chồng ngoại tình với người đàn bà khác và người đó co thai. người vơ ở nàh bị vô sinh. môt ngày nọ cô nhân tình đến nàh người vợ gây gỗ cùng gia đình chồng buộc cô vợ phải ly di vậy trường hợp này cô vợ ly di pháp luật sẽ bảo vệ ra sao và quyền lợi của người vợ khi ly di sẽ được những gì và người phụ nữ và đứa con cô ta sẽ ra sao theo pháp luật quy định

     
    Báo quản trị |  
  • #546296   18/05/2020

    nhưng làm thế nào để chứng minh được việc chăm sóc nuôi dưỡng đó ạ

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn VPCCNguyenThiHuongThuy vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/05/2020)
  • #549847   24/06/2020

    ledinhthien
    ledinhthien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2020
    Tổng số bài viết (191)
    Số điểm: 1000
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 6 lần


    Theo như bạn trình bày thì trước thời gian bố bạn mất thì mẹ bạn đã có con riêng nhưng mình không rõ lúc này bố mẹ bạn có trong thời kỳ hôn nhân hay không ( Bố mẹ bạn cho đến lúc bố bạn mất có ly hôn hay không). Vì nếu con riêng của mẹ bạn sinh ra trong thời kỳ hôn nhân của bố mẹ bạn thì vẫn được xem là con của bố bạn theo quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

    Và trong trường hợp con riêng của mẹ bạn vẫn được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật ở hàng thừa kế thứ nhất giống bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #560595   18/10/2020

    Huyentrang.n
    Huyentrang.n

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/10/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chia tài sản cho con riêng của chồng với vợ trước

    Thưa luật sư, tôi và chồng tôi hiện đã có 1 đứa con chung. Trước khi kết hôn, chồng tôi đã có một đời vợ và có 3 đứa con gái riêng với người vợ trước và cả 3 đã lấy chồng sinh con. Chồng tôi đã ly hôn với vợ trước do mâu thuẫn cá nhân. Sau đó chúng tôi mới quen biết và kết hôn với nhau. Hiện tài sản bây giờ là tài sản chung của vợ chồng tôi và tài sản riêng của chồng đã cho các con với vợ trước rồi. Tôi không muốn xảy ra tranh chấp tài sản với con chung của chúng tôi và không muốn cho 3 người con trước của chồng quyền thừa kế thì tôi cần chuẩn bị giấy tờ gì ạ? 

    Cảm ơn mọi người đã xem.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Huyentrang.n vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/10/2020)
  • #561842   31/10/2020

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
     
    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
     
    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
     
    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
     
    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
     
    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
     
    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
     
    Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp Không có di chúc. Nếu bố bạn không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia theo pháp luật. Ở đây cần lưu ý là con riêng của bố bạn thì được chia di sản và họ thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Nếu là con riêng của mẹ bạn thì không được hưởng di sản trên.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |