Quyền tác giả là gì? Vì sao phải đăng ký bản quyền tác giả

Chủ đề   RSS   
  • #277203 23/07/2013

    mongvi188

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2013
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 1519
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 14 lần


    Quyền tác giả là gì? Vì sao phải đăng ký bản quyền tác giả

    Quyền tác giả là gì? Vì sao phải đăng ký bản quyền tác giả

    Quyền tác giả có nghĩa là được pháp luật, xã hội, quần chúng….công nhận cho cá nhân, tập thể, tổ chức đối với một tác phẩm văn học, khoa học, phần mềm, … do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Các tác phẩm đó phải là sản phẩm trí óc của tác giả mà không đơn thuẩn là sự sao chép từ nguồn đã biết. Vậy vì sao phải đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả?.

    Đăng ký bản quyền tác giả hay còn gọi là bảo hộ bản quyền tác giả. Nghĩa là sẽ đảm bảo cho người sáng tạo ra tác phẩm chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm: như ăn trộm, sao chép, lạm dụng tác phẩm đó. Để tạo ra một tác phẩm có giá trị và sáng tạo, đòi hỏi sự lao động trí óc, trí tuệ, thời gian và tài chính. Việc đăng ký bản quyền tác giả là sự chứng nhận cho sự sáng tạo của con người, bằng việc trao cho tác giả các phần thưởng xứng đáng, động viên tinh thần làm việc cho người sáng tạo.

    Ở nước ta hiện nay vấn đề bảo hộ quyền tác giả nói chung, quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí nói chung còn rất yếu kém.

    Người ta kêu trời vì các sáng tạo, lao động, cống hiến của các nhạc sỹ, nhà văn, nhà báo  bị thoải mái xà xẻo một cách vô lối.

    Điều kiện bảo hộ Quyền tác giả:

    Tác phẩm trên được đăng ký theo Quyền tác giả dưới hình thức tác phẩm viết. Để được đăng ký tác phẩm phải trên phải đáp ứng các các điều kiện sau:

    + Ý tưởng về một tác phẩm phải được cụ thể hoá trên một loại vật chất nhất định

    + Tác phẩm phải có tính nguyên gốc (tác phẩm phải do chính tác giả, trực tiếp tác giả sáng tạo, không sao chép, bắt chước tác phẩm khác)

    Đối tượng bảo hộ Quyền tác giả:

    Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

    a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

    b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

    c) Tác phẩm báo chí;

    d) Tác phẩm âm nhạc;

    đ) Tác phẩm sân khấu;

    e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

    g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

    h) Tác phẩm nhiếp ảnh;

    i) Tác phẩm kiến trúc;

    k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;

    l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

    m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

    Thời gian thực hiện:

    - 15 ngày làm việc hành chính.

    Những giấy tờ tài liệu và thông tin cần cung cấp:

     Thông tin:

    + Thông tin về tác giả: Họ tên đầy đủ, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, số CMND, nơi cấp, ngày cấp, địa chỉ hiện tại.

    + Thông tin chính xác về tác phẩm

    Tên gọi, đã công bố hay chưa, ngày công bố, tác phẩm do các tác giả sáng tác hay theo Hợp đồng giao việc giữa chủ sở hữu quyền tác giả với tác giả.

    Đăng ký Quyền tác giả đối với phần mềm máy tính

    - Tài liệu cần thiết cho việc đăng ký:

    + Hai (02) bản mô tả sản phẩm cho 01 tác phẩm (Viết theo hướng dẫn của Luật Gia Phạm).

    + Hai (02) đĩa CD phần mềm tác phẩm

    + Giấy cam đoan quyền chủ sở hữu tác phẩm của Người nộp đơn

    + Bản sao giấy đăng ký kinh doanh (Nếu là công ty)

    + Chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu (Nếu là công ty)

    Đăng ký bản quyền tác phẩm viết:

    - Tài liệu cần thiết cho việc đăng ký:

    + Bản sao chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu

    + Giấy phép đăng ký kinh doanh (Nếu là công ty)

    + Giấy uỷ quyền (theo mẫu của Luật Gia Phạm)

    + Giấy cam đoan quyền chủ sở hữu tác phẩm của Người nộp đơn

    Đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

    - Tài liệu cần thiết cho việc đăng ký:

    + Bản sao chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu

    + Giấy đăng ký kinh doanh (Nếu là công ty)

    + Giấy cam đoan quyền chủ sở hữu tác phẩm của Người nộp đơn

    Trân trọng!

    Luật sư: Vntuvanluat

     
    64983 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn mongvi188 vì bài viết hữu ích
    thoangnet (13/03/2019) luatsutraloi3 (21/08/2015) cuongnguyendhlhn (14/11/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #299436   26/11/2013

    cuongnguyendhlhn
    cuongnguyendhlhn

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/10/2012
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 34
    Được cảm ơn 1 lần


    Bảo hộ quyền tác giả là bảo hộ các quyền của tác giả đối với các loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được quy định tại Điều 738 của Bộ luật Dân sự và Điều 18, 19 và Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ. ( Khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/2006/NĐ-CP )

     

        Điều kiện bảo hộ quyền tác giả

     

        Tác phẩm được đăng kí theo quyền tác giả dưới hình thức tác phẩm viết, để được đăng kí phải có các điều kiện sau :

     

    + Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả .

     

    + Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào, tác phẩm phải có tính nguyên gốc, không sao chép hay bắt chước tác phẩm khác.

     

    Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả

     

    Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả:

     

    + Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

     

    + Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

     

    + Tác phẩm báo chí;

     

    + Tác phẩm âm nhạc;

     

    + Tác phẩm sân khấu;

     

    + Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

     

    + Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

     

    + Tác phẩm nhiếp ảnh;

     

    + Tác phẩm kiến trúc;

     

    + Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;

     

    + Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

     

    + Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

     

        Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

     

        Quyền tác giả gồm quyền nhân thân và quyền tài sản, do đó thời hạn bảo hộ được quy định như sau :

     

        Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 được bảo hộ vô thời hạn.

     

          Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009  có thời hạn bảo hộ như sau:

     

    a.     Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được định hình, nếu tác phẩm chưa được công bố thì thời hạn được tính từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả được xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;

     

    b.     Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

     

    c.      Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

     

    Nếu bạn có các loại hình tác phẩm thuộc đối tượng bảo vệ quyền sở hữu, thể hiện sự cố gắng, nổ lực sáng tạo, thành quả của việc đầu tư, tư duy của bạn vậy thì bạn hãy nhanh chóng đăng ký bản quyền, đăng kí quyền bảo hộ với tác phẩm đó của bạn. Như vậy sẽ đảm bảo cho bạn, tác phẩm của bạn có cơ sở chống lại các hành vi sử dụng trái phép.

     

    Vậy, bạn hãy đến với chúng tôi, đến với NEWVISION LAW, chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn vàđăng kí bản quyền logo, thương hiệu, nhãn hiệu ... cũng như đăng kí quyền bảo hộ quyền tác giả.

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn cuongnguyendhlhn vì bài viết hữu ích
    luatsutraloi3 (21/08/2015)
  • #396919   19/08/2015

    TrustingAI
    TrustingAI

    Mầm

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2014
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 675
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 7 lần


    Nhãn hiệu có thể bảo hộ bằng quyền tác giả không nhỉ

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TrustingAI vì bài viết hữu ích
    luatsutraloi3 (21/08/2015)
  • #396981   19/08/2015

    kikot1980
    kikot1980

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2015
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    trả lời chi dài vậy ,ngắn ngọn thế này ,khi bạn tạo ra 1 sản phẩm nó sẽ sanh ra tiền bạc lợi lộc cho bạn ,nên bạn phải bảo vệ nó ,bằng cách này hay cách khác ,luật sinh ra để bảo vệ quyền của ta sao không sử dụng nó thay vì nấm đấm ,ai xâm phạm thì luật - sẽ bảo vệ như lá chắn 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kikot1980 vì bài viết hữu ích
    luatsutraloi3 (21/08/2015)
  • #397413   24/08/2015

    mcjambi
    mcjambi
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2012
    Tổng số bài viết (237)
    Số điểm: 1705
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 46 lần


    Quyền tác giả là lá chắn an toàn cho sản phẩm trí tuệ, đảm bảo cá nhân vẫn có cơ sở tiếp tục sáng tạo và kiếm sống nhờ sáng tạo !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mcjambi vì bài viết hữu ích
    luatsutraloi3 (04/11/2015)
  • #405103   03/11/2015

    giaphattran
    giaphattran
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/10/2015
    Tổng số bài viết (167)
    Số điểm: 901
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 15 lần


    Hiểu đơn giản thì quyền bảo hộ tác giả được định nghĩa như sau:

    Quyền tác giả là quyền được pháp luật công nhận cho các cá nhân, tổ chức đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, phải là sản phẩm của “lao động trí tuệ” của tác giả mà không đơn thuần chỉ là sự sao chép từ các nguồn đã biết. Quyền tác giả được hiểu như là một nhóm các quyền, gồm các quyền nhân thân và các quyền tài sản. Các quyền tài sản được gọi là “độc quyền” khai thác hoặc cho người khác khai thác tác phẩm của chủ sở hữu quyền tác giả. Các quyền nhân thân (ngoại trừ quyền công bố tác phẩm) được bảo hộ vô thời hạn.

    Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả bao gồm: 

    Tác phẩm (02 bản);

    Chứng minh thư của tác giả (Bản photo không cần công chứng);

    Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh- Đối với chủ sở hữu là pháp nhân (Bản photo không cần công chứng);

    Giấy cam đoan của tác giả;

    Quyết định giao nhiệm vụ/ Hợp đồng chuyển nhượng;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn giaphattran vì bài viết hữu ích
    luatsutraloi3 (04/11/2015)
  • #435501   08/09/2016

    giaphattran
    giaphattran
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/10/2015
    Tổng số bài viết (167)
    Số điểm: 901
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 15 lần


    Đối với vấn đề bạn đưa ra trên đây, Luật Gia Phát xin được tóm tắt câu trả lời theo hai ý chính như sau:

    Thứ nhất, quyền tác giả được hiểu là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu, thường gọi là bản quyền tác giả. Đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình mã hoá (Điều 4.3 Luật SHTT).

    Quyền tác giả thường được xác lập đối với những người sáng tạo ra tác phẩm gốc về văn học, kịch, âm nhạc, nghệ thuật. Quyền này cho phép người sáng tạo kiểm soát được việc khai thác, sao chép, công bố tác phẩm của mình.

    Thứ hai, lý do phải bảo hộ quyền tác giả là vì: Một tác phẩm được tạo ra có tính sáng tạo, độc đáo, có giá trị và được nhiều người tiếp nhận đồng nghĩa với việc sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho tác giả và chủ sở hữu. Vì vậy, việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả sẽ đồng nghĩa với việc tuyên bố quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm, tránh những trường hợp bị sao chép hay bị lợi dụng vì mục đích thu lợi nhuận bất hợp pháp khác. Nếu người khác muốn sử dụng hoặc sao chép thì phải có sự đồng ý của chủ sở hữu.

    Việc đăng ký bản quyền tác giả chính là sự chứng nhận cho sự sáng tạo của con người. Điều này thể hiện qua giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả  là cơ sở pháp lý vững chắc chứng minh quyền đối với tác phẩm khi có tranh chấp xảy ra và yêu cầu đối tượng xâm phạm bồi thường. Thủ tục đăng kí bản quyền tác giả được tiến hành theo thủ tục chung theo quy định của luật Sở hữu trí tuệ.

                                                                                                    Trân trọng!

                                                                                                   Luật Gia phát

     
    Báo quản trị |  
  • #514756   28/02/2019

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Cho mình hỏi lời bài hát có đưọc bảo hộ theo luật sở hữu trí tuệ không? Hành vi up lời và nhạc bài hát lên blog hay các trang mạng xã hội có vi phạm quyền tác giả không? Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn sử dụng nhạc để cover lại, hoặc thay lời bài hát thì có cần xin phép, hay vi phạm gì không?

     
    Báo quản trị |  
  • #515243   13/03/2019

    thoangnet
    thoangnet
    Top 500
    Male
    Mầm

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:11/03/2019
    Tổng số bài viết (135)
    Số điểm: 810
    Cảm ơn: 234
    Được cảm ơn 80 lần


     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thoangnet vì bài viết hữu ích
    vanthoang303@gmail.com (28/03/2019)
  • #519254   29/05/2019

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.

     
    Báo quản trị |